Lịch có lẽ là một trong những phát minh tuyệt vời của nền văn minh nhân loại. Lịch chứa đựng trong mình các con số, các ký tự, các thăng trầm vừa có tính chu kỳ, vừa rất tự do. Lịch kết hợp với nhiều công cụ khác, đã âm thầm hòa nhập và trợ giúp cho những sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết, mỗi vòng lặp đó đều giúp ta định ra ngày giờ, năm tháng, cái đó gọi là Lịch. Xuyên suốt lịch sử, con người đã phát minh và sử dụng rất nhiều loại lịch. Trong đó, tại Việt Nam, phổ biến là Dương Lịch, Âm Lịch và Lịch Can - Chi.
Tìm hiểu về các loại lịch - Dương lịch
Là lịch dựa trên sự di chuyển của mặt trời, phối hợp giữa ngày và năm mặt trời. Qua nhiều giai đoạn trong lịch sử, dương lịch đã được điều chỉnh chính xác hơn về số ngày.
Ngày nay một năm dương lịch được công nhận có 365,25. Thời gian này là con số thập phân nên được xem như 365 ngày. Vì vậy, cứ 4 năm phải có một năm nhuận, nghĩa là thêm một ngày, đặt vào năm thứ 4. Vào các năm bình thường, tháng 2 đều đặn có 28 ngày, vào năm nhuận thì tháng 2 có 29 ngày.
Lịch Dương Lịch được tính như sau:
+ Mỗi năm chia thành 12 tháng. Một năm sẽ có 365 ngày. Vào năm nhuận thì là 366 ngày.
+ Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày. Tháng còn lại là những tháng có 30 ngày. Đặc biệt, tháng 2 sẽ có 28 ngày. Riêng năm nhuận đặc biệt hơn tháng 2 có 29 ngày.
+ Cách phân biệt năm nhuận và năm thường: năm nhuận chia hết cho 4, cứ 4 năm sẽ có một năm nhuận. Ví dụ 2020 là năm nhuận vì 2020 chia hết cho 4.
Tìm hiểu về các loại lịch - Âm Lịch
Trái với Dương Lịch, Âm Lịch lại căn cứ vào sự vận chuyển của mặt trăng xung quanh quỹ đạo của Trái Đất. Âm lịch mang đậm tính chất truyền thống Á Đông. Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí là những ngôn từ quen thuộc trong Âm Lịch.
Âm Lịch có những nét đặc sắc riêng, khác với Dương Lịch. Tháng của Âm Lịch cũng được thể hiện từ số 1 đến số 12, tuy nhiên, có những năm, Âm lịch có đến 2 tháng ba, có năm lại có đến 2 tháng Bảy. Những năm đó, người ta gọi là năm Nhuận. Tháng xuất hiện 2 lần trong năm đó gọi là tháng Nhuận. Tháng thiếu là tháng có 29 ngày, tháng đủ là tháng có 30 ngày.
Số ngày trong một tháng Âm Lịch được tính toán chính xác là: 29,530588853… Vì vậy, số ngày trong một năm Âm Lịch cũng khá đặc biệt, 353, 354, 355, 383, 384 là số ngày có thể có của một năm Âm Lịch. Có một số thông tin khác liên quan đến những danh từ: Ngày Sóc, Thượng Huyền, Hạ Huyền, Tiết Khí…thường được sử dụng trong các bản Lịch Âm.
Lịch Âm Lịch được tính như sau:
+ Năm thường là năm có 12 tháng, tổng số ngày trong năm dao động từ 353 đến 355 ngày.
+ Năm nhuận là năm dư ra một tháng, tháng đó được gọi là tháng nhuận và là tháng lặp lại. Trong một năm nhuận thường có 383 hoặc 384 ngày.
+ Tháng nhuận thường là những tháng từ 1 đến 10. Tuy nhiên, cũng có năm tháng nhuận là tháng 11. Chẳng hạn như năm 2033.
+ Tháng có 29 ngày được gọi là tháng thiếu, tháng 30 ngày dân gian gọi là tháng đủ.
+ Quy luật 19 năm trong Âm Lịch: Cứ 19 năm thì sẽ có 7 năm nhuận. Các năm nhuận Âm lịch được tính theo những năm Dương lịch tương ứng, mà số dư của Năm Dương lịch khi chia cho 7, hoặc là: 0, 3, 6, 8, 11, 14, 17.
Tìm hiểu về các loại lịch - Lịch Can Chi
Lịch Can - Chi chính là phát minh của người Phương Đông cổ đại. Theo truyền thuyết thì ba ông vua: Thần Nông, Hoàng Đế, Phục Hi của Trung Quốc là những người có công đầu, để sáng tạo nên hệ thống lịch này. Theo thời gian, Lịch Can - Chi cũng dần dần được sửa chữa và bổ sung.
Lịch Can - Chi được phối hợp giữa 10 Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và 12 Địa Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Sự phối hợp giữa các Thiên Can và Địa Chi được quy định cụ thể: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm đi cùng Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Còn lại: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý đi cùng với Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi. Do đó, khi ai đó nói rằng, tuổi của bạn là tuổi Mậu Dần, hay Tân Dậu, người ta có cái lý của họ.
Giống như các loại lịch khác, Lịch Can - Chi vẫn có đầy đủ ngày, giờ, tháng, năm ví dụ: giờ Bính Thân, ngày Tân Mão, tháng Ất Tỵ, năm Nhâm Ngọ. Điểm đặc biệt của Lịch Can Chi là nó nằm trong một chu kỳ (vòngGiáp Tý) 60 năm một lần. Chính điều này đã dẫn đến quan niệm về 60 năm cuộc đời.
Lịch Can - Chi gây ảnh hưởng và rất được tín nhiệm trong dân gian. Đối với những sự kiện quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, xuất hành,… thì người ta thường chọn lịch Can – Chi để tín nhiệm. Lấy ví dụ, dân gian vẫn thường truyền miệng nhau về “Dần Thân Tỵ Hợi, tứ hành xung” hay “Tam Hợp Hợi Mão Mùi”, “Sinh năm Thân đẻ giờ Dần”, “trai Đinh Nhâm, nữ Quý Giáp”,…
Lịch Can Chi được tính như sau:
+ Năm Can - Chi tuân theo một chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp là 60 năm, gọi là một vòng Giáp Tý (Lục thập hoa giáp).
+ Theo Lịch Can Chi thì Chi được tính từ tháng 1 đến 12 theo thứ tự: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu (Số tháng được tính theo Âm lịch).
+ Can tháng phụ thuộc vào Can Năm. Can Năm là Giáp - Kỷ, thì tháng 1 sẽ là tháng Bính. Can Năm là Ất, Canh, tháng 1 là Mậu. Bính, Tân, tháng 1: Canh Dần. Đinh, Nhâm, tháng 1: Nhâm Dần. Mậu, Quý, tháng 1: Giáp Dần.
+ Ngày Can - Chi tuân theo chu kỳ 60 ngày, khi chọn một ngày làm gốc thì có thể dễ dàng tính được các ngày còn lại (Dựa vào từng cặp kết hợp Can - Chi, như mô tả ở trên, và thứ tự của nó).
Để tìm hiểu về ngày tốt, giờ đẹp thực hiện đại sự, quý gia chủ có thể liên hệ tới hotline 1900-2292 hoặc để lại tin nhắn, đội ngũ trợ lý Thầy Tam Nguyên sẽ liên hệ và tư vấn nhiệt tình!
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ:
Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.