Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nhà Ở / Trồng Thực Vật Loại Gì Trong Sân Vườn Để Mang Lại Cát Khí?

Trồng Thực Vật Loại Gì Trong Sân Vườn Để Mang Lại Cát Khí?

(0)
Ngoài việc tạo ra một môi trường trong xanh, giảm bớt khói bụi, cây cối còn có những ý nghĩa về phong thủy mà không phải ai cũng biết.

Cây cỏ trong sân vườn có tác dụng hết sức đặc biệt, vừa để trang trí, làm đẹp cho căn nhà, vừa cung cấp không khí trong lành cho khuôn viên ngôi nhà. Trồng nhiều cây cỏ màu xanh tạo nên một cảnh quan môi trường tràn đầy sức sống, có lợi cho việc giảm thiểu sự bức xạ và ô nhiễm do các hình khối kiến trúc hiện đại gây ra.

Thực vật, bản thân nó có sức sống vô cùng mãnh liệt. Nhờ vào quá trình quang hợp mà thực vật tự tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống chính mình, đồng thời tạo ra lượng oxi vào khí quyển, cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và các động vật khác; là nguồn thực phẩm chính cho nhiều loại động vật, trong đó có cả con người. Bởi vậy trong phong thủy, thực vật được xem là có linh tính đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sức khỏe, sự nghiệp của con người. Vậy, chúng ta cần phải lưu ý gì khi lựa chọn cây cảnh trồng trong nhà để tăng thêm vượng khí? Và loại cây nào là loại cây mang ý nghĩa cát lành? Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên tắc khi lựa chọn cây trồng

Cây mít cao lớn có thể che chắn cho căn nhà của bạn khỏi mưa gió (Ảnh minh họa)
Cây mít cao lớn có thể che chắn cho căn nhà của bạn khỏi mưa gió (Ảnh minh họa)
 

Cổ nhân có câu: “Trước cau - sau mít - Đông đào - Tây mận”, không phải muốn ám chỉ rằng bốn cây cau, mít, đào, mận là bốn loại cây nên trồng ở tất cả các căn nhà để hợp phong thủy. Đối với những gia đình có khoảng sân vườn rộng, việc áp dụng câu nói trên trong quá trình lựa chọn cây trồng có nghĩa là: 

  • Nên ưu tiên chọn những cây cao, có thân mảnh để trồng phía trước nhà (ví dụ như cây cau), bởi những loại cây này cao lớn, có thể che chắn cho căn nhà, nhưng chọn thân mảnh để giúp không gian phía trước nhà trông thoáng đãng, rộng rãi hơn (minh đường sáng sủa hơn)
  • Chọn những cây có thân to, tán lá rộng, thậm chí là có trái (như cây mít) để trồng ở phía sau vườn vừa có tác dụng để che chắn cho căn nhà, vừa giúp hóa giải sát khí cho căn nhà.
  • Phía đông nên chọn những cây có màu sắc sặc sỡ, ra hoa nhiều vào mùa xuân, ví dụ như đào, trạng nguyên, tiểu hồng môn,...Phía Tây nên chọn những cây ra hoa màu vàng hoặc trắng (vì ngũ hành phía Tây là ngũ hành thuộc Kim), thường ra hoa vào mùa thu. Việc lựa chọn hoa như vậy sẽ giúp cho khu vườn của bạn quanh năm suốt tháng lúc nào cũng ra hoa kết trái, tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn.

2. Một số loại cây có ý nghĩa cát lành trong phong thủy

  • Các loại cây họ cọ (palm) như cau, cỏ, dừa….Những loại cây này vừa có tác dụng thưởng lãm, lợp nhà, xơ cọ có tác dụng cầm máu, trị thổ huyết….Trong phong thủy, loại cây này được xem là có tác dụng sinh tài, hộ tài
 
Cây cam có âm Hán Việt là
Cây cam có âm Hán Việt là "cát" (Ảnh minh họa)
  • Cam, quýt, quất: có âm Hán Việt đều đọc là “cát” nghĩa là may mắn. Những loại cây này có quả tròn màu đỏ, vàng trông rất đẹp mắt nên thường được trưng trong nhà dịp lễ Tết. Loại quả này còn có tác dụng thư gan, giải khát, bồi bổ sức khỏe cho con người. Trong phong thủy, đây là loại cây mang lại niềm vui, điềm lành cho gia chủ.
  • Trúc: Nhà thơ Tô Đông Pha từng viết “Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc”, nghĩa là “Thà bữa ăn không có thịt chứ trong nhà không thể không trồng trúc”. Đây là loại cây tượng trung cho cốt cách tao nhã, thoát tục, thanh tao, thường được ví như người quân tử. Trong phong thủy, trúc cũng được xem như là một loài cây mang lại may mắn, cát tường, biểu tượng cho ý chí kiên cường, cương trực và sức khỏe tráng kiện của con người.
  • Cây quế: Hoa quế thường nở vào mùa thua, tượng trưng cho sự cao quý, thanh khiết. Quế chi dùng để làm thuốc, có tác dụng điều hòa, trừ phong tà. Hoa quế có thể nấu canh trứng, làm tinh dầu đốt giúp không khí trong lành, khử mùi hôi.
  • Hải đường: “Hải đường là ngọn đông lân - Hạt sương gieo nặng cành xuân la đà”. Hoa nở vào mùa xuân, màu sắc tươi tắn, rạng rỡ tượng trưng cho phú quý đầy nhà, tình huynh đệ hòa thuận.
  • Hoa cúc: thuộc loại cây thân thảo, thân thẳng có màu xanh đậm, lá mọc đối xứng xẻ rãnh, phiến lá nhẵn. Hoa cúc thường được xuất hiện trong bộ tranh Tứ quý “Tùng - Cúc - Trúc - Mai”, với đặc tính “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” tức “Lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất” để biểu trưng cho khí tiết kiên trung của người quân tử. Cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc và niềm vui cho gia đình.
  • Cây hoa giấy: đây là một loại hoa rất quen thuộc đối với nhiều gia đình. Hoa giấy mang nét đẹp bình dị, nhẹ nhàng, tinh khôi, có tác dụng làm trong lành không khí, tô đẹp cho cảnh quan ngôi nhà. Giàn hoa giấy bao bọc, che chở cho ngôi nhà giúp mang lại bình yên cho những người sống trong nhà, mang lại may mắn, hạnh phúc và xua đuổi tà ma.

3. 5 Loại cây tuyệt đối không nên trồng trong nhà kẻo mang họa

Dạ hương (Dạ lai hương - cordale leposma): Đây là loại cây thuộc họ cà, thân thẳng gần uốn, lá xanh, mọc lệch. Hoa dạ hương thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, ban đêm thường phát ra vô số hạt phấn nhỏ có mùi hương kích thích mạnh đến khứu giác, gây tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, nhất là đối với những người mắc chứng cao huyết áp và người bệnh tim. Ngoài ra hoa dạ hương có chứa một loại chất kiềm độc, nếu tiếp xúc với quá hóa lâu sẽ làm cho tóc bị rụng nhanh.

Dạ lai hương - cordale leposma

Loại tùng bách: Tùng bách có thể phát triển rất nhanh, sống tốt dù chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, thường thấy mọc nhiều ở các vùng núi cao Tây Bắc. Hoa và lá tùng bách phát tán mùi dầu trong không khí khiến người hít vào cảm thấy lợm giọng. Tuy nhiên, nếu sân vườn có diện tích lớn, bạn hoàn toàn có thể trồng 1-2 cây tùng bách trong vườn, bởi đặc tính dẻo dai của mình đã khiến tùng bách được nhiều người xem là nó thể hiện cho sự trường thọ, mạnh mẽ và chính trực của người quân tử.

Trúc đào (Hiệp trúc đào - oleander): Đây là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, mọc xung quanh các lòng suối khô, cao từ 2-6m. Hoa của loài cây này có độc tính cao, mùi hương tỏa ra có thể làm người ta cảm thấy ngây ngất, khó chịu, buồn ngủ, lâu dài gây ra chứng bệnh suy giảm trí nhớ. Lá của loài cây này nếu chẳng may ăn phải dễ gây tử vong, kể cả đối với động vật.

Uất kim hương (tulip): Tuy đây là một loài hoa đẹp, được rất nhiều gia chủ ưa thích nhưng nếu lạm dụng Uất Kim Hương sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Hoa Uất Kim Hương có chứa laburnine - một loại kiềm độc, tiếp xúc nhiều có thể gây ra chứng rụng tóc. Chất Tulipanin chứa trong củ và mầm có thể gây ra nôn mửa, rối loạn dạ dày và đường ruột.

Loại thực vật có dạng dây leo chằng chịt (như sắn dây, dong mây): Những loại cây này tạo ra không gian u ám, tối tăm, nhiều bụi rậm dễ trở thành nơi cư ngụ cho rắn, rết.

Tác dụng của thực vật tuy rất tốt nhưng chỉ khi biết cách tận dụng hợp lý mới có thể mang lại lợi ích cho con người. Khi thiết kế sân vườn và chọn cây trồng, gia chủ cần chú ý với những điều đã được nêu ở trên để có thể tạo ra được cảnh quan đẹp đẽ, cát tường, đem lại sức khỏe và sự thoải mái cho những thành viên sống trong ngôi nhà đó.

Vậy là, Phong Thủy Tam Nguyên đã cùng với quý gia chủ tìm hiểu thêm được một kiến thức mới trong phong thủy, mà có thể áp dụng vào cuộc sống thường ngày giúp tăng thêm vượng khí cho căn nhà, mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Nếu quý gia chủ thấy những thông tin này hữu ích, hãy nhớ đón đọc thêm những bài viết tiếp theo về áp dụng kiến thức phong thủy vào đời sống thường ngày để tạo ra một không gian sống xanh - lành mạnh - cát khí hơn nhé!

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ