Việc bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy sẽ giúp gia đình đón nhận được nhiều may mắn, cát lành. Ngược lại, nếu không biết cách thiết kế, bố trí hợp lý, sẽ dẫn tới hung họa khó lường, gia đình làm ăn sa sút, sức khỏe của các thành viên sinh sống trong ngôi nhà đó bị ảnh hưởng. Nếu như ngôi nhà của quý gia chủ thuộc kiểu nhà ống mà đang băn khoăn về cách sắp dặt nhà vệ sinh? Đừng lo lắng, Phong thủy Tam Nguyên sẽ chia sẻ tới quý bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy, đảm bảo tính thuận tiện trong sinh hoạt.
Những nơi góc khuất, kín đáo chính là vị trí lý tưởng để đặt nhà vệ sinh. Đối với kiểu nhà ống thì nơi cuối nhà chính là khu vực phù hợp. Đặt nhà vệ sinh ở vị trí này không những tiết kiệm được tối đa diện tích mà còn tránh được việc gió thổi những âm khí, mùi uế khí từ nhà vệ sinh lan ra các phòng chức năng khác trong ngôi nhà. Vị trí cuối nhà cần tránh đối diện với cửa ra vào và cửa cửa các phòng khác.
Tuy nhiên, điều đặc biệt gia chủ cần lưu ý, đặt nhà vệ sinh ở vị trí cuối hành lang là điều không nên, bởi khu vực này được cho là nơi “lộ xung sát” không hề tốt cho sức khỏe cũng như tài vận của tất cả các thành viên sinh sống trong gia đình. Gia chủ hãy chọn góc cuối cùng ở phía bên hông hành lang.
Hướng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống. Khi muốn xác định hướng của nhà vệ sinh, quý gia chủ cũng cần xác định rõ hướng của bồn cầu. Nên lưu ý những điều như sau:
>>> Xem thêm: Vị trí đặt tủ lạnh trong nhà hợp phong thủy
Thông thường, nhà vệ sinh sẽ có ba khu vực: bồn rửa mặt, khu vực tắm và chậu rửa. Nếu như gia chủ biết cách bài trí độ nội thất trong nhà vệ sinh một cách hợp lý, sẽ không chỉ tiết kiệm được không gian mà còn tránh được những điều hung họa trong phong thủy.
Nên phân chia theo khu vực khô và ướt: Khu vực khô sẽ bao gồm chậu rửa và bồn cầu; Khu vực ướt là nơi tắm rửa.
Gia chủ nên bố trí vách ngăn giữa hai bên hoặc tạo độ cao – thấp cho nền để đảm bảo sự tách bạch, giúp không gian luôn được khô thoáng.
Nếu nhà vệ sinh nhỏ hẹp, nên dùng các loại gạch ốp lát có gam màu sáng sủa, sử dụng gương để không gian trở nên rộng hơn. Nên lựa chọn bồn rửa có loại dài, hẹp và gắn các thiết bị lên tường để tiết kiệm tối đa không gian.
Nếu như nhà bạn thuộc kiểu nhà ống, nên lắp đặt phòng vệ sinh theo trục đứng, để việc đi đường ống nước và điện không bị bất tiện.
Cần có hệ thống thông gió và cửa sổ, để không gian trong nhà vệ sinh luôn được khô ráo, thoáng mát.
Nếu có thể đặt một vài loại cây trong đó, nên lựa chọn cây: lô hội. trầu bà, cọ cảnh, lưỡi hổ…
Dựa trên ý muốn và diện tích không gian, gia chủ có thể có những cách bài trí nội thất trong nhà vệ sinh hợp lý.
Hướng cửa chính của ngôi nhà là nơi đón nhận những điều cát lành, may mắn vào không gian sống. Nếu như cửa nhà vệ sinh theo hướng của cửa chính sẽ khiến cuộc sống gia đình luôn gặp tai ương, khó khăn, công việc cũng không được thuận buồm xuôi gió. Đó được coi là việc đại kỵ trong phong thủy nhà ở nói chung và nhà ống nói riêng.
Phòng vệ sinh là nơi chứa nhiều xú uế, không tốt, vậy nên nếu như thiết kế nhà vệ sinh ở phía trên các không gian khác là điều tuyệt kỵ trong phong thủy, gây ra những xui xẻo khó lường cho gia đạo.
Không gian phòng khách là nơi hội tụ nhiều vượng khí nhất, đặt nhà vệ sinh ở phía trên sẽ khiến âm khí đèn nặng, lấn át những điều may mắn của gia đình.
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc đầy mệt mỏi. Nếu như đặt nhà vệ sinh ở phía trên sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, khí ẩm độc hại sẽ xâm lấn.
Phòng bếp cũng tương tự như vậy. Căn bếp không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động liên quan đến ăn uống, không gian bếp còn là nơi giao lưu, sum họp của các thành viên trong gia đình. Xét về khía cạnh phong thủy, gian bếp tượng trưng cho tiền tài và cũng là nơi mang đến dưỡng khí cho gia đạo. Người xưa có câu “Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập” để khẳng định chuyện ăn uống hay khâu chế biến, nấu nướng, mà cụ thể là tổng thể của căn bếp cần phải được toàn diện và coi trọng. Việc đặt phòng bếp trên nhà vệ sinh sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống nói riêng và nhà ở nói chung cho rằng, nhà vệ sinh gần nơi phòng thờ là điều vô cùng tai hại trong phong thủy. Không gian thờ tự là nơi linh thiêng, cần sự thanh tịnh. Việc bố trí nhà vệ sinh cạnh phòng thờ sẽ làm nhiễm bẩn, ô uế, ảnh hưởng tới yếu tố tâm linh nơi thờ cúng.
Vì trí trung tâm ngôi nhà tượng trưng cho hành Thổ, mà nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, Thổ khắc Thủy. Việc bố trí như vậy sẽ khiến tâm mạch đến trung tâm bị đứt đoạn, gây ô nhiễm, trường khí trong nhà nhiễu loạn, ảnh hưởng không tốt tới tài vận gia đạo.
Điều này gây ảnh hưởng tới nguồn năng lượng tích cực có trong các phòng.
Theo phong thủy nhà ở, nếu đặt hai nhà vệ sinh đối diện nhau sẽ làm thất thoát tài lộc và ảnh hưởng tới sức khỏe của những người trong gia đình. Nên trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống, người ta sẽ không bao giờ để hai cửa nhà vệ sinh xung đối nhau.
>>> Xem thêm: Nhà vệ sinh dưới chân cầu thang có sao không?
Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam, mang đến cho quý vị những dịch vụ, sản phẩm phong thủy tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cho cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!
Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!
Số Hotline: 1900.2292
Địa chỉ liên hệ: