Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nghi Thức - Văn Lễ / Cúng Rằm Trung Thu Như Thế Nào Cho Đúng?

Cúng Rằm Trung Thu Như Thế Nào Cho Đúng?

(0)
Cúng rằm Trung thu bao gồm những đồ lễ như thế nào? Văn khấn rằm trung thu ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau với Phong Thủy Tam Nguyên để có được câu trả lời nhé.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trung Thu ngoài là dịp lễ Tết dành cho thiếu nhi mà còn là ngày lễ của đoàn viên, và tri ân biết ơn. Ngoài biết đến là nét văn hóa đẹp, cách cúng Rằm Trung thu cũng được sự quan tâm và đón chờ của nhiều người. Để đáp ứng nhu cầu cho dịp Rằm Trung Thu sắp tới, Phong Thủy Tam Nguyên xin gửi đến các bạn đọc về các cúng Rằm cần chú trọng những điều gì.

1. Tầm quan trọng của cúng rằm Trung Thu

Trong dịp tết Trung Thu đang cận kề sắp đến, mời anh chị cùng điểm qua về tầm quan trọng mà gia đình Việt cần cúng rằm Trung Thu.

Đầu tiên từ ý nghĩa của tên gọi, Trung Thu là ngày lễ để đoàn viên, là thời gian để mọi người quây quần bên mâm cỗ.

Cứ đến thời điểm này, vào ngày 15 tháng 8 hàng năm các gia đình đều bày cỗ “Trông trăng” để thể hiện lòng báo hiếu, biết ơn với những người lớn tuổi trong gia đình.

Song đây cũng là tục lệ từ rất lâu đời của người Việt, việc bày mâm cỗ có trong dịp này phần để cúng trời cúng đất, với mong một mùa màng bội thu, mọi sự viên mãn.

Chính vì vậy càng có thể thấy tầm quan trọng của mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu, yêu cầu sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng của người cúng để cầu mong một khởi đầu về sự tròn đầy và viên mãn trong cuộc sống.

>>> Xem thêm: Tết Trung Thu - Ý Nghĩa Như Thế Nào, Nguồn Gốc Đến Từ Đâu?

2. Lễ cúng rằm Trung Thu

2.1. Lễ cúng chay

Theo những nghiên cứu và tìm hiểu của Chuyên gia tư vấn Phong thủy- Tổng thư ký Hiệp hội Phong thủy Dịch học Thế giới( Phân hội tại Việt Nam), ông Tam Nguyên cho rằng Rằm Trung Thu là ngày mặt Trăng gần Trái Đất nhất, Âm khí thịnh vượng hơn bình thường.

Nên mọi nhà đều treo đèn lồng, kết đèn hoa( để kích hoạt thêm dương khí),.. và làm bánh Trăng- bánh nướng ngày nay, bánh Dẻo để cúng tổ tiên.

Sau đây Phong thủy Tam Nguyên xin gửi đến các bạn cách sắm lễ để cúng Rằm Trung Thu đầy đủ nhất:

– Hoa tươi (hoa cúc vàng) hoặc hoa 5 màu;

– Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp;

– Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu);

– 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối;

– Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to, (bánh kẹo bóc ra);

– 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt;

– Bánh nướng, bánh dẻo (sắp nhiều để tối phá cỗ);

– 5 Đinh tiền lễ( 1 Đinh gồm 10 lễ);

Trên đây là những món đồ sắm lễ đầy đủ để sắp một mâm cỗ tỏ lòng tri ân với ông bà tổ tiên và cúng trời- đất để mong một mùa màng bội thu, mọi việc suôn sẻ, thuận lợi.

2.2. Lễ cúng mặn

Đối với những gia đình có điều kiện cũng có thể chuẩn bị thêm một mâm lễ Mặn để tỏ lòng thành kính và biết ơn với bề trên bên cõi âm phần.

Ngoài ra với một số gia đình muốn cầu cho con cháu trong gia đình được thông minh, sáng dạ, học hành thi cử tấn tới có thể cúng thêm 2 Ông tiến sĩ giấy trên mâm cỗ cúng rằm Trung Thu.

Ngoài ra tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình có thể cúng Rằm từ ngày 10 đến 15, quan trọng nhất chính là tấm lòng thành kính và thái độ biết ơn và cẩn trọng trong cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu!

3. Đặt mâm cỗ cúng rằm Trung Thu ở đâu?

Theo những nghiên cứu từ Phong thủy học, mâm cỗ cúng rằm Trung Thu thường được đặt ở ngoài sân hoặc trên sân thượng để “trông trăng”, đây là vị trí thích hợp nhất để đón được khí vượng tài lộc và cát lành từ ánh trăng khi lại gần Trái Đất trong Rằm tháng 8.

Gia chủ không nên quá coi trọng về hướng đặt mâm theo tuổi, theo sao hay mạng của của mình; vì những điều đó là không cần thiết!

Cúng Rằm Trung Thu Như Thế Nào Cho Đúng ?
Cúng Rằm Trung Thu Như Thế Nào Cho Đúng ?

4. Văn lễ khấn rằm Trung Thu

Phong thủy Tam Nguyên xin gửi đến anh chị bài văn lễ không thể thiếu khi thắp hương, cúng cỗ trông trăng:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

– Con kính lại ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần

– Con kính lạy ngài Tiền Hậu Địa chủ Tài Thần

– Con kính lạy các bậc Tiên gia cùng chư vị Tôn Thần tu vi, cai quản trong khu vực này.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội, Hội đồng Gia tiên họ nội họ ngoại dâu rể của dòng họ……………..

Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Chúng con cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ……………… tháng …………… năm………… nhân Tết Trung Thu, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất Phật Thánh, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con bản mệnh vững vàng, sức khỏe bình an, công việc hanh thông, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật gia độ cho con cháu gia đạo hưng vượng, con cháu hay ăn hay làm, thông minh học giỏi, gặp công gặp việc, có quý nhân phù trợ, công chức hanh thông, làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn……….

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

5. Lưu ý khi cúng rằm Trung Thu

Theo lời khuyên từ Chuyên gia Phong thủy Tam Nguyên, Cúng rằm Trung Thu là lễ cúng không nhiều điều phải kiêng kỵ, nhưng gia chủ cũng cần phải cần ghi nhớ những thứ không nên làm như: Cúng và ăn thịt chó, mèo, trâu,… trong ngày Trung Thu.

Để đảm bảo về lòng tôn kính và thành tâm, gia chủ chỉ nên cúng bằng 2 loại thịt: gà và thịt lợn.

Mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu không cần bày vẽ nhiều, tất cả đồ lễ không cần quá nhiều, tùy tâm người cúng nhưng tuyệt đối phải sạch sẽ và thành tâm!

Xem thêm: BÀY MÂM CỖ VÀ CÚNG TẾT TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

6. Lời kết

Trên đây là những lưu ý và lời khuyên của Chuyên gia Phong thủy, bài viết của Phong thủy Tam Nguyên mang ý nghĩa gợi ý và tham khảo nhằm mang đến cái nhìn trực quan và đúng đắn nhất với các bạn đọc.

Để có thể thấy Cúng Rằm Trung thu không phải là một thủ tục khó khăn, chỉ yêu cầu sự cẩn thận và tấm lòng thành của người cúng. Nếu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ