Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Tết trung thu cũng như ý nghĩa, nguồn gốc xuất xứ ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau với Phong Thủy Tam Nguyên để có câu trả lời chi tiết nhé.
Theo những lưu truyền từ xa xưa, vào thời nhà Đường, năm vua Duệ Tôn; vào rằm tháng 8 năm ấy ngày trăng thanh gió mát có vị Tiên gia hạ phàm trong diện mạo của một ông lão đầu tóc bạc phơ dùng phép tạo một chiếc cầu vồng và nhà vua đã có một cuộc dạo chơi đến cung trăng từ cây cầu đó. Khi trở về trần gian vì luyến tiếc cảnh cung trăng thơ mộng nên đã gọi ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm là Tết Trung Thu.
Ngoài lưu truyền đó, có người còn cho rằng Tết trung thu ban đầu được cho là Tết của người lớn nhưng sau dần trở thành Tết của lứa tuổi thiếu nhi nên tới bây giờ cứ đến ngày này, trẻ con luôn háo hức được nhận đèn sao, mặt nạ và bánh từ người lớn.
Ngày lễ Tết Trung Thu năm 2019 cũng như mọi năm đến vào dịp trăng lên cao, tròn và sáng nhất; có ngày chính xác là 15 tháng 8 Âm lịch, hay còn được gọi là Rằm tháng 8.
Với năm 2019, Tết Trung Thu sẽ diễn ra vào thứ 6 ngày 13 tháng 9 Dương lịch, thuộc ngày Quý Sửu- tháng Quý Dậu- năm Kỷ Hợi.
Các tuổi xung khắc:
Xung khắc trong ngày gồm: Ất Mùi- Tân Mùi- Đinh Hợi- Đinh Tỵ
Xung khắc trong tháng gồm: Đinh Mão- Tân Mão- Đinh Dậu
Hương xuất hành nên ghi nhớ:
Hỷ thần hướng: Đông Nam
Tài thần hướng: Tây Bắc
Hắc thần hướng: Đông Bắc
Giờ hoàng đạo tốt:
Dần( 3-5h); Mão( 5-7h); Tỵ( 9h-11h); Thân( 15h-17h); Tuất( 19h- 21h); Hợi( 21h-23h).
Các loại sao tốt trong tháng:
Sao Nguyệt ân: Mọi việc đều thuận lợi
Sao Mãn đức tinh: Mọi việc thuận lợi
Sao Tam hợp: Mọi việc đều hợp
Sao Mẫu thương: Cầu tài được, có nhiều điều tốt về trồng trọt và nuôi gia súc chăn nuôi.
Sao Thiên ân: Mọi việc đều thuận
Xem thêm : Cách cúng rằm Trung thu đúng phong thủy ?
Tết Trung Thu là cách gọi khá quen thuộc với hầu hết mọi người nhưng ít ai có thể liệt kê ra được ngoài cách gọi này, Trung Thu còn có những cái tên khác cho ngày Rằm tháng 8. Dưới đây Phong thủy Tam Nguyên xin kể đến và giới thiệu cho mọi người những cách gọi dưới đây:
Tết Thiếu Nhi: như đã nói ở trên, từ đầu có người cho rằng Trung thu được dành cho người lớn nhưng sau này cho đến thời điểm hiện tại. Các em nhỏ sẽ được tặng bánh nướng, bánh dẻo có đèn ông sao và những mặt nạ nhiều màu sắc. Vào ngày này, các em sẽ rước đèn đi theo các đoàn múa lân.
Tết Đoàn Viên: bắt nguồn bởi vì do đây là ngày ai cũng muốn trở về nhà quây quần với mọi người trong gia đình, nơi có những đứa trẻ bên những chiếc bánh và tiếng nô đùa trong sân nhà. Chính vì hình ảnh lưu giữ tuổi thơ này nên rằm tháng 8 còn được gọi là Tết đoàn viên.
Tết Trông Trăng: Vào ngày này, trăng lên cao, tròn và sáng. Mỗi gia đình thường có mâm Cỗ với bánh trung thu. Thời điểm này mọi gia đình quây quần đông đủ, phá cỗ Trung thu. Chính vì vậy ngoài Trung Thu ngày này còn gọi là Tết Trông Trăng.
Nên làm những điều dưới đây trong Tết Trung Thu:
Không nên làm những điều sau trong Tết Trung Thu:
Tết Trung Thu 2019 năm nay có những gì cần về ngày, về những điều nên và không nên làm; Phong thủy Tam Nguyên hy vọng bài viết này đã giúp ích được cho các quý độc giả để mọi người có cái nhìn trực quan nhất về dịp lễ Tết lớn trong năm sắp cận kề.
Để có thêm những tư vấn và giải đáp về các chuyên mục khác, anh chị vui lòng để lại Họ tên và Số điện thoại để được hỗ trợ nhanh nhất!