Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Tâm Linh Việt / SO SÁNH KHÁI NIỆM MÊ TÍN VÀ KHOA HỌC

SO SÁNH KHÁI NIỆM MÊ TÍN VÀ KHOA HỌC

(0)
Trong ngôn ngữ hiện đại, từ đối lập nhất với “mê tín” là “khoa học”. Cả hai từ trên một vài khía cạnh nào đó đều chỉ chung một “sự thật”, còn trong đa số trường hợp đều cùng thể hiện sự bình phẩm.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Khi đánh giá vấn đề người ta thường sử dụng từ khoa học. Hiện nay người ta thường gắn văn hóa vật chất Phương Tây với khoa học và kỹ thuật (hình thái được vật chất hóa của khoa học) vào làm một. Do đó khoa học bèn trở thành từ bình phẩm có giá trị cao nhất. Khi người ta muốn đưa một sự việc hay sự vật lên giá trị cao, đáng được tôn trọng nhất thì người ta gắn cho nó cái “mũ” khoa học, hoặc là đã được “khoa học chứng minh”.

Tuy nhiên, còn nhiều điều chưa thể giải thích được.

>>>Xem thêm: Làm sao để chọn vị trí kinh doanh đắc địa, khoa học nhất

“Mê Tín” hay “Khoa Học” đều chỉ là một sự bình phẩm

Một số học giả gần đây, tuy ý thì muốn nêu cao tư tưởng tinh hoa của Nho Gia, nhưng ngược lại lại cho học thuyết âm dương, ngũ hành là cặn bã. Họ gọi âm dương, ngũ hành – một học thuyết đã từng thống trị trong các lĩnh vực thuật số như thiên văn, ngũ hành, hình pháp (phong thủy, tướng thuật), đoán mệnh, y thuật, vọng khí, v.v… là “mê tín”. Đó rõ ràng là đứng trên quan điểm thể nghiệm thế giới theo văn hóa Phương Tây để bình phẩm những hiện tượng của văn hóa Trung Quốc cổ.

Xem qua lịch sử Trung Quốc cận đại, đó là một bộ lịch sử hoặc là với thái độ dùng phương thức truyền thống của Trung Quốc để chống lại, bài xích văn hóa Phương Tây, hoặc với thái độ lợi dụng văn hóa Phương Tây một cách có chọn lọc, hoặc với thái độ cam tâm tình nguyện tiếp thu toàn bộ văn hóa Phương Tây làm cho lịch sử triệt tiêu lẫn nhau.

Từ sau khi văn hóa Phương Tây dùng nước thánh, thuốc phiện, pháo hạm mở rộng cánh cửa vào Trung Quốc, người ta bắt đầu so sánh hai nền văn hóa dưới những góc độ khác nhau và cuối cùng rút ra kết luận phổ biến là: Phương Tây “tiên tiến” còn Trung Quốc “lạc hậu”.

Văn hóa của Trung Quốc chỉ có thể so sánh với một giai đoạn nào đó trong quá khứ của Phương Tây. Sự biến đổi các hình thái và thứ lớp của văn hóa Phương Tây bèn trở thành mô hình duy nhất, con đường duy nhất để phát triển văn hóa của nhân loại.

Họ có những cái mà ta không có như chế độ “dân chủ”, thể chế chính trị – kinh tế, phương pháp quản lý, khoa học kỹ thuật, nền công nghiệp hiện đại, giáo dục v.v… đều là những cái mà chúng ta đang lạc hậu và là những điều kiện đủ để trở thành tiên tiến.

Còn cái mà ta có, họ không có thì lại trở thành nguyên nhân lạc hậu của ta, thành nhân tố hạn chế, làm trở ngại cho sự tiến lên, thành gánh nặng lịch sử. Từ đó mà vứt bỏ hết “truyền thống”, dấy lên phong trào tìm kiếm “chân lý” trong văn hóa Phương Tây. Người ta hi vọng từ trong “công nghiệp cứu quốc”, “khoa học kỹ thuật cứu quốc”, “giáo dục cứu quốc” để tìm được “thuận với trào lưu thế giới”, cho đó là “cứu quốc bảo trọng”. Trong quá trình phá bỏ trật tự cũ, âm dương, ngũ hành bèn trở thành đối tượng bị đả phá đầu tiên, cho dù trên một ý nghĩa nào đó, đó chỉ là sự phá bỏ hình thái bên ngoài.

Một ví dụ đầy kịch tính nhất là sự thay đổi trong đánh giá về Trung Y – một trong những phương thuật y học cổ đại của Trung Quốc. Trong phong trào văn hóa mới, Trung Y cũng giống như các phương thuật khác đã từng bị xem là mê tín. Âm dương – Ngũ hành là đại bản doanh của mê tín. Kết luận là: “cái chết có liên quan đến sự sống chết của ông cha ta đều là sản phẩm của quan niệm âm dương Ngũ hành này.”

Với sự chi phối của cách đánh giá đó, Trung Y đã từng bị coi là một tai ách. Nhưng về sau, đặc biệt là mấy chục năm gần đây, tình hình này đã có sự thay đổi căn bản. “Mê tín” nhảy vọt thành “Khoa học”. Trung Y với tư cách là một sự thật, bản thân nó không hề thay đổi, mà thay đổi là sự đánh giá. Ở đây rõ ràng mê tín hay khoa học chẳng qua chỉ là sự đánh giá.

Thuật số là một trong những hình thái quan trọng của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Sau nhà Đường và Ngũ Đại, thuật số đoán mệnh được lưu hành rộng rãi với trình tự tính toán tinh vi hơn các đời trước đó nhiều. Nó đã được lưu hành hơn 1000 năm, cao nhất là vua cho chí thường dân đều thành tâm tin tưởng.

Mấy chục năm lại đây ngược lại bị xem là mê tín. Sở dĩ nói đó chỉ là một sự bình phẩm vì Trung Y và Thuật Đoán Mệnh đều cùng một hệ thống, cùng có sắc thái như nhau, thế mà y học thì lại được xem là khoa học. Cho nên “mê tín” là một sự bình phẩm mang thiên khiến.

Phong thủy là Khoa học và Nghệ thuật

Phong thủy không chỉ là một môn khoa học mà còn mang tính nghệ thuật. Vì nghệ thuật trong khoa học chính là việc chọn phương pháp, kỹ thuật thích hợp để áp dụng trong một trường hợp cụ thể và những trường hợp nào không được áp dụng những kỹ thuật hay phương pháp trên. Và cũng vì là khoa học nên Phong thủy có những quy tắc và công thức chung. Tuy nhiên, việc chọn quy tắc hay công thức nào là tùy vào sự quan sát, diễn giải, và đánh giá từng trường hợp cụ thể, đây chính là tính nghệ thuật trong Phong thủy, ví dụ như mỗi một nơi có tính chất môi trường khác nhau, thế núi, thế nước khác nhau sẽ sử dụng những quy tắc cụ thể khác nhau phù hợp với thế núi, thế nước và môi trường, đó chính là nghệ thuật. Tuy nhiên tất cả những quy tắc hay nghệ thuật đều xoay quanh nguyên lý âm dương và ngũ hành.

Ngày nay, nhiều người công nhận Phong thủy là một môn khoa học ứng dụng hơn là một môn khoa học đơn thuần. Tôi cũng hy vọng nó sẽ được mọi người công nhận là khoa học ứng dụng, để việc phổ cập, phổ biến rộng rãi những kiến thức chính thống nhiều hơn nữa trong giới học thuật và người thực hành giống như cách người phương Tây phổ biến tất cả học thuật để mọi người cùng học tập, hiểu biết thấu đáo, bởi việc xem đây mới là bí kíp, hay đây mới là chân truyền, thì nó sẽ tiếp tục lạc hậu so với các ngành khoa học khác. Chúng ta nên có kiến thức phong thủy, vì Phong thủy cũng có thể cung cấp cho người ứng dụng một công cụ mà qua đó có thể giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống như sức khỏe, sự giàu có, và cả mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, bộ môn khoa học này có cơ sở để đảm bảo rằng nhà cửa, văn phòng, nơi làm việc, và môi trường sống nói chung sẽ làm thuận lợi cho những mục tiêu và nỗ lực của con người. Và khi chúng ta không nhập nhằng giữa tôn giáo và Phong thủy, thì cả hai có thể tồn tại song song nhau như thực tế, và giúp chúng ta có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

>>>Đọc thêm: Tìm hiểu về Long theo khoa học cổ phương Đông

Hãy liên hệ với chúng tôi để cùng trò chuyện, tham gia Câu lạc bộ Phong thủy và Cổ học phương Đông nhé!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ