Phong Thủy Tam Nguyên xin gửi tới quý độc giả 15 điều đại kỵ trong mộ phần bạn nên lưu ý:
Mộ phần bị giẫm đạp, hủy hoại khiến linh hồn người đã khuất không được yên ổn và phải chịu cảnh “người đời giày xéo”. Điều này còn ảnh hưởng tới con cháu của người đã khuất. Cuộc đời sau này sẽ chịu thân phận thấp hèn, bị người đời chê cười, vùi dập, sai khiến, nạt nộ. Cuộc sống nghèo khó, cả đời không ngóc đầu lên được.
Chính vì vậy, tuyệt đối tránh đặt phần mộ ở những nơi công cộng, những nơi có nhiều người qua lại.
Ở những nơi chôn cất, những người công nhân xây dựng hay cải tạo mộ thường tiện tay đóng cọc tại phần mộ của người khác, dựng lều che mưa nắng. Tuy nhiên, hành động này giống như việc đóng cọc vào linh hồn của người đã khuất, làm cho họ bị tổn thương. Nếu như mộ phần của cha ông gặp phải trường hợp như này, con cháu sẽ rất dễ bị thương, tai nạn… một cách bất ngờ. Vì vậy, hãy cẩn trọng, chú ý đối với phần mộ của gia đình.
Những ngôi mộ xây dựng từ xa xưa, khi chưa có tường bao hay nằm trong khu mộ kiên cố rất dễ bị những ngôi mộ mới mọc lên chèn ép, lấn chiếm đất. Điều này khiến người trong mộ khó lòng an nghỉ. Con cháu cũng sẽ khó an cư lạc nghiệp hay chịu những khó chịu của nhà đất.
Theo phong thủy âm trạch, mộ bị ngập nước khiến người đã khuất chịu cảnh rét mướt. Con cháu đời sau cũng vì thế mà sức khỏe yếu ớt, hay trúng gió, cảm lạnh, hoặc bị các bệnh liên quan đến xương khớp.Thậm chí, nhiều trường hợp con cháu bị chết đuối hoặc vì say rượu mà dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, hãy tránh việc án táng hoặc cải tạo những phần mộ ở nơi thấp trũng hoặc thấp hơn so với những ngôi mộ khác. Khi trời mưa, những ngôi mộ thấp sẽ bị nhấn chìm trong nước. Ngoài ra, người dân Việt xưa có thói quen an táng ở gần sông, suối, ao, hồ hoặc ngay phần ruộng gần nhà. Khi nước lũ dâng lên, khó tránh hỏi mộ phần bị ngập nước.
Theo ước vọng của người đã khuất hoặc người còn sống, một số gia đình thường đặt những đồ kỷ niệm quý giá làm đồ tùy táng. Điều này làm nảy sinh lòng tham của những kẻ xấu, muốn hãm hại hoặc lấy trộm. Mộ bị đào trộm khiến xương cốt bị phơi bày, dễ bị những con thú hoang xâm phạm. Điều này khiến linh hồn người đã khuất không thể siêu thoát, con cháu đời sau dễ gặp bất trắc, dễ bị sát hại.
Những ngôi mộ thời xưa thường được làm rất đơn giản, chỉ đắp đất thành mô cao và lấy gỗ hoặc đá làm bia. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, đất bị xói mòn trở thành những vùng đất bằng phẳng. Chính vì vậy, dễ có trường hợp không phân biệt được đất đã có mộ mà xây đè mộ mới lên. Điều này là kiêng kỵ đối với cả mộ nằm dưới lẫn mộ nằm trên. Linh hồn người nằm đó không thể an ổn. Con cháu của người nằm mộ dưới sẽ chịu cuộc đời hèn mọn, bị người khác chèn ép. Con cháu của người nằm trên cũng chẳng khá khẩm. Sự nghiệp sẽ gặp trắc trở, khó có thể thành công.
Những nguyên nhân như loạn lạc, chiến tranh, nghèo khổ khiến nhiều ngôi mộ không còn bia mộ, cũng không có một dấu hiệu gì. Điều này khiến con cháu đời sau không thể tìm lại được mộ phần của tổ tiên, không thể cúng tế hay hương khói.
Nếu gia đình bạn bị thất lạc mộ phần thì hãy cố gắng tìm lại bằng được để tránh cảnh con cháu đời sau lâm vào cảnh tha hương, tứ cố vô thân, thất bại trong cuộc sống.
Những ngôi mộ chưa được quây gọn rất có khả năng sẽ bị những thứ như gỗ quan tài hay gạch đá bùn đất từ ngôi mộ khác đè lên. Điều này sẽ khiến linh hồn bị tổn thương, con cháu sau này cũng dễ bị thương ở tay, chân hoặc liệt người. Nếu như bị đè ở phần đầu mộ, con cháu sẽ dễ bị tổn thương nơi não bộ, gặp các bệnh về thần kinh…
Mộ phần ở những nơi hoang vắng, nhiều thú hoang sẽ dễ bị xâm phạm. Thú dữ sẽ phá quan tài, bới xương cốt và tha đi khắp nơi. Đây là đại kỵ trong phong thủy âm trạch. Điều này khiến linh hồn bị giày xéo. Con cháu đời sau sẽ bị ảnh hưởng tới sự nghiệp, dễ vướng chuyện thi phi hay bị tiểu nhân hãm hại.
Những ngôi mộ được chôn cất ở vùng đất mềm, đến bên bờ ruộng dễ bị sụt lún, xói lở thường sẽ bị nghiêng. Hoặc những ngôi mộ xây dựng ở nơi đỉnh đồi, đỉnh núi dễ bị gió mạnh làm chao đảo. Điều này khiến người đã khuất không được yên nghỉ. Con cháu đời sau cũng luôn trong trạng thái lo lắng, bất an, dễ bị ngã cầu thang, hay gặp tai nạn.
Gạch đá, cát sỏi, xi măng trong quá trình xây dựng bị chất đống ở xung quanh mộ khiến cho hương hồn người đã khuất chịu đè ép, đau đớn. Con cháu sau này dễ gặp những bệnh liên quan đến nội tạng như đau đại tràng, gan mật, sỏi.
Những lỗ khuyết trên mộ sễ khiến kiến, mối, rắn hay chuột chui vào đó và làm tổ trong mộ. Điều này sẽ phá hoại và gây sụt lún mộ. Người nằm trong mộ sẽ phải chịu nhiều sợ hãi, lo lắng, hoảng sở. Con cháu cũng bị cảnh tha phương, lưu lạc và nghèo khổ. Nặng hơn là rơi vào cảnh tù tội.
Những ngôi mộ chôn cất gần cây có bộ rễ phát triển theo thời gian (như cây phong, cây thông, tùng bách…) hoặc cây có dây leo là điều không tốt. Rễ cây sẽ đâm xuyên quan tài, chèn ép lên xương cốt. Điều này khiến linh hồn người đã khuất không được thoải mái, cảm giác bị gò bó, mất tự do. Con cháu đời sau cũng dễ mắc bệnh về tiêu hóa hay bệnh ảnh hưởng tới thần kinh.
Nếu mộ phần bị tường báo kín, không có lối đi thì sẽ bất tiện cho con cháu đến thăm mộ sau này ngay cả tường có thấp và bước quan được. Điều này khiến linh hồn người đã khuất như bị nhốt bên trong, không được siêu thoát. Con cháu sau này cũng dễ vướng phải chốn lao tù.
Hệ thống thoát nước ở khu mộ vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới tiền tài của con cháu đời sau. Nếu lỗ thoát nước quá lớn, tiền tài sẽ trôi mất, con cháu sẽ nghèo khó, tài vận kém, dễ mắc bệnh tiêu hóa. Nếu lỗ thoát nước bị tắc thì con cháu dễ mắc bệnh đường tiết niệu hay hiếm muộn con cái.
Trên đây là những đại kỵ trong phong thủy âm trạch. Để được tư vấn thêm, mời quý độc giả liên hệ tới hotline 1900-2292.
>>> Xem thêm: