Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Hoá Sát / Sự kì diệu của lông công

Sự kì diệu của lông công

(0)
Bạn biết gì về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của loài chim vô cùng cao quý Khổng Tước này?
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Công hay còn gọi là Khổng tước là tên Hán Việt để chỉ một trong các loại chim thuộc họ Trĩ (tên Latin là Pavo cristatus hoặc Afropavo congensis). Khổng tước có nguồn gốc ở vùng Nam Á, nhất là Ấn Độ, được chia làm 2 nhóm chính Chim công Trung Quốc (thường có màu lục và phân bố chủ yếu ở Vân Nam – Trung Quốc và Đông Nam Á) và chim công Ấn Độ (thường có màu lam).

Tuy đều có vẻ ngoài không khác nhau nhiều nhưng so về kích thước thì chim công Trung Quốc nhỏ hơn chim công Ấn Độ một chút. Điểm phân biệt rõ nhất chính là mào lông trên đầu chúng.

>>> Xem thêm bài viết: Lông Công Có Tác Dụng Gì Trong Phong Thủy?

1. Truyền thuyết về Khổng tước trong Phật Giáo – Phật Mẫu và ý nghĩa của chim công trong những nền văn hóa cổ đại

Đây là loài chim mang vẻ đẹp cao quý và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Phật Giáo. Theo đạo Phật, hai thần điêu có sức mạnh và khả năng khai thiên lập quốc là Kim Sí Điêu (đại bàng) và Khổng tước. Thân hình Khổng tước luôn rực cháy khiến bất cứ sinh vật nào tới gần cũng bị nó thiêu rụi. Trong truyền thuyết, Khổng Tước là loài chim kiêu hãnh và vô cùng hung ác. Nó từng nuốt Phật tổ Như Lai vào bụng. Phật tổ định rằng sẽ lấy tính mạng nó để phổ độ chúng sinh, ngăn ngừa sự ngang tàn, hung ác của nó và tránh để nó làm hại tới nhân gian. Trong các kinh sách chép lại cho biết, ở một đời xa xưa, Đức Phật Thích Ca từng là một vị Khổng Tước Vương. Trong Kinh A Di Đà có nói: trong các loài thánh điểu do Đức A Di Đà biến hóa ra để pháp độ chúng sinh, ngài đã từng hóa thân thành Khổng Tước. Ngoài ra, Khổng Tước còn là lưu thân của Phật Tỳ Lô Giá Na.

Truyền thuyết về Khổng tước trong Phật Giáo – Phật Mẫu
Truyền thuyết về Khổng tước trong Phật Giáo – Phật Mẫu
 

Khổng Tước gắn liền với rất nhiều tích chuyện trong đạo Phật, trong đó có một hình ảnh dễ thấy nhất đó là hình ảnh của Minh Vương Bồ Tát luôn gắn với hinh ảnh của thần điêu Khổng Tước. Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương là một trong những đàn thành nổi tiesng linh hiển nhất của Đông Mật, được rất nhiều Triều đình và dân chúng các nước Đông Phương dùng vào trong các pháp hội đàn tràng hộ quốc, tiêu tai, cầu mưa, trừ ôn dịch, cầu bình an tăng phước thọ, tiêu bệnh tật…..

Trong quan niệm dân gian, chim công có nhiều nét đẹp giống với Phượng Hoàng – một trong bốn tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Phượng Hoàng mang ý nghĩa tâm linh, chỉ xuất hiện trong tưởng tượng chứ không hề có thật. Vì lẽ đó, chim công được xem là biểu tượng của Phượng Hoàng, như một linh vật thể hiện cho quyền uy, mang tới những điềm lành và phước đức.

Trong thần thoại Hy Lạp, hình ảnh chim công được xem là một trong những biểu tượng của Hera – Nữ hoàng của các vị thần, người phụ nữ của thần Zeus, vị thần tối cao trên đỉnh Olympus. Trong thần thoại Hindu, chim công được coi như linh vật thay cho chiến mã thời xưa. Lông của chim công còn được dùng để trang trí trên mũ của một số vị thần, trong đó có thần Murugan – vị thần của chiến tranh, được tôn thờ và tôn vinh là hiện thân của sự hoàn hảo và luôn cưỡi một chú công khi ra trận. 

2. Ý nghĩa của lông Khổng tước trong phong thủy

Thời cổ, chim công đã được xem là loài chim quý và luôn được coi trọng. Chúng thường được nuôi để thưởng ngoạn bởi hoa văn trên lông đuôi của chim công có hình như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng trông vô cùng lộng lẫy. Trước đây, lông chim công cũng được sử dụng làm đồ trang sức, làm quạt, mang lại cho người sử dụng một biểu tượng vô cùng quý phái và sang trọng.

Trong phong thủy, lông chim công được cắm vào bình, vừa để trang trí nhà cửa, vừa mang ý nghĩa hút năng lượng từ trời đất để điều hòa âm dương trong nhà, trong cơ quan, văn phòng. Sự điều hòa này là cần thiết để lấy lại hòa khí, kích tài lộc, mang lại vượng khí và xua đuổi tà khí.

Ý nghĩa lông Khổng tước trong phong thủy
Ý nghĩa lông Khổng tước trong phong thủy
 

✅ Cắm một bình với 30 cành lông công giúp hòa hợp gia đình, mang lại nhiều điều may mắn cho gia đạo. Cắm 55 lông công lại mang ý nghĩa Ngũ Phúc Lâm Môn, tức là Trường Thọ - Phú Quý – An Khang – Hảo Quý – Thiện Chung. 

✅ Trong bình nếu có 54 lông đen và 1 lông trắng sẽ mang hàm ý âm dương hài hòa, bắt đầu mọi sự khởi đầu mới tốt đẹp. 

✅ Trưng bày trong nhà một bình lông công với 108 cành lại có ý nghĩa là Thập Toàn Đại Phát, hướng đến sự hoàn hảo và bền vững sau này. Bình nếu có 9 cành lông công trắng và 99 cành lông công đen tượng trưng cho thiên địa, âm dương hài hòa, trường cửu vĩnh viễn.

➡ Nếu một người khách đến công ty, văn phòng, cửa hàng hay nhà bạn và mang theo luồng khí xấu thì một bình lông công hoàn toàn có thể giúp bạn hóa giải được sự không may mắn đó. 

➡ Một bình lông công đặt trong phòng ngủ được cho là sẽ tạo thêm sức mạnh phòng the cho phái nam, sự gợi cảm cho phái nữ, cải thiện chuyện tình cảm vợ chồng và giúp họ gắn bó hơn. Hay một bình lông công đặt trong phòng làm việc của bạn sẽ tạo ra sự uy nghi, sang trọng và phần nào đó mang lại vượng khí cho công danh sự nghiệp của gia chủ.

Trên đây là những ý nghĩa phong thủy của lông công. Kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên của lông công với những hàm ý vô cùng tốt đẹp mà nó mang tới, có thể thấy rằng đây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho mỗi người vừa để trang trí, vừa để chiêu tài lộc, bình an đến cho người sử dụng.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách cắm lông công phong thủy để bàn thờ

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ