Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Âm Trạch / Tổng hợp các hình thức mai táng ở Việt Nam

Tổng hợp các hình thức mai táng ở Việt Nam

(0)
Việc mai táng là quan trọng. Đặc biệt với người già, họ luôn lo lắng cho gia đình và con cháu. Họ cảm nhận được tình trạng sức khỏe của bản thân. Câu chuyện mai táng được người già nói đến một cách nhẹ nhàng.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Người Việt Nam cũng như các nước khu vực Đông Á, đều có quan niệm con người có hai phần. Phần hồn và phần xác.

Hồn là phần linh, phần khí của con người, trong và nhẹ. Phách (vía) là cái thuộc vào phần xác của con người. Phách là phần nặng và đục. Vì vậy, khi người ta chết đi, hồn bay về trời. Còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác. Phách và xác thì sẽ tiêu tan, hồn thì tồn tại mãi mãi.

Theo những quan niệm, tư tưởng từ xưa. Người Việt Nam đã có tục lệ tang ma. Táng rất nhiều đồ cho người chết, để họ tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa tục cúng 49 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ

Các hình thức mai táng ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, việc mai táng một phần vẫn làm theo các thủ tục, hình thức, nghi lễ ông cha để. Một phần du nhập cách làm của phương Tây, các nước bạn. Mỗi gia đình có các mai tang khác nhau, phù hợp với văn hóa dân tộc, vùng miền, công việc, kinh tế.

Địa táng (Thổ táng)

Địa táng hay còn gọi là thổ táng. Hiểu đơn giản là chôn cất xuống đất.

Địa táng tùy theo dân tộc mà có 2 loại:

Phương thức thứ nhất, chôn cất xuống đất vĩnh viễn. Trừ phi “mả động”, khi trong gia đình xảy ra sự cố gì bất trắc. Có việc không thuận, có người ốm nặng, chết bất đắc kỳ tử, trùng tang,… Người ta sẽ mời người có kinh nghiệm trong vùng (thầy mo, thầy pháp) để giúp xem đoán và hướng dẫn cách sửa. Cách làm này thường là của dân tộc vùng núi cao Việt Nam.

Phương thức thứ hai gọi là Cải táng. Chôn xuống đất một thời gian nhất định rồi làm nghi lễ đào huyệt lấy xương cốt đi chon một nơi mới. Tùy theo hoàn cảnh, kinh tế gia đình mà chọn thời gian cải tang, lần chon thứ 2 mới là chôn vĩnh viễn.

Hình thức này có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Người thân của người đã mất đặc biệt quan tâm về Áo quan (quan tài). Được coi là thứ quan trọng đối với người đã mất.

Địa táng
Địa táng

Huyền táng (Táng treo)

Huyền táng hay còn gọi là tục táng treo. Xuất hiện rất nhiều trong thời xưa. Theo cách này, người ta để thi thể người chết lộ thiên, hoặc để nằm trên một tấm phên, hoặc để nằm trong quan tài hình thuyền. Có nhiều cách để quan tài, theo phong tục dân tộc:

- Đặt quan tài trên chạc ba của một cây to. Hoặc treo trên cành cây lớn.

- Đặt quan tài dưới vòm mái đá. Đặt trong hang đá ở lưng chừng núi. Có khi đặt nằm sâu trong hang động. Những hang động thường nằm gần sông, có rào chắn cẩn thận, là hang thiên tạo hay do con người đào khoét. Hang được ngăn ra nhiều phòng, tạo chỗ để nhiều quan tài.

- Dùng những đoạn gỗ to ghim vào vách núi làm điểm tựa cho quan tài hoặc cắm một đầu quan tài vào những hốc đá trên lưng chừng núi.

Thủy táng

Là hình thức thả trực tiếp xác người chết xuống sông, biển, hồ… hiện nay hình thức này không còn, vì gây ô nhiềm môi trường. Tuy nhiên trong những trường hợp bất đắc dĩ vẫn còn sử dụng. Nó liên quan nhiều đến điều kiện và môi trường sống cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này. Thủy táng không chỉ có ở Việt Nam mà khá phổ biến ở những cư dân ven biển, trên các đảo nhỏ ở vùng Đông Nam Á (cả những vùng thuộc văn hóa Đông Nam Á cổ đại).

 

Thủy táng
Thủy táng

Hỏa táng

Hỏa táng còn gọi hoả thiêu. Đây là phương pháp xử lí thi hài bằng cách đốt cháy. Tùy theo mong muốn của gia đình mà sẽ nhận lại tro hoặc xương.

Phương pháp Hỏa táng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Là một trong những phương pháp khuyên dùng.

Thiền táng (Tượng táng)

Thiền táng là phương pháp táng trong tư thế ngồi thiền. Là một phương thức rất hiếm. Đặc biệt, phương pháp này chỉ những nhà sư Phật Giáo ở Việt Nam và Trung Quốc mới sử dụng. Các tượng nhà sư vẫn còn nguyên vẹn xương cốt, nội tạng… được đặt trong tư thế thiền định. Đây là một hình thức táng vẫn đang được nghiên cứu vì sự đặc biệt của nó.

Ở Việt Nam có hai trường hợp thiền táng nổi tiếng là của nhà sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu.

Mỗi vùng miền, dân tộc có cách mai táng khác nhau. Nhưng đều mang ý nghĩa rằng, người chết đi được chôn tại nơi tốt, đất lành. Sẽ giúp dòng tộc, con cháu được thuận lợi, gia nghiệp phát triển. Do đó, việc mai táng vô cùng quan trọng. Các cách mai táng ở Việt Nam mang đặc trưng của đất nước, văn hóa, con người.

 >>> Đọc thêm: Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ

Tại Việt Nam hiện nay, quan niệm về chôn cất người đã mất vô cùng quan trọng. Do đó, việc chọn đất chôn cất, mai táng cần có sự tư vấn của các chuyên gia. Để chọn được mảnh đất tốt, vượng. Hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn tốt nhất.

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ