Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Đạo Mẫu Việt / Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam

Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam

(0)
Nghi lễ hầu đồng được cộng đồng biết tới từ lâu. Là nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nghi lễ này không phải ai cũng nắm rõ. Nên có người cho rằng đây là mê tín dị đoan. Nhưng bản chất của nghi lễ này rất sâu sắc. Mang đạm bản sắc dân tộc.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Nghi lễ hầu đồng hay còn gọi là lên đồng hoặc hầu bóng. Đây là nghi lễ tâm linh, thể hiện nhiều điều bí ẩn. Tuy nhiên, nghi lễ hầu đồng đã được công nhận và được lên sóng truyền hình. Do nghi lễ hầu đồng là việc thực hành thể hiện múa, diễn xướng, trang phục, âm nhạc dân gian. Mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Được sáng tạo, phát triển, lưu truyền qua các thế hệ.

>>>Xem thêm: Nguồn gốc đạo Mẫu Việt nam

Nghi lễ hầu đồng

Nghi lễ hầu đồng được thực hiện trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, Thờ Đức Thánh Trần. Nghi lễ này được tin là nghi thức để giao tiếp với thần linh. Người ta tin rằng, khi thực hiện nghi lễ. Thần linh sẽ nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa. Lúc này sẽ giúp phán truyền, diệt trừ ma quỷ, chữa bệnh, ban lộc, ban phúc cho con nhang đệ tử.

Những ai có thể hầu đồng?

Người đứng đầu buổi lễ, giá hầu đồng được gọi chung là Thanh đồng. Thanh đồng là nam giới thì được gọi là cậu. Nữ giới thì gọi là cô.

Đa phần người đứng ra thực hiện nghi lễ hầu đồng là những người có đang rơi vào khó khăn về tinh thần. Kéo theo gia đạo, công danh sự nghiệp gặp trắc trở.

Người xưa quan niệm, người có “căn” mà không biết, không ra trình Thánh thì thường ốm đau, bệnh tật. Dù có khám xét cũng không ra bệnh, gọi là bệnh âm. Đối với những ông đồng, bà đồng thì hàng năm, sẽ thực hiện nghi lễ hầu đồng. Có câu “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.

Chuẩu bị cho nghi lễ hầu đồng

Điện thờ: điện thờ là nơi thời các vị trong hệ thống Mẫu Tứ Phủ. Mẫu Thượng Thiên ở giữa, Mẫu Địa bên phải, Mẫu Thoải bên trái, Mẫu Thượng Ngàn.

Ngày thực hiện nghi lễ: ông đồng, bà đồng sẽ xem ngày đẹp tháng tốt để chuẩn bị.

Dàn nhạc hầu đồng: Tùy địa phương, hoàn cảnh mà người ta có thể thêm bót nhạc cụ. Nhưng một số nhạc cụ cơ bản phải đầy đủ là đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi, trống.

Nhân sự - người ở đằng sau hỗ trợ được gọi là Tứ trụ hầu dâng hoặc Nhị trụ. Những người này sẽ giúp Thanh đồng chuẩn bị trang phục lễ lạt.

Trang phục hầu đồng: Dân gian truyền có 36 giá đồng, tương ứng với 36 vị Thánh. Do đó, sẽ có 36 bộ trang phục được chuẩn bị. Những thứ cơ bản gồm: khăn đỏ phủ diện, 5 chiếc áo dài màu khác nhau, 1 quần dài trắng, khăn tấu hương, thắt đai lưng màu. Son phấn, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt.

Lễ vật trong nghi lễ hầu đồng

Lễ vật trong mỗi vấn ngày xưa thường đơn giản. Gồm: xôi, thịt, quả, hoa, trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã. Ngày nay, lễ vật càng phong phú, gồm cả những thực phẩm đương thời, hàng hóa công nghiệp, những thứ đắt tiền. Lễ mặn và lễ chay.

Lễ vật được bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật.

Thực hiện nghi lễ hầu

Bắt đầu buổi lễ, lễ vật được bày trước hương án. Thanh đồng bắt đầu bước lên chiếu đồng, làm nghi thức tẩy uế. Cung văn (dàn nhạc) bắt đầu dạo nhạc và hát văn công đồng.

  • Thay lễ phục: Thanh đồng chấp tay chờ phụ đồng phủ khăn diên làm lễ vái dập. Giá Đệ Nhất được bắt đầu. Khi sang giá khác, Thanh đồng thay trang phục và lễ cụ.
  • Dâng hương hành lễ: Thanh đồng tay trái cầm bó nhang đốt sẵn. Rút một nén nhang rồi huơ tay làm động tác phù phép. Gọi là khai nông, để xua đuổi tà ma.
  • Lễ Thánh giáng: khi Thánh nhập, Thanh đồng không còn ý thức của người phàm nữa, họ tự nhảy múa một cách uyển chuyển. Họ sẽ nói cười, hút thuốc, làm những việc bình thường họ không làm được. Đó là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo.
  • Múa đồng: là diễn xướng. Múa theo lời hát văn, thể hiện tính cách, hành động của vị Thánh. Múa đồng sẽ múa cờ, múa kiếm, long đao, kích ở giá quan. Giá ông hoàng thì có múa khăn, mua cờ. Giá cá chầu bà thì múa mồi, múa quạt, múa hoa, múa thêu thùa. Giá các cậu sẽ múa lân, múa hèo.
  • Ban lộc và nghe Văn: Những thứ Thánh dùng phải làm nghi thức khai quang cho thanh sạch. Những người tới dự sẽ tiến đến gần để cầu xin hoặc nghe phán truyền. Lúc này Thánh sẽ phát lộc như hoa quả, bánh trái, tiền bạc, gương lược,.. Tới mỗi giá thì cung văn sẽ ngâm thơ, hát văn về sự tích, lai lịch các vị thánh.
  • Giá thăng: là chuẩn bị kết thúc giá hầu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ miền Bắc Việt Nam. Nghi lễ hầu đồng mang tính uy nghi, khuôn phép. Ngày nay thì cởi mở, rộn rang. Sau khi được đưa tới các địa phương thì có chút thay đổi.

Trên đây là những chia sẻ cơ bản về nghi lễ hầu đồng. Hiểu đúng bản chất, giúp mọi việc trở nên tốt đjep. Tránh mê tín dị đoan.

>>>Đọc thêm: Các dạng thờ Mẫu khác nhau của ba miền

Việc thờ cúng vô cùng quan trọng. Dù bạn thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng sẽ cần có kiến thức về thờ cúng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ