Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Chiêu Tài / Hồ Lô Gỗ Đào - Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Văn Hóa Và Phong Thủy

Hồ Lô Gỗ Đào - Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Văn Hóa Và Phong Thủy

(0)
Có rất nhiều những điều thú vị mà bạn chưa biết xoay quanh hình tượng quả hồ lô đấy!
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1. Nguồn gốc của bầu hồ lô

Quả bầu hồ lô trong tự nhiên (Ảnh minh họa)
Quả bầu hồ lô trong tự nhiên (Ảnh minh họa)
 

Hồ lô là một loại quả thực vật, họ bầu bí, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt, cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Qua tư liệu khảo cổ thì ở Nam Trung Hoa, Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Mĩ, Nam Mĩ, đồng bằng sông Nile….đều có sự hiện diện của quả hồ lô. 

Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy hình ảnh giàn bầu hồ lô ở các vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ. Bầu hồ lô khi nhỏ thì bằng nắm tay, lớn thì có đường kính khoảng gang tay người lớn và cao hơn một gang tay một chút. Để có được quả bầu khô đựng nước, người ta phải chọn giống rất kỹ, sau đó đem tra hạt trên nương rẫy vào khoảng tháng năm hàng năm. Khi quả bầu to bằng nắm tay thì chọn chừa lại mỗi dây hai đến ba quả đẹp nhất, không bị méo mó, số còn lại phải vặt bỏ. Khi quả bầu còn non, người ta phải treo trên cổ bầu một loại lá cây làm cho ruồi nhặng, sâu bọ sợ không dám đục. Đến khi bắt đầu cứng vỏ thì dùng dây cột giữ cho chắc trên giàn, sau đó lấy cây gai cây rừng về vẽ hoa văn, họa tiết tùy theo ý thích mỗi người.

Khi bắt đầu chế tác quả bầu thành vật dụng đựng nước, không ít dân tộc ở Tây Nguyên còn làm cơm cúng Giàng, sau đó mới dùng mũi dao sắc nhọn cắt cuống, đục lỗ ở phía trên cổ bầu. Trải qua rất nhiều công đoạn phía sau như làm rỗng ruột, ngâm bùn để vỏ bầu không bị mối mọt, quả hồ lô được hình thành và treo lủng lẳng lên gác bếp. Khói bếp mỗi ngày bốc lên, ám vào quả bầu khô, nhuộm cho màu vỏ càng ngày càng đen nhánh, bóng mượt và bền chắc hơn. 

Hồ lô không chỉ dùng để đựng nước mà còn dùng để đựng rượu, giúp chất lượng của rượu tăng lên đáng kể. Rượu đựng trong bầu hồ lô vừa thơm, vừa ngọt mà bầu rượu trông lại rất bắt mắt. Phần ruột của quả hồ lô được dùng làm thực phẩm. Phần hoa, đọt non, ruột, vỏ quả hồ lô non có thể được dùng chế biến món rau bổ sung lượng chất xơ và vitamin đáng kể cho cơ thể của con người. Hồ lô non còn có thể được phơi khô, dùng làm “rau khô” trong suốt mùa đông băng giá.

Hồ lô đắng được sử dụng làm dược phẩm bởi dược tính đặc biệt, chủ yếu là tính hàn của nó. Theo ghi nhận, có hơn 30 loại thảo dược có dùng dược liệu từ hồ lô, giúp tiêu khát, giải nhiệt, giải tâm nhiệt, lợi tiểu tràng, lợi tiểu, nhuận tâm phổi, trừ phiền muộn. 

 >>> Xem thêm: Hồ Lô Phong Thủy Và Những Điều Cần Biết

2. Hình ảnh hồ lô trong văn hóa tín ngưỡng

Trong văn hóa Trung Hoa, hình ảnh hồ lô xuất hiện trong rất nhiều những giai thoại khác nhau. Hiện nay, vẫn có khoảng 26 dân tộc ở Trung Quốc có tục sùng bái hồ lô hay có thần thoại liên quan đến hồ lô như dân tộc Hán, Thái, Di, Lật Túc, Miêu,...Chính vẻ ngoài đặc trưng của quả hồ lô đã khiến nó được “thần thánh hóa”, trở thành đối tượng thờ cúng trong các hình thức tín ngưỡng có từ thời viễn cổ.

Có dân tộc xem hồ lô là “vật tổ”, là biểu tượng cho sự sống, sự phồn thực và linh vật tạo ra dòng giống. Họ cho rằng hồ lô là biểu tượng của nguồn cội, là nơi trú ngụ của tổ tiên và cũng là nơi mọi linh hồn quay về sau cái chết. Chính vì thế, hồ lô gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, như đối với người Di thì việc đặt hồ lô lên bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho nơi linh hồn tổ tiên trú ngụ, hoặc để làm nghi lễ rước linh hồn người đã khuất vào trú ngụ bên trong hồ lô.

Không gian bên trong hồ lô được thần bí hóa thành không gian siêu phàm, nơi thần linh trú ngụ, đặc biệt là trong tín ngưỡng thờ thần. Mỗi khi gặp phải hoạn nạn, người ta làm nghi lễ tế hồ lô với mong ước thần linh ở trong sẽ giúp họ vượt qua hoạn nạn, giúp những lời thỉnh cầu của họ được như ý.

Cũng giống như trong tín ngưỡng, hình tượng hồ lô trong tôn giá được thể hiện mang đầy đủ các đặc trưng của nó. Trong các tôn giá như Nho, Phật, Đạo,...tại Trung Hoa thì có lẽ Đạo giáo tiếp nhận hình tượng hồ lô sâu sắc nhất.

Hồ lô là một trong những pháp bảo còn mạnh hơn cả Gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không (Ảnh minh họa)
Hồ lô là một trong những pháp bảo còn mạnh hơn cả Gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không (Ảnh minh họa)
 

Đạo giáo rất coi trọng hình ảnh cùng ý nghĩa biểu tượng của hồ lô. Trong Đạo gia, một trong “Bát tiên hái quả” sở hữu một chiếc hồ lô pháp lực vô biên, thường dùng để loại trừ cường bạo, diệt ác trừ gian, cải tử hoàn sinh. Dường như hồ lô đã gắn chặt với ý niệm bất tử, hồi sinh của Đạo giáo thần tiên trong dân gian.

Trong tác phẩm “Tây Du Ký” của tác giả Ngô Thừa Ân có rất nhiều chi tiết các vị tiên, Phật sử dụng hồ lô để thâu tóm yêu tinh. Thái Thượng Lão Quân cũng sử dụng hồ lô để cất linh đan nhưng chẳng may bị Tôn Ngộ Không trộm hết.

 >>> Đọc thêm: 3 Vật Phẩm Mang Hình Dáng Hồ Lô Nên Được Sử Dụng Trong Cuộc Sống

3. Ý nghĩa của Hồ Lô trong phong thủy

Với những truyền thuyết và ý nghĩa biểu tượng đặc biệt của mình, hồ lô được xem là một trong những pháp bảo che chở mang đến may mắn, cát tường và bình an cho gia chủ. 

Hồ Lô Gỗ Đào là một trong những pháp bảo kỵ tà, hóa sát được nhiều gia chủ sử dụng (Ảnh minh họa)
Hồ Lô Gỗ Đào là một trong những pháp bảo kỵ tà, hóa sát được nhiều gia chủ sử dụng (Ảnh minh họa)
 

Hồ lô với phần miệng nhỏ và bụng phình to, được xem là pháp khí thường được sử dụng để trấn áp tà ma, hóa giải điều xấu, đặc biệt trong việc hóa giải bệnh phù và thu hút các loại tà khí, uế khí, tạp khí.

Hồ lô gỗ đào được làm từ chất liệu gỗ đào – một chất liệu đặc biệt, duy nhất được sử dụng làm pháp bảo, pháp khí đạo gia khi muốn hóa giải tà khí, hóa giải uế khí, trấn trạch chi bảo... Các hình tượng được khắc họa trên hồ lô như là Âm dương, Bát quái Tiên thiên, Bát bảo,... đại diện cho vạn vật trong đất trời có khả năng kỵ tà hóa sát, chế giữ tà khí hóa giải điềm xấu.

Về mặt thiết kế quả Hồ lô bụng lớn miệng hẹp thân rỗng kết cấu hình tròn khi hút vận hạn xấu, tà ma, uế khí vào trong thì không thể thoát ra ngoài được.

Ngoài ra hình tượng Hồ lô còn tượng trưng cho sự no đủ, con cháu đầy đàn, gia đạo hưng vượng, anh em đoàn kết nên còn được sử dụng như là một pháp bảo khí hoạt hòa hợp tăng hòa khí gia đình. 

Hồ lô thân hình tròn, phần quả phình ra hình tròn ngũ hành thuộc Kim có khả năng hóa giải khác khí xấu về Thổ ngây ra của Nhị hắc, Ngũ hoàng khi thất vận.

Hồ lô được khai quang nạp thần chú đạo gia sẽ nâng cao công hiệu hóa giải lên bội phần là pháp khí đệ nhất trong việc hóa giải khí xấu, hóa giải bệnh tật, kích hoạt hòa hợp đem lại sức khỏe bình an cho người sử dụng khi đặt để trong nhà, treo vào các vị trí xấu hoặc đặt để trên đầu giường ngủ.

Tại Phong Thủy Tam Nguyên, vật phẩm Hồ lô Gỗ Đào có 3 kích cỡ khác nhau: cao 11cm, 17cm và 25cm để phù hợp cho các mục đích trưng bày và không gian khác nhau. Đặt Hồ Lô Gỗ Đào ở bất cứ vị trí nào trong nhà, đặc biệt là ở những vị trí có sao xấu chiếu tới hoặc hướng sát giúp hóa giải vận hạn, hóa giải tà khí, thâu thu uế khí, bệnh tật, chiêu tài lộc, đem lại bình an, sức khỏe và may mắn cho gia chủ.

Hãy lựa chọn cho căn nhà của mình một bình Hồ Lô Gỗ Đào, vừa phù hợp với không gian nhà vừa đắc được nhiều vượng khí cho những thành viên trong căn nhà. Click NGAY và để lại Họ tên + SĐT, đội ngũ Trợ lý của Thầy Tam Nguyên sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn thỉnh vật phẩm về nhé!

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ