Hành Thổ có 6 nạp âm phân thành: Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng Thổ, Đại Dịch Thổ, Sa Trung Thổ.
Lộ Bàng Thổ (đất ven đường), Đại Dịch Thổ (Đất quán dịch lớn) và Sa Trung Thổ (Đất pha cát – phù sa) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.
Thành Đầu Thổ (Đất đầu thành), Bích Thượng Thổ (Đất trên vách) và Ốc Thượng Thổ (Đất mái nhà – Ngói) đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. Ba hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.
– Canh Ngọ Tân Mùi, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng tạo hình cho Thổ, Thổ mới sinh chưa đủ sức để nuôi dưỡng vạn vật nên gọi bằng “Lộ Bàng Thổ”.
– Canh Ngọ, Ngọ thuộc Hỏa, Hỏa sinh Thổ làm mất nguyên khí sức đề kháng hung vận không bằng Tân Mùi, vì Mùi ở vào chính vị Thổ nên nhẫn nại kiên trì hơn.
– Hỏa vượng, Thổ thành đất cứng, chính vì điều này người mệnh Lộ Bàng Thổ rất nóng nảy nhưng cũng rất quật cường. Dù tính tình chính trực nhưng lại không chín chắn nhìn nhận sự việc, hiểu rõ thiện ác, thuận hay không thuận.
– Lộ Bàng Thổ đất rộng, trải dài miên viễn cần có Thủy cho đất hết khô để cây cỏ mọc. Người thuộc mệnh Lộ Bàng Thổ tích cực nghiên cứu, tăng cường học vấn sẽ như chất Thủy tưới cho Thổ trở nên hữu dụng.
– Người mang mệnh Lộ Bàng Thổ kém trong việc thúc đấy sự hành động của người khác, chính vì vậy, Lộ Bàng Thổ phù hợp với vị thế của một lý thuyết gia hơn.
– Mậu Dần Kỷ Mão là 2 Thiên Can đều là Thổ. Dần thuộc cấn sơn, thổ tích thành núi cho nên gọi là “Thành Đầu Thổ”.
– Mệnh nạp âm Thành Đầu Thổ tính tình trung trực chất phác, thích giúp người, trung thành nếu như mệnh số bình thường.
– Mệnh số hội tụ cách cục tốt thì khí thế khác hẳn, núi chính là nơi của rồng ấp, cọp ở. Người này mang chí lớn với tâm chất sảng trực xem thành bại làm thường tình. Thời loạn cũng như lúc bình đều có thể dùng vào vai trò lãnh đạo gây cơ dựng nghiệp theo chiều hướng thiện.
– Mậu Dần Kỷ Mão thì Dần Mão đều thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ cho nên ở bình thời dễ nên công hơn loạn thế.
– Bính Tuất và Đinh Hợi. Bính Đinh thuộc Hỏa. Tuất Hợi là cửa trời (Thiên môn). Hỏa ở trên cao dĩ nhiên đất không sinh dưới thấp nên gọi bằng “Ốc Thượng Thổ”.
– Ốc Thượng Thổ là ngói lợp mái nhà để che sương, tuyết mưa. Muốn thành ngói, Thổ phải trộn với nước lại đưa vào lò lửa luyện nung.
– Người mang nạp âm Ốc Thượng Thổ dù số hay cũng phải trải thiên ma bách triết để thoát thai hoán cốt mới thành công. Nếu đi con đường dễ thì cái thành công chỉ là thứ thành công chóng tàn dễ vỡ như hòn ngói chưa nung chín gặp mưa nhanh chóng nát ra.
– Bính Tuất, Tuất thuộc Thổ chính vị sức chiến đấu dẻo dai cứng cỏi hơn. Đinh Hợi vì Hợi thuộc Thủy Thổ khắc Thủy sức đề kháng không khỏe bằng Bính Tuất.
– Canh Tý Tân Sửu thì Sửu là chính vị của Thổ, mà Tý là đất vượng của Thủy, Thổ gặp Thủy biến thành bùn cho nên gọi bằng “Bích Thượng Thổ”.
– Bùn nhuyễn mềm muốn trát thành vách phải tựa vào kèo cột phên, thiếu chỗ tựa khó thành vánh tường. Bởi thế, người mang nạp âm Bích Thượng Thổ phải tựa vào người mà thành sự, làm quản lý, làm kẻ thừa hành tốt, đứng ngôi chủ dễ thất bại.
Tuy nhiên cũng có những loại đất chất dính mạnh phơi nắng trở thành cứng cáp không phải dựa vào kèo cột cũng đứng vững được. Bởi thế, người mang nạp âm Bích Thượng Thổ cần phải trải nhiều kinh lịch mới hay.
– Vách để che gió, chắn mưa cho nên tư chất thường bao dung. Mệnh nhiều hung sát đa nghi thủ đoạn mà mang nạp âm Bích Thượng Thổ dễ đưa đến sơ hở mà bị hại.
– Canh Tý, Tý Thủy bị Thổ khắc, khí thế nhược. Tân Sửu, Thổ vào chính vị sức đề kháng cương mãnh.
– Mậu Thân và Kỷ Dậu thì Thân thuộc Khôn là đất. Dậu thuộc Đoài là đầm nước (trạch). Chữ Dịch có một nửa chữ Trạch, thật ra phải gọi bằng Trạch Thổ mới đúng.
– Khôn là đất. Trạch là chỗ hồ ao đầm vũng có nước. Sông đem nước đi khắp nơi, đầm ao là chổ cá sinh sống thoải mái mầu mỡ tích súc. Đại Dịch Thổ tự nó tích súc, đất rộng sông sâu.
– Mệnh tốt mà nạp âm Đại Dịch Thổ thường làm được công lớn ích lợi cho thiên hạ. Mệnh thường, phụ giúp các việc thiện luôn luôn có thành tâm.
– Mệnh nhiều hung sát mà cho cáng đáng những công tác nhân đạo chỉ đưa đến hỏng việc. Thân Dậu đều thuộc Kim, Thổ sinh Kim nên Mậu Thân hay Kỷ Dậu đều có khả năng kiên trì ít bối rối.
– Bính Thìn và Đinh Tỵ, vì Thổ cục tràng sinh tại Thân cho nên tại Thìn là Mộ khố, Tỵ là Tuyệt, Thiên can Bính Đinh đều thuộc Hỏa. Hỏa của Bính Đinh đến Thìn là Quan Đới, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát).
– Thổ tới khố không phải cát của sa mạc mà là cát của đất phù sa vì Thìn thuộc Thủy khố. Gặp sông nước đẩy đưa tập trung tài bồi thành bãi thành bờ nhiều mầu mỡ.
– Mệnh Sa trung thổ là đất phá cát, cát của đất phù sa. So với Bính Thìn, thì Mệnh Đinh Tỵ ít chất thủy hơn, do đó chất phù sa cũng ít hơn, khô ráp hơn nên hạn chế Hỏa vì hỏa sẽ làm khô cằn đất phù sa.
– Sa Trung Thổ tùy sóng, tùy gió nên tính chất uyển chuyển, giỏi đầu cơ, lợi dụng thời thế. Khả năng 2 mặt thiện ác – khi là rồng lúc thành rắn, vừa anh hùng và vừa là gian hùng.
– Bính Thìn, Thìn thuộc Thổ chính vị cho nên cứng rắn hơn. Đinh Tỵ, Tỵ thuộc Hỏa tiết thân mà sinh Thổ nên nguyên khí giảm không kiên trì bằng Bính Thìn. Đinh Tỵ, uyển chuyển, khéo léo và mềm mại hơn so với tuổi Bính Thìn.
>>> Xem thêm tổng hợp thông tin về Ngũ Hành: