Thần tài là một vị thần trong tín ngưỡng văn hóa Việt Nam giúp đem lại tiền tài và may mắn. Vị thần này gắn liền với hình tượng một người mặt đen có râu rậm, cưỡi cọp đen còn tay thì cầm roi (dân gian còn gọi là Tài Bạch tinh quân hay Triệu Công nguyên soái).
Theo tục lệ, người dân Việt thường thờ Thần tài vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Tùy theo từng nơi hoặc điều kiện khác nhau, gia chủ có thể lập ban thờ Thần tài riêng hoặc sử dụng đĩa bằng kim loại trên có vẽ hình ông Thần tài và để trên bàn thờ để cúng.
Cũng theo truyền thuyết Trung Hoa, Thần tài bao gồm 5 vị tương ứng với các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và hướng trung tâm. Các vị Thần tài đó gồm: Văn tài thần Tỷ Can, Võ tài thần Quan Công, Phạm Lãi, Triệu Công Minh, Trung bân tài thần Vương Hợi.
Thông thường, bàn thờ Thần tài được làm từ gỗ và đặt ở dưới đất (chủ yếu tại các cửa hàng, quán, công ty…). Trong cách đặt ông Thần tài trong nhà, bàn thờ Thần tài thường hướng ra phía cửa (nơi có vách dựa vào) và nằm bên trong tủ thờ gỗ. Điều này giúp tạo sự vững chắc cho bàn thờ cũng như cho gia chủ trong công việc và sự nghiệp kinh doanh.
Theo các chuyên gia phong thủy, những người buôn bán, kinh doanh nên thờ võ Thần tài hoặc đặt tượng ở phương tài vị và hướng ra cửa. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể đặt tượng Quan Công và Khổng Minh trên bàn thờ Thần tài để trừ tiểu nhân, hóa giải sát khí, khiến việc kinh doanh được thuận lợi.
Cách đặt ông Thần tài trong nhà rất quan trọng và phải đảm bảo hợp phong thủy. Theo đó, bàn thờ Thần tài thổ địa thường được đặt theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
Cụ thể về cách đặt bàn thờ Thần tài như sau:
– Về bài thờ Thần tài: Bài thờ Thần tài cần có chữ viết “Chiêu tài tiến bảo”. Nếu không có chữ viết này thì 2 bên thành bàn thờ có câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” (Có nghĩa là “Thổ hay sinh ngọc trắng – Đất cũng cho vàng ròng”). Bên cạnh đó, phía trước bài vị có 100 thỏi vàng giấy.
– Về lọ cắm hoa và lọ đựng nhang hương: Sử dụng vật liệu bằng sứ hoặc đá xanh. Còn hoa dùng để thờ nên là hoa tươi, tuyệt đối không dùng hoa giả hoặc hoa khô.
– Về bát hương: Thường làm bằng 3 chất liệu cơ bản là sứ, kim loại, đá (ngọc). Khi bốc bát hương cần làm sạch cơ thể để tẩy uế khí trên người, có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến linh ứng của Thần tài.
Khi lập bàn thờ Thần tài, nếu chỉ thỉnh Thần tài, Ông địa mà không có gương bài vị thì sẽ không có tác dụng (cúng cũng như không) vì giống như không có ai chứng giám và tượng Thần tài thổ địa cũng không linh ứng.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Về bài vị gương: Khi bài trí bàn thờ cầu tài lộc, bình an mà thiếu bài vị gương thì tài lộc của gia chủ sẽ bị hao hụt hoặc cũng như kiểu làm mà không tích cóp được đồng nào.
– Tối kị trong cách đặt ông Thần tài trong nhà là không nên đặt gần nhà vệ sinh, nhà bếp, trước gương hay bị góc cạnh của các vật dụng khác đâm vào.
– Khi đặt bàn thờ Thần tài cũng không thể thiếu hũ gạo, muối, nước. Đặc biệt cũng không thể thiếu bát tụ lộc (bát thủy tinh có đáy sâu, chứa nước và rắc hoa tươi). Có như vậy công việc làm ăn của gia chủ mới gặp thuận lợi, tài lộc mới dồi dào.
– Về cách chọn màu bàn thờ: Không được chọn màu xung khắc với mệnh của gia chủ để tránh làm hao tài, tốn của, ảnh hưởng đến bản thân gia chủ và các thành viên trong nhà.
Trên đây là một số gợi ý về cách đặt ông Thần tài trong nhà. Mọi người có thể tham khảo để lựa chọn và đặt bàn thờ sao cho hợp lý, giúp mang tài lộc và may mắn cho gia đình mình.
>>>> Xem thêm:
Cách sử dụng Gạo Vàng Thần Tài đem lại may mắn, tài lộc
Cách bày bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy đón tài lộc
Những Điều Cần Biết Khi Giải Xá Bàn Thờ Thần Tài?