Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nhà Ở / Ý nghĩa phong thủy của cây duối cảnh

Ý nghĩa phong thủy của cây duối cảnh

(0)
Cây duối có ý nghĩa như thế nào? Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây của phongthuytamnguyen.com

Đặc điểm của cây duối

Cây duối có những đặc điểm gì?
Cây duối có những đặc điểm gì?

Cây duối có sức sống vô cùng mạnh mẽ, với khả năng thích nghi cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thân cây duối ít bị tấn công bởi sâu bệnh và không có mối mọt nên chúng có tuổi thọ cao. Duối là loại thuộc thân gỗ, thường được trồng làm hàng rào. Một số thế cây đẹp thường được giới chơi cây yêu thích, mang về trồng làm cảnh. Cây duối cảnh được mệnh danh là “vua của các loài cây”. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây duối cảnh qua bài viết này nhé.

Duối cảnh có rất nhiều tên gọi gọi khác như duối bonsai, cây duối nhám bonsai, mộc bonsai, cây hoàng oanh… Tên khoa học của loài duối cảnh là Streblus asper, thuộc họ thực vật Moraceae (họ dâu tằm).

Quả duối gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Quả duối khi chín có mùi thơm, vị ngọt
Quả duối gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Quả duối khi chín có mùi thơm, vị ngọt

Duối phân bố chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc. Hiện nay, chúng được trồng nhiều tại các khuôn viên công cộng và công trình. Cây phân thành nhiều nhánh nhỏ, cao chừng khoảng 4 đến 8 mét. Thân cây cứng cáp, các cành xen kẽ nhau. Lá duối thuôn dài hình trứng nhọn, mặt nhám, rìa lá có răng cưa nhỏ, lá mọc so le nhau. Lá chỉ dài khoảng 3 đến 7 cm, rộng 1,5 đến 2,5 cm. Duối thuộc loại cây đơn tính nên chỉ có một loại hoa duy nhất là hoa cái hoặc hoa đực.

>>> Xem thêm: 15 Loại Cây Giúp Không Khí Trong Nhà Được Thanh Lọc

Cây duối cảnh có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa trang trí, làm đẹp cho không gian

Duối trưng bày tại nhà giúp không gian sống thêm phần xanh mát
Duối trưng bày tại nhà giúp không gian sống thêm phần xanh mát

Xưa kia, người ta thường trồng duối trước nhà, để chúng sinh trưởng tự nhiên. Chính vì thế, dáng cây thường không được đẹp mắt. Tuy nhiên ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, đời sống tinh thần cũng được nâng cao hơn, loài duối được nhiều nhà vườn, nghệ nhân sinh vật cảnh tạo dáng, uốn nắn một cách đẹp mắt, tinh tế, để bố trí trước nhà, khiến không gian đẹp, gần gũi hơn với thiên nhiên, giúp tinh thần con người cũng trở nên thoải mái, dễ chịu.

Ý nghĩa phong thủy của cây duối cảnh

Duối thuộc loại cây bonsai quý hiếm, dù cho nhiều tiền cũng chưa chắc tìm mua được cây này. Những loại duối bonsai thường được tạo hình độc đáo dưới bàn tay khéo léo của người nghệ nhân sinh vật cảnh, để tạo nên những thế cây vô cùng đẹp mắt, được trưng bày tại các buổi hội chợ nghệ thuật cây cảnh. Ngoài tác dụng chữa bệnh, làm cảnh, loài cây này cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thủy.

Theo quan niệm phong thủy, loài duối mang đến sự hưng thịnh, bình an cho gia chủ. Hơn nữa, cây cũng giúp trừ tài khí, thu nạp sinh khí vô cùng tốt. Vì thế, cây duối thường được trồng tại những nơi linh thiêng, sang trọng như cung vua phủ chúa, di chỉ cổ, lăng mộ thời Hùng Vương…

Các loại cây duối cảnh

Cây duối chỉ có một loài, thế nhưng những nghệ nhân cây cảnh luôn sáng tạo để tạo ra nhiều dáng cây khác nhau, giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn theo ý muốn:

Duối cổ Thế võ Bình Định

Loài duối cổ Thế võ Bình Định được tạo dáng như một người đang đứng ở thế nghiêng mình tập võ. Tuy nhiên, nhìn theo góc độ khác thì bạn sẽ thấy chúng mang một hình dáng riêng, khá độc đáo.

Cây duối bonsai mini

Những cây cỡ nhỏ có thể trưng bày trong phòng khách để tạo điểm nhấn cho căn nhà
Những cây cỡ nhỏ có thể trưng bày trong phòng khách để tạo điểm nhấn cho căn nhà

Duối bonsai mini tuy nhỏ nhắn nhưng lại vô cùng nổi bật bởi hình dáng độc lạ, bắt mắt chắc chắn sẽ khiến giới yêu cây mê mẩn, đắm say. Thân cây uốn lượn, to, tròn, chắc khỏe, tựa như một con rắn đang cuộn mình.

Duối dáng Bàn Tay Phật

Với hình ảnh giống bàn tay Phật, nên thế cây bonsai này vô cùng đặc biệt, lá cây xanh mướt. Loài cây này nếu trưng trước nhà sẽ khiến không gian sống thêm phần sang trọng.

Có nên trồng duối cảnh trong nhà

Duối cảnh trồng trong nhà có tốt không?
Duối cảnh trồng trong nhà có tốt không?

Đa phần các loài cây cảnh đều ưa ánh sáng và duối cũng không phải ngoại lệ. Loài cây này rất thích hợp nếu trồng trước sân nhà, trong vườn, trên ban công. Tuy nhiên, nếu muốn trưng bày trong phòng khách, gia chủ nên chọn cây bonsai nhỏ gọn, có kiểu cách, để tôn lên nét đẹp cho không gian cho căn nhà. Gia chủ nên đặt chậu duối tại các vị trí có nhiều ánh sáng, gần nơi cửa sổ hoặc dưới giếng trời. Mỗi tuần nên cho cây ra ngoài nắng khoàng 2 đến 3 lần vào sáng sớm, giúp chúng khỏe mạnh, cứng cáp hơn.

Cây duối phù hợp nhất với người tuổi nào, mệnh nào?

Xét chung, chơi cây cảnh, là niềm đam mê, thú vui của mọi người, thực tế không có quan niệm nào khắt khe trong việc ai nên trồng cây duối, ai không nên trồng. Bất cứ người nào nếu yêu thiên nhiên thì có thể lựa chọn loài cây này đặt trước nhà, trong nhà, để nhận được những giá trị phong thủy tốt lành, vừa giúp không gian sống đẹp hơn, tươi mát, trong lành hơn.

>>> Xem thêm: Cách chọn cây xanh trong nhà phù hợp với người mệnh Thủy

Hy vọng những thông tin ở bài viết trên giúp quý vị hiểu rõ được ý nghĩa, giá trị mà loài duối đem lại trong cuộc sống. Đừng quên cập nhật những kiến thức hữu ích tại phongthuytamnguyen.com. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn khám phá. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần được giải đáp về kiến thức thiết kế nhà ở, cách bố trí các loại cây cảnh phù hợp cho không gian sống hay các vật phẩm cát lành giúp hộ mệnh, trợ thân... quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng. Chúng tôi tự hào mang tới quý vị những dịch vụ tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!

Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng tại Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng tại Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ