Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Ứng dụng phong thủy / Tìm hiểu ý nghĩa, hình dáng cây bonsai trong phong thủy

Tìm hiểu ý nghĩa, hình dáng cây bonsai trong phong thủy

(0)
Cây cảnh - cây bonsai được tạo hình với nhiều thế khác nhau, độc lạ dưới bàn tay khéo léo, tài tình của con người. Mỗi kiểu dáng lại mang những ý nghĩa tượng trưng trong phong thủy, khiến nhiều người thích thú, mê mệt.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Cây bonsai là gì?

Bonsai bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó lan rộng sang Nhật Bản, tiếp theo là các nước châu Á. Nghệ thuật bonsai nổi tiếng nhất là tại nước Nhật, bởi sự cầu kỳ, kỹ tính của chính người dân vùng đất “mặt trời mọc” đã tạo nên những thế cây có hình dáng độc nhất, vô nhị.

Bonsai là gì?
Bonsai là gì?

Bonsai – cây cảnh, tức là cây được trồng ở trong chậu, được con người uốn nắn, tạo hình theo kiểu độc đáo. Cây bonsai có nhiều kích thước, từ nhỏ tới lớn nhưng được nhiều người ưa chuộng nhất vẫn là loại cỡ nhỏ (bởi dễ chăm sóc), lâu năm, thân cây xù xì, lá xanh tươi. Chúng được uốn nắn tạo thành hình thế đẹp trong phong thủy, mang ý nghĩa phú quý, hưng thịnh và may mắn.

Bonsai được tạo thành nhiều hình dáng độc lạ
Bonsai được tạo thành nhiều hình dáng độc lạ

Còn tại Việt Nam, những cây bonsai được gọi là “chậu cảnh”, “bồn cảnh”. Từ xa xưa, cuộc sống con người luôn hòa hợp với thiên nhiên và dành cho thiên nhiên một tình yêu to lớn. Trong tiềm thức của người Việt Nam, chơi cây cảnh là một thú vui tao nhã, giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực của cuộc sống, làm cho tinh thần thêm phong phú, yêu đời. Họ đưa thiên nhiên tới gần cuộc sống bằng cách sáng tạo ra những tuyệt tác nghệ thuật phong cảnh để ngắm nhìn. Chẳng vì thế mà các cụ xưa thường có câu: “Yêu cảnh, yêu hoa, hóa ra yêu đời”.

Xưa kia, thú chơi cây cảnh thường chỉ xuất hiện tại các gia đình quý tộc, giàu có. Thế nhưng ngày nay, mọi tầng lớp, đặc biệt là những người lớn tuổi đều đam mê. Những người yêu cây cối hay những nghệ nhân sinh vật cảnh thường dành một thời gian dài, có thể mất hàng chục năm hoặc suốt đời chỉ để hoàn chỉnh một thế cây với những quy tắc tạo hình cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, để từ đó muốn truyền đạt triết lý sống của đời. Mỗi cá nhân đều có cánh nhìn nhận bằng tâm hồn vào cây khác nhau, mà tạo ra những kiểu dáng chứa đựng những ý nghĩa riêng biệt.

Loại cây cỡ nhỏ thường phổ biến hơn, được nhiều người trang trí trong nhà hoặc trong văn phòng công ty
Loại cây cỡ nhỏ thường phổ biến hơn, được nhiều người trang trí trong nhà hoặc trong văn phòng công ty

Người cao tuổi thì thích những kiểu dáng mô phạm, mang giá trị đặc sắc của Nho giáo thời xưa như thế cây: Phúc – Lộc – Thọ, mẫu tử, phụ tử, huynh đệ, ngũ phúc lộc tài, long giáng, long thăng… Người trẻ hơn thì thích khoáng đạt, lãng mạn, thường tạo những kiếu dáng: hoành (nằm ngang), huyền (đổ xuống như thác)… và nhiều loại khác nữa.

Chơi cây bonsai, người ta thường quan tâm tới 4 yếu tố chính: Nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Do vậy, các loại cây cảnh thường được tạo hình, uốn lượn thành 3 tầng tán, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh, biểu trưng cho tam cương (Quân thần – Phụ tử - Phu phụ); Ngũ thường (Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín); Tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và Tứ đức (Công – Dung – Ngôn – Hạnh).

>>> Xem thêm: Bí quyết lưu thông không khí trong nhà ở

Ý nghĩa cây bonsai

Cây bonsai được trưng bày ngoài sân, trong nhà, trong văn phòng. Hình ảnh của cây bonsai nhằm truyền đạt cho con người về ý chí kiên cường, tận tâm, quyết tâm, kiên nhẫn trong công việc cũng như mọi khía cạnh khác của cuộc sống, để từ đó vượt qua mọi chông gai, bão tố cuộc đời.

Dáng bonsai phổ biến

Có rất nhiều kiểu bonsai mới lạ, độc đáo, ngoài những kiểu truyền thống. Đó là sự kết hợp, giao thoa giữa các nền văn hóa Nhật Bản và Trung Quốc.

Dáng bonsai tam đa

Bonsai dáng tam đa
Bonsai dáng tam đa

Đó là kiểu tạo nhánh ba thân cùng chung một gốc, hoặc ghép 3 cây gắn kết với nhau, biểu trưng cho Phúc – Lộc – Thọ, có ý nghĩa mang đến tài lộc, may mắn, sức khỏe cho gia chủ.

Thế huyền (thác đổ)

Dáng bonsai thác đổ
Dáng bonsai thác đổ

Cây cảnh được tạo hình dưới dạng thác nước đổ xuống từ trên núi. Thân cây thấp, tán cây kéo dài. Kiểu dáng này mang ý nghĩa đem tới tài lộc, sinh khí, sức sống mới, biểu đạt cho sức trẻ dồi dào, nhiệt huyết, không ngại khó khăn, gian khổ mà vững vàng tiến lên.

Dáng ngũ phúc

Bonsai dáng ngũ phúc
Bonsai dáng ngũ phúc

Trong phong thủy, ngũ tức là 5, tượng trưng cho ngũ hành âm dương: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là 5 yếu tố tác động, chi phối sự phát triển và sinh sôi của vạn vật.

Cây cảnh dáng ngũ phúc gồm 5 nhánh thân chính, hoặc một thân chính cùng 4 nhóm phụ hay một thân phân tán thành 5 nhánh nhỏ, lá xanh sum suê, rễ cây xù xì. Nó có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, mong muốn gia chủ Phúc – Lộc – Thọ - An – Khang.

Dáng đại trượng phu

Bonsai dáng đại trượng phu
Bonsai dáng đại trượng phu

Dáng cây đại trượng phu chỉ người hào hiệp, trượng nghĩa, quân tử, có tài năng, văn võ song toàn, người đời kính nể.

Cây cảnh hình thế này cành to, khỏe, tán lá sum suê, vững chãi, mang sức sống mãnh liệt trượng trưng cho bậc anh hùng hào kiệt.

Bonsai dáng thất hiền (bảy học giả nơi rừng trúc)

Bonsai dáng thất hiền
Bonsai dáng thất hiền

Lấy hình ảnh bảy học giả sống vô ưu, tự do tự tại nơi rừng trúc. Cây có 7 nhánh, nhỏ dần lên phía ngọn, mọc so le nhau. Chúng mang ý nghĩa giúp con người vui vẻ, lạc quan tận hưởng cuộc sống, mà không màng đến danh lợi.

Bonsai nhị thụ (song thụ)

Bonsai dáng nhị thụ
Bonsai dáng nhị thụ

Nhị có nghĩa là hai, thụ là ôm ấp, quấn vào nhau. Nhị thụ tức là hai cây cùng chung một gốc, dáng thấp dáng cao. Kiểu dáng của loại cây này tượng trưng cho sự hòa hợp, đùm bọc lẫn nhau, biểu đạt cho tình nghĩa phu thê, phụ tử, bằng hữu.

Dáng long chầu hổ phụng

Bonsai dáng long chầu hổ phụng
Bonsai dáng long chầu hổ phụng

Long chầu hổ phụng là kiểu dáng phổ biến trong giới chơi cây cảnh. Để uốn lượn thành kiểu dáng này, đòi hỏi người tạo hình phải khéo léo, lựa chọn cây cũng phải kỹ càng, chăm sóc chúng hết sức cẩn thận. Chính vì thế, thế long chầu hổ phụng luôn làm say đắm bao người yêu cây.

Ý nghĩa: Rồng và hổ - hai linh vật có sức mạnh phi thường, thể hiện quyền uy và bề thế.

Kiểu bonsai tiên nữ

Bonsai dáng tiên nữ
Bonsai dáng tiên nữ

Thân cây mảnh mai, uốn lượn, họa đường cong, vẻ đẹp cuốn hút của nàng tiên.

Dáng cây biểu hiện cho nét đẹp thanh tao, dịu dàng, nho nhã và đầy kiêu hãnh.

Dáng bonsai đại lâm mộc

Dáng bonsai đại lâm mộc
Dáng bonsai đại lâm mộc

Đại lâm mộc theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là khu rừng lớn. Các cây cao, thấp xen kẽ mô phỏng một khu rừng, có ý nghĩa trường thọ, đoàn tụ, sum họp.

Dáng bạt phong

Bonsai dáng bạt phong
Bonsai dáng bạt phong

Hình thế cây dạng bán nguyệt, các nhánh cây phỏng như gió bão thổi bay, dù cho giông tố, cây vẫn đứng vững, kiên cường, hiên ngang... Chúng mang ý nghĩa thể hiện ý chí, sức mạnh của con người, không bị khuất phục dưới mọi khó khăn, gian khó, bão táp cuộc đời.

>>> Xem thêm: Những loại cây trồng ở ban công thu hút tiền tài

Trên đây là chia sẻ của Phong thủy Tam Nguyên về ý nghĩa, hình dáng cây bonsai trong phong thủy. Đừng quên cập nhật tin tức mới nhất tại phongthuytamnguyen.com.

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ