Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Tống Cựu Nghinh Tân - Phong Tục Truyền Thống Lâu Đời Của Người Việt

Tống Cựu Nghinh Tân - Phong Tục Truyền Thống Lâu Đời Của Người Việt

(0)
Tết đến xuân về, ai cũng mong muốn đón được những điều cát lành đến với toàn gia
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Tết Nguyên Đán là cái tết đầu tiên trong năm, gắn liền với hình ảnh mùa xuân, với những cành mai cành đào, bánh chưng xanh, câu đối đỏ,... Đó cũng là dịp mà người ta bày tỏ những mong muốn về một năm mới, một khởi đầu mới thật may mắn, thật nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình.

Từ xưa tới nay, ông cha ta luôn lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp để duy trì nét đẹp của ngày Tết Nguyên Đán, và một trong những phong tục đó không thể không kể đến tục “Tống cựu nghinh tân”, hay còn gọi nôm na là tiễn cái cũ, đón cái mới của người dân Việt từ nhiều đời nay.

>>> Xem thêm bài viết: Những trò chơi dân gian thú vị trong những ngày Tết

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của tục “Tống cựu nghinh tân”

Dân gian thường truyền nhau rằng, muốn đón được cái mới thì người đón trước hết phải dọn mình sạch sẽ, tinh tươm, gác lại tất cả những lo âu, buồn bực, những áp lực trong suốt cả một năm.

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết là một trong những việc mang hàm ý "Tống cựu nghinh tân" diễn ra vào những ngày giáp Tết (Ảnh minh họa)

Tập tục này thường được chuẩn bị từ sau ngày 23 tháng Chạp, là ngày tiễn ông Táo về trời. Đó là lúc mọi người, mọi nhà thu dọn thật sạch sẽ từ trong nhà ra ngoài ngõ, sơn sửa nhà cửa, lau chùi bàn ghế, sửa soạn những mâm cơm tươm tất, vứt bỏ mọi thứ cũ, bẩn, xui xẻo ra khỏi nhà, cũng như tống tiễn đi những khó khăn, vất vả trong suốt năm vừa qua và dành chỗ để đón những điều may mắn, cát lành sắp tới trong năm mới.

Thời gian này, các thành viên trong gia đình cùng nhau trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp sân ngõ, lau dọn ban thờ. Người trong làng thì gọi nhau tới quét dọn đình chùa. Ai nấy lo đi cắt tóc, thay đổi diện mạo, mua sắm thêm quần áo mới, đồ đạc mới cho căn nhà của mình,...Có lẽ, những hành động này đã trở nên quen thuộc tới nỗi ai cũng nghĩ rằng chỉ đơn giản là sắp tới Tết, sắp tới cột mốc đánh dấu một năm cũ đã qua đi, một năm mới về, cần thay đổi bộ mặt của bản thân cũng như căn nhà, mà không biết rằng thực ra đây chính là biểu hiện của tục “tống cựu nghinh tân” - “chia tay những cái cũ, đón những điều mới mẻ”.

Giao thừa đến, từ các nhà riêng đến xóm, ngõ, đình, chùa… nơi nơi đều có lễ trừ tịch (còn có tên là lễ giao thừa, vì cử hành đúng lúc giao thừa). Đây chính là lễ tống cựu nghinh tân, tiễn cũ và đón mới. Người ta làm lễ này để bỏ đi hết những điều xấu, cũ kỹ của năm cũ và đón những điều mới mẻ, tốt đẹp của năm mới.

Ngoài ra, lễ này còn để tiễn đưa vị đương niên đại vương Hành khiển của năm cũ (hay còn gọi là đương niên Thái tuế) và đón rước vị tân đại vương Hành khiển của năm mới. Điều này dựa theo tục của người Việt rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần nọ bàn giao công việc lại cho vị thần kia.

Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không được quấy khóc, nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy hay vứt rác, viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không nên quở mắng, trách phạt con em. Dân gian cho rằng vào thời điểm giao thoa giữa năm mới với năm cũ, nếu chúng ta làm những điều không may mắn thì cả năm sẽ luôn gặp vận hạn, điềm xui, khiến công việc trong năm không được hanh thông, gia đình không thuận hòa, con cái hay cãi lời cha mẹ.

Đối với bà con xóm giềng, dù trong năm cũ có điều gì xích mích cũng xí xóa hết. Dầu không thực lòng cũng tỏ ra ôn tồn hòa nhã, không ai nói khích bác hoặc bóng gió ác ý trong ngày đầu năm, dù là lỡ miệng; đối với ai cũng tay bắt mặt mừng.

2. Lễ “Tống cựu nghinh tân” diễn ra như thế nào?

Nghi lễ Tống Cựu Nghinh Tân bao gồm việc thực hành các tục lệ cổ là: Lễ ban sóc, phất thức; lễ cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu. Đây là các nghi thức được nhiều đời vua tại Hoàng thành Thăng Long thực hiện mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Cũng theo tục lệ, trước đây chỉ khi nghi lễ trong hoàng cung kết thúc, dân chúng mới tiến hành nghi lễ này tại tư gia.

Tái hiện lại cảnh dựng nêu ngày Tết tại lễ "Tống cựu nghinh tân" diễn ra ở Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh minh họa)

Hàng năm, nghi lễ này thường được tái hiện tại Hoàng Thành Thăng Long. Trước đây, nghi lễ này được thực hiện qua rất nhiều đời vua mỗi dịp Tết đến, xuân về. Cũng theo tục lệ này, chỉ khi nghi lễ kết thúc ở trong hoàng cung thì các gia đình quan lại và dân chúng mới được tiến hành nghi lễ này tại tư gia.

Đây là một dịp để tái hiện lại cho các bạn trẻ, các du khách về một phong tục truyền thống có ý nghĩa vô cùng đặc biệt của Việt Nam, vừa là cơ hội để mở ra chuỗi các hoạt động Tết tại Hoàng Thành Thăng Long, mỗi năm là một chủ đề hoàn toàn khác nhau. Điểm nhấn của chuỗi các hoạt động này thường là không gian trưng bày về nhà Nho với văn phòng tứ bảo, nhiều câu đối mang ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, thịnh vượng trong năm mới. Bên cạnh đó còn có không gian ngoài trời với nhiều khu vực được thiết kế hết sức tỉ mỉ, bay bổng, trang trí bắt mắt với những hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền như đèn lồng, câu đối, cây nêu,...

 

Tống cựu nghinh tân, không phải hiểu theo nghĩa cái gì cũ cũng tiễn đưa mà phải tiễn đưa có chọn lọc. Cũ hay mới, cái gì hợp với lòng người, thuận theo lẽ trời và an theo cuộc đất sẽ mãi bền vững cùng thời gian. Con người lúc nào cũng mong ước những điều tốt lành nhất mỗi khi đất trời vào xuân. Như Ernest Hemingway từng viết, “Hạnh phúc giữ trong tay chỉ còn là hạt; hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa”. Vậy nên mỗi dịp Tết đến xuân về, hãy trải lòng ra cùng với đất trời để mùa xuân luôn được trổ hoa hạnh phúc.

>>> Xem thêm: Phong tục cổ truyền ngày Tết của Dân Tộc Việt Nam

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ