Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta đều háo hức xem bắn pháo hoa vào đêm 30 Tết, chào mừng một năm mới vừa sang.
Đêm giao thừa (tên gọi khác là đêm Trừ tịch), bắt đầu vào giờ Tý (tức là từ 0h00 phút đến 1h sáng ngày mồng Một tháng Giêng). Đây là thời khắc đất trời giao thoa, âm dương hòa quyện, năm cũ qua đi, năm mới vừa đến, là sự nối tiếp giữa quá khứ và tương lai. Vì thế thời điểm này có ý nghĩa quan trọng và vô cùng thiêng liêng. Đêm Giao thừa còn mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, tà khí, những điều đen đủi, vận xui của năm cũ đi và đón chờ một năm mới đầy tài lộc. Mọi người cùng nhau sum vầy, chúc tụng nhau, nguyện cầu bình an, sức khỏe… mong cho người già bách niên giai lão, mong cho người trẻ mã đáo thành công, tràn trề năng lượng và nhiệt huyết.
Trong quan niệm dân gian xưa, có 12 vị quan Hành khiển của nhà Trời, tượng trưng cho 12 con giáp. Mỗi năm, 1 trong 12 vị quan tương ứng với năm đó sẽ xuống hạ giới trông coi, cai quản mọi việc, Các vị quan cũng có thần Thiện, thần Ác. Quan Thiện chuyên phù hộ, che chở, ban những điều tốt lành cho con người. Trái lại, quan Ác sẽ tạo ra thiên tai, mất mùa, đói kém. Việc năm đó lành hay dữ sẽ phụ thuộc vào sớ tấu mà các vị quan Hành Khiển báo cáo lên Ngọc Hoàng.
Chính vì vậy, vào giờ Tý đêm 30 – ngày cuối cùng của năm, quan Hành khiển cũ và mới bàn giao công việc, mọi nhà thực hiện lễ cúng Giao thừa để tiễn vị quan cũ, nghênh đón quan mới – “tống cựu nghinh tân”.
>>> Xem thêm:
Ý nghĩa tục cúng 49 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ
Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ
Vào đúng giờ Tý, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị lễ vật tươm tất cúng giao thừa. Theo phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, lễ cúng giao thừa được chia làm hai mâm: mâm cúng thần linh, thổ địa ngoài trời và mâm cúng gia tiên trên ban thờ trong nhà.
Gia chủ tiến hành làm lễ cúng bái, sám hối với trời đất, tổ tiên, mời các cụ về nhà ăn tết với con cháu và mong nhận được sự che chở, phù hộ độ trì cho một năm may mắn, bình an.
Ý nghĩa chứa đựng trong lễ cúng giao thừa là trút bỏ, xua tan điều xấu của năm cũ và đón nhận những điều mớ mẻ của năm mới.
Các gia đình thường cúng giao thừa với lòng thành tâm chân kính, vô cùng cẩn trọng. Bởi theo quan niệm của người Việt, những điều hay, điều xấu xảy ra vào giây phút này sẽ liên quan, ảnh hướng tới mọi sự tốt, xấu của các thành viên trong năm mới.
Vì nghi thức cúng giao thừa được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời, do vậy, gia chủ cần chuẩn bị hai mâm lễ thật đầy đủ, vẹn toàn. Mâm lễ cúng giao thứa gồm:
1 con gà trống (hoặc thủ lợn, giò)
Bánh chưng
Bánh, kẹo
Lá trầu, quả câu
1 bình hoa tươi
Vàng mã
Đèn, nhang, hai ngọn nến (cốc nến)
3 chén rượu trắng
3 chén nước
1 đĩa muối
1 đĩa xôi
Mâm ngũ quả
Tùy điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình, sẽ có sự thay đổi khác nhau. Điều quan trọng hơn cả là sự thành tâm của gia chủ. Gia chủ cần ăn mặc nghiêm túc, chỉnh tề, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng để bày tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh, thổ địa, ông bà, gia tiên.
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ: