Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Tâm Linh Việt / Bị Bóng Đè Là Hiện Tượng Gì? Cách Xử Lý Khi Bị Bóng Đè

Bị Bóng Đè Là Hiện Tượng Gì? Cách Xử Lý Khi Bị Bóng Đè

(0)
Bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không bị tổn thương thực thể) xuất hiện khi chúng ta ngủ. Bị bóng đè là hiện tượng xảy ra hầu hết ở tất cả mọi người, có người gặp phải hiện tượng nhiều lần trong thời gian dài, người lại chỉ gặp 1-2 lần trong đời.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Theo quan niệm dân gian, bị bóng đè là do ma quỷ, do yếu bóng vía nhưng xét về khoa học, người dễ bị bóng đè là người bị suy nhược cơ thể, người hay suy tới một vấn đề tiêu cực, bị bế tắc. Người khỏe mạnh cũng có thể bị bóng đè do cuộc sống đang gặp biến cố khiến tinh thần sụt giảm.

Người bị bóng đè sau đó luôn có cảm giác bất an, lo lắng. Vậy hãy cùng Phong thủy Tam Nguyên tìm hiểu và biết cách hóa giải hiện tượng bóng đè trong khi ngủ nhé.

>>> Đọc thêm: Khám phá các hiện tượng bóng đè trong tháng cô hồn

Bị bóng đè là hiện tượng gì?

Bị bóng đè xảy ra khi ta đang ngủ. Một phần não vẫn hoạt động bình thường nhưng hệ thần kinh vận động không hoạt động khiến cơ thể không cử động được.

Thực tế, nhiều người ghi nhận lại hiện tượng bóng đè và họ khẳng định bóng đè chỉ là một giấc mơ. Theo đó giấc mơ bóng đè tái hiện với những gì con người ghi nhận được trước khi chìm vào giấc ngủ như là nơi nằm ngủ, những vật xung quanh, những người bên cạnh, thời gian ngủ (đêm/ngày – ánh sáng môi trường).

Trong giấc mơ con người tin rằng mình đã thức, mắt đã mở và có thể nhìn thấy xung quanh (ít ghi nhận trường hợp nghe thấy), tin rằng mình đã thức nên cơ thể phải bắt đầu chuyển mình để ngồi dậy nhưng thất bại, bộ não không hề gửi tín hiệu điều khiển vận động và lúc này cơn ác mộng bắt đầu.

Bị bóng đè là hiện tượng gì? Cách xử lý khi bị bóng đè
Bị bóng đè là hiện tượng gì? 

Tương tác tiếp theo là cố vận động tay chân trong giấc mơ, tất nhiên hành động này vẫn thất bại, những người có mặt hoặc ở gần trước khi ngủ sẽ được đưa vào giấc mơ để cầu cứu, cảnh tiếp theo sẽ là thấy người bên cạnh và cố gắng gọi nhưng không thể phát ra tiếng, tiếp tục cố gắng ra dấu cho người đó bằng cách cố gây ra tiếng động như là đập mạnh tay chân xuống giường (điều này được giấc mơ hợp thức hóa vì cho rằng cơ thể không cử động được là do bị vật nặng đè phía trên nhưng vẫn có thể nâng tay chân lên một đoạn nhỏ).

Khi tất cả hành động đều không được đáp ứng thì trạng thái nguy hiểm được khởi động, như bao cơn ác mộng khác, tim sẽ đập nhanh hơn, mồ hôi toát ra. Tất nhiên, ác mộng sẽ được kết thúc, thường là thức giấc, vì không phân được ranh giới giữa mơ và thật nên nhiều người đã đồng hóa giấc mơ với hiện thực mới dẫn đến hiểu nhầm lúc đó mình đã thức rồi.

Nguyên nhân bị bóng đè

Mỗi người có một trạng thái, có hoạt động khác nhau. Vậy nên nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bị bóng đè sẽ khác nhau: 

  • Do bị áp lực học tập, áp lực công việc
  • Bị sốc về mặt tinh thần
  • Sức khỏe yếu nên dễ bị ám ảnh bởi những câu chuyện, hiện tượng bản thân chứng kiến
  • Do nơi ngủ ẩm thấp, trật hẹp
  • Do xem phim ảnh, nghe chuyện kinh dị
  • Nghĩ quá nhiều về một vấn đề mà bản thân không thể giải quyết được

Đặc biệt theo phong thủy, bị bóng đè do phong thủy phòng ngủ chưa được thuận.

  • Phía trên có xà ngang khiến người trong phòng luôn cảm giác bè đè nén
  • Đầu giường có đèn quá lớn khiến người cảm thấy ngột thở
  • Trên tường treo ảnh động quá to, tạo ra cảm giác sự việc quá gần mình, bao chùm tất cả, tâm lý bất ổn
  • Gương chiếu thẳng vào giường ngủ tạo cảm giác không thoải mái, gương tròn giống như con mắt, khiến ta luôn cảm thấy như có người theo dõi mình.
  • Bày dao, kiếm, vật sắc nhọn trong phòng dễ tạo ra sát khí.

>>> Tìm hiểu thêm: Tháng 7 cô hồn, nói không với điều cấm kỵ, làm việc lành hưởng phước

Cách thoát ra khỏi hiện tượng bị bóng đè

Do bạn có một phần ý thức mình đang bị bóng đè, vậy nên hãy bình tĩnh để nhanh chóng trở về trạng thái bình thường:

• Tập trung vào hơi thở: Khi bị bóng đè mà bạn càng hoảng loạn thì sẽ càng làm tăng áp lực lên ngực, khiến việc giữ hơi thở đều trở nên khó khăn hơn. Thế nên, bạn cần tập trung vào hơi thở để giữ bình tĩnh cho đến khi tình trạng này kết thúc. 

• Chuyển động nhẹ: Các cử động nhỏ như nắm hờ bàn tay hay co ngón chân sẽ không quá khó khăn. Bạn cũng hãy cố gắng cử động cơ mặt bằng cách nhăn mặt, mím môi để nhanh thoát khỏi cảm giác bị bóng đè. 

• Cố nói chuyện: Có thể lúc bị bóng đè, cổ họng bạn đã tê cứng nhưng hãy cố gắng tập trung hết sức để nói ra một điều gì đó. Nếu không, hãy cố ho khan như một cách để tự đánh thức cơ thể. 

• Giữ nguyên tư thế: Khi bạn có cảm giác bị ai đó đè xuống, việc cố chống cự lại sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên thả lỏng và tự trấn tĩnh bản thân bằng cách tự nhủ rằng: “Mọi chuyện sẽ nhanh qua thôi”.

Trên đây là bài viết về hiện tượng bị bóng đè và cách khắc phục, tránh bị bóng đè. Giúp bạn có những giấc ngủ sâu, minh mẫn và thư giãn. Có bất cứ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ để chúng tôi có thể chia sẻ thêm với bạn những thông tin hữu ích.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ