Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Đạo Mẫu Việt / Nguồn Gốc Quê Hương Của Thánh Sư Địa lý Tả Ao

Nguồn Gốc Quê Hương Của Thánh Sư Địa lý Tả Ao

(0)
Tả Ao được tôn là Thánh sư Địa lý, là người Việt Nam đầu tiên học được khoa Địa lý Chính Tông ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn gốc thật sự về quê hương của nhân vật lịch sử này lại là điều rất nhiều độc giả quan tâm và thắc mắc. Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1, Nguồn gốc quê hương và những nơi thờ phụng Thánh sư Địa lý Tả Ao

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Tả Ao tiên sinh là nhân vật làm nghề Địa lý Phong thủy nổi tiếng ở nước ta. Quê Tả Ao ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Có sách nói quê gốc ông ở vùng Sơn Nam (Hưng Yên ngày nay), gia đình phiêu dạt vào định cư ở làng Tả Ao…

 

 

Ghi nhớ công lao ông - thầy Địa lý giỏi nhất nước Nam, nhiều địa phương lập đền thờ Tả Ao. Ngày nay tại huyện Nghi Xuân vẫn còn đền thờ Tả Ao và giếng Tả Ao. Đền xây dựng trên một gò đất cao bên hữu ngạn dòng Lam Giang. Ngoài quê hương, ông còn được thờ phụng ở nhiều nơi. Đơn cử như đền Nam Trì (xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

 

2, Sự thật về cái tên Tả Ao và năm sinh của Thánh sư Địa lý Tả Ao

Tả Ao không phải là tên thật của Thánh sư Địa lý Tả Ao. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Tả Ao tên là Hoàng Chiêm, hay Hoàng Chỉ. Từ nguồn dân gian của quê hương ông lưu truyền tên gọi thật của Tả Ao là Vũ Đức Huyền. Cũng lại có nguồn tư liệu khác cho biết tên ông là Nguyễn Đức Huyền hoặc Vũ Đức Huyền. 

Năm sinh của Tả Ao cũng có nhiều tư liệu khác nhau. Sách Địa lý phong thủy Tả Ao viết ông sinh năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê Sơ. Lại cũng có tài liệu cho rằng Tả Ao sinh sống trong khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1704). Thậm chí có sách viết Tả Ao sống ở thế kỷ IX, vì có huyền thoại Tả Ao và Cao Biền (đời nhà Đường) thi thố tài năng. Cũng có tài liệu đưa ông về thế kỷ XVII. Có rất nhiều dị bản về năm sinh, nhưng qua chuyện kể liên quan đến Mạc Kinh Độ thì giả thuyết ông sinh vào thời Lê sơ dễ được chấp nhận hơn… 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                            - Lê Thị Bích Hồng

                                                                                                                                                                                                                                                                                                           (PGS, TS. Nguyên Phó Vụ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương)

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ