Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nghi Thức - Văn Lễ / BÀY MÂM CỖ VÀ CÚNG TẾT TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

BÀY MÂM CỖ VÀ CÚNG TẾT TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

(0)
Tết Trung thu không chỉ là ngày Tết đặc biệt dành riêng cho thiếu nhi mà còn là dịp để cả gia đình đoàn viên. Trong dịp này, ông bà cha mẹ thể hiện tình yêu thương con cháu. Con cháu có dịp tỏ lòng biết ơn và tôn trọng các bậc bề trên, gia tiên..
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Tết Trung thu dù đã xuất hiện từ lâu nhưng cách bày mâm cỗ Trung thu truyền thống và cách cúng bái đúng cách không phải ai cũng nắm rõ.

>>> Xem thêm bài viết: Cúng Rằm Trung Thu Như Thế Nào Cho Đúng?

Mâm cỗ Trung thu truyền thống

Tết Trung thu trúng vào dịp hoa quả chín rộ, người người đã gặt hái xong và đang tận hưởng không khí tuyệt vời của mùa thu.

Mâm cỗ phải có nải chuối chín vàng, trái hồng đỏ mọng mang ý nghĩa ước vọng no đủ. Trái na nhiều mắt mang ước vọng sinh sôi. Trái bưởi cầu điều phước lành. Trái lựu ngọt ngào may mắn. Mâm cỗ còn có nhành hoa tươi đặc trưng của mùa thu.

Mâm cỗ Trung thu dĩ nhiên không thể thiếu hai loại bánh đặc trưng là bánh dẻo và bánh nướng. Kèm theo đó là trà ướp sen, trà ướp hương lài mang sự thanh nhã cho đêm trăng.

Mâm cỗ cũng không thể thiếu hình ảnh 2 ông tiến sĩ giấy với ý nghĩa mong cho con cháu trong nhà học hành tấn tới, đỗ đạt. Đồng thời, cầu chư vị thần linh bảo vệ những đứa trẻ, mang may mắn tới cho gia đình.

Các phong tục truyền thống giúp gắn kết gia đình, và là cách gián tiếp dạy con về lòng yêu thương, kính trọng tổ tiên, ông bà cha mẹ. Bạn đừng bỏ qua cơ hội cùng con trẻ trưng bày mâm cỗ Trung thu, cùng gia đình đoàn viên vui vè trong đêm trăng Rằm nhé!

 

Cỗ trung thu truyền thống
Cỗ trung thu truyền thống

 

 Cúng Tết trung thu

Khi cúng, gia chủ quỳ thành tâm, cầu khấn những điều tốt đẹp, may mắn nhất tới gia chủ của mình. Trong quá trình làm lễ thì gia chủ cần phải chuẩn bị một đĩa gạo và muối trắng để khi cúng xong sẽ rắc ra hướng cổng và xung quanh mâm lễ cúng Tết trung thu để những vong hồn không được thờ cúng có thể hưởng lộc mà không quấy phá gia chủ.

 

Bài văn khấn cúng Tết Trung thu:


Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ/chúng con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ/chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

>>> Xem thêm:  Trung Thu - Tết Đoàn Viên Và Những Ý Nghĩa Tốt Đẹp Của Nó

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ