Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nghi Thức - Văn Lễ / NGHI LỄ DÂNG HƯƠNG LỄ PHẬT TẠI CHÙA

NGHI LỄ DÂNG HƯƠNG LỄ PHẬT TẠI CHÙA

(0)
Việc hành lễ tại chùa thế nào cho đúng không phải bất cứ ai cũng biết. Việc dâng hương lễ Phật cũng phải theo phép tắc của Phật giáo, chứ đừng tùy tiện đốt hương lên rồi khấn vái thế nào cũng được.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1. SẮM LỄ

Đến dâng hương tại các chùa chỉ nên sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... mà chớ nên sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh mà thôi. Lễ mặn (nhưng thường đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau...) cũng thường đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi nhà.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tài Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chỉ đặt ở ban thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ban thờ Đức ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

Hoa tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa hụê, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... không dùng các loại hoa tạp, hoa dại...

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện...

Tại chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ... nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngô nếp... Tất cả dâng đặt ở bàn thờ đức Thánh chứ không đặt ở ban thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại chùa.

Dâng hương Phật tại chùa

 2. NGHI THỨC LÀM LỄ

Thường dâng lễ thắp hương cúng dường chư Phật tại chính điện trước rồi tới nhà thờ các vị Tổ Sư dâng lê cúng Tổ. Cuối cùng tới Trai đường thăm hỏi các vị trụ trì. Đó là nghi lễ miền Nam, Trung. Còn các chùa Việt Nam ở miền Bắc thì phổ biến cách làm lễ sau:

- Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức ông trước.

- Sau khi đặt lễ ở ban Đức chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

- Sau khi lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thi đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

- Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

- Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

* Lưu ý: Trong lễ nghi Phật điện thường có nghi thức lạy. Đồng thời việc thực hiện nghi thức Phật tại chùa cũng có thể chia làm hai hình thức sau:

- Nếu là Phật tử lễ Phật trong các ngày tuần rằm hay trai giới thì có thể chuẩn bị y phục chỉnh tể, tụng một biến kinh sám nguyện, kinh Dược Sư, kinh Phổ môn, khóa kinh Nhật tụng, hoặc niệm Phật từ 1 đến 3 tràng rồi hồi hướng phát nguyện.

- Nếu là khách hành hương thì có thể lễ Phật 3 hoặc 5 hoặc 9 lạy (nếu biết thần chú nhà Phật thì niệm vài biến) rồi phát nguyện hồi hướng. Cũng có thể lạy Phật tại chính điện 3 lạy rồi phát nguyện bằng 1 bài văn khấn.

Nghi thức làm lễ

3. VĂN KHẤN

Văn khấn lễ Phật

* Bài 1:

“Nam mô A di đà Phật (3 lạy)

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật!

Na mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế âm Bồ Tát!

Hôm nay ngày... tháng... năm...

Tín chủ:... Ngụ tại...

Nhất tâm thành kính, lễ bạc dâng lên trước Phật điện tại Chùa.

Nguyện cầu thập phương chư Phật, chư Đại bồ Tát, chư vị Hiền thánh Tăng Hộ Pháp thiện thần, Thiên Long Bát bộ phù hộ độ trì, rủ lòng từ bi, chứng minh công đức, cứu khổ cứu nạn, ban lộc phát tài, già trẻ gái trai, bình yên mạnh khoẻ.

Tâm thành bạc lễ, gặp được thiện duyên, gia sư chu truyền, ấm êm hạnh phúc. Tốt lành luôn tới, xấu ác qua đi, nhờ lượng từ bi, mong cầu như nguyện.

Cẩn nguyện”

* Bài 2:

“Nam mô A di đà Phật!

Hôm nay là ngày... tháng... năm... Tín chủ con là... ngụ tại... cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa... dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật Pháp, Quán Âm đại sỹ cùng Thánh Hiền tăng.

Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, chư Thánh hiền tăng, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp thiện thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưỏng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Cẩn nguyện”

Văn khấn lễ Đức Ông

“Nam mô A di đà Phật!

Kính lạy Đức ông Tu đạt Tôn giả, Thập bát Long thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Tín chủ con là:.... Ngụ tại...

Cùng cả gia đình, thân tới cửa Chùa...

Trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu đạt tôn giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân tể cai quán nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh Chùa đây.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè, chín tháng đông, tiêu trừ tật bệnh tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Cẩn nguyện”

Văn khấn lễ đức Thánh Hiền

“Nam mô A di đà Phật!

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền. Đại Thánh khải giáo A nan đà Tôn giả.

Hôm nay là ngày... tháng... năm... Tín chủ con là... ngụ tại...

Chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc tâm thành hương hoa, lễ vật.

Cầu mong Tam bảo chứng minh, Đức Thánh hiền chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, hạnh phúc an lạc.

Cúi mong ngài soi xét tâm thành phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn nguyện”

Văn khn cầu tài - lộc - bình an ở ban Tam bảo

“Nam mô A di đà Phật!

Đệ tử con xin thành tâm kính lạy mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Thăng, Hộ Pháp thiện thần, Thiên Long Bát bộ.

Hôm nay ngày... tháng... năm... Tín chủ con là... Ngụ tại....

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa mươi phương thường trụ Tam bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ.

Đức Phật A di đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu ly giáo chủ cõi phương Đông.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tâm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quan Thế âm Bồ Tát.

Kính lạy Hộ Pháp Thiện thần chư thiện Bồ Tát

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi phù hộ độ trì cho con nguyện được... (công danh tài lộc, giải hạn bình an). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc tâm thành, chứng minh chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ đem đi, phát lộc, phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật Thánh từ bi đại xá cho con (và cho gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn nguyện”

Văn khấn lễ Đức địa Tạng âm Bồ Tát (U Minh giáo chủ).

“Nam mô A di đà Phật!

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại tà Bản tôn Địa tạng vương Bồ Tát.

Kính lễ đức U Minh Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày... tháng... năm... Tín chủ con là... Ngụ tại...

Thành tâm đến trước Phật đài nơi điện cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa, kim ngân tịch tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính bái dưới tòa sen báu.

Cúi xin đức Đại sĩ không rời Bần nguyện, theo Phật phó chúc trên trời Đao lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì cho con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh châu tiêu trừ tội xấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bót. Khi còn sống thực hành Thiện nguyện, noi gương Đại sĩ, cứu độ chúng sinh. Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, Thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyên cho hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này tất thảy đều siêu thoát.

>>> Tìm hiểu thêm: 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ