Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nghi Thức - Văn Lễ / Cách thay bát hương cũ và lưu ý khi thay bát hương mới

Cách thay bát hương cũ và lưu ý khi thay bát hương mới

(0)
Thay bát mới cho bàn thờ là một việc cần thiết khi bát hương đã quá cũ hoặc hỏng hóc. Vậy thay bát hương cũ như thế nào? Nên bỏ gì vào bát hương? Có nên thay tro bát hương không? Cho gạo vào bát hương có sao không?
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trong bài viết dưới đây, Phong Thủy Tam Nguyên sẽ giải đáp những câu hỏi đó đồng thời hướng dẫn bạn cách thay bát hương cũ chuẩn xác nhất.

>>>>> Xem thêm: Văn khấn bỏ bát hương cũ (Giải xá bát hương)

I. Khi nào cần thay bát hương cũ?

Theo như lời truyền miệng từ xa xưa tục lệ của ông cha ta thì khi thay bát hương cũ đi thì mang nó bỏ ra ngoài sông hay dưới các gốc cây lớn hoặc là mang lên chùa.

Tuy nhiên đây lại là những việc làm không đúng. Nếu như mang bỏ xuống sông thì nếu nước sông không sạch sẽ gây ô uế, mất đi lòng thành kính với bề trên, không những vậy còn gây ảnh hưởng tới môi trường. Nếu mang bỏ ngoài gốc cây lớn thì khiến cho không gian mất mỹ quan, ô nhiễm. Còn việc mang lên chùa cũng nên kiêng kị.

Theo các vị tăng sư có tiếng, thay Bát Hương cũ là tốt, vì khi thay bát hương như vậy là một phần bày tỏ lòng thành, kính trọng đối với bề trên. Tuy vậy, không phải muốn thay tùy ý như thế nào cũng được. Cách tốt nhất là khi khi thay bát hương thì bạn nên đập nhỏ ra và mang đi chôn cất, đây chính là cách làm tối ưu nhất mà lại có thể đảm bảo được vệ sinh.

II. Cách thay bát hương cũ

Cách thay bát hương cũ cần phải thực hiện đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Làm sạch bát hương

Bạn chuẩn bị một chiếc khăn mới, nhỏ, sạch. Giã gừng nhỏ rồi cho vào rượu trắng. Sau đó bạn dùng khăn nhúng vào rượu gừng để lau bát hương.

Bước 2: Chuẩn bị tro và thất bảo

Tro bạn có thể mua sẵn ở các cửa hàng bán đồ hàng mã. Tùy vào bát hương to, nhỏ, bạn hãy mua số lượng cho phù hợp. Thất bảo là các vật bằng đá quý, ngọc bạn có thể mua ở các tiệm vàng bạc, đá quý.

cách thay bát hương cũ
Cách thay bát hương cũ

Bước 3: Bốc tro vào bát hương

Bạn nhớ rửa tay sạch sẽ với rượu gừng trước khi bốc tro vào bát hương. Bốc từng nắm tro và đếm theo quy tắc: Sinh, lão, bệnh, tử. Khi gần đầy bát hương, bạn lựa để dừng lại ở “sinh”.

Tuyệt đối không được đổ cho đầy bát hương, mà phải bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào, trong đầu cũng phải khấn: Con là … (họ tên)… Con xin bốc bát hương cho (thần linh, gia tiên, bà cô).

Bước 4: Đặt bát hương về đúng vị trí ban đầu

Sau khi bốc xong, bạn đặt bát hương về vị trí ban đầu của nó. Thông thường sẽ có ba bát hương. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở bên tay trái, bát hương gia tiên ở bên tay phải.

Cha ông ta hay có quan niệm rất coi trọng người đứng khấn. Chính vì vậy, vị trí trái/phải hay tính theo vị trí của người đứng khấn. Có nghĩa là bát hương bà cô đặt vị trí bên tay trái mình nhìn vào. Bát hương gia tiên đặt ở vị trí bên tay phải mình nhìn vào.

Bước 5: Sắm lễ

Thời gian gần Tết ai cũng bận rộn. Bạn chỉ cần sắm lễ thành tâm là được. Hoa, quả, nước sạch bày lên bàn thờ. Thắp 3 nén nhang cho mỗi bát hương. Những lần sau thì bạn có thể chỉ thắp 1 nén hương cũng được.

Bước 6: Bố trí đúng vị trí

Bát hương cần được đặt chắc chắn, đúng vị trí trên bàn thờ. Tuyệt đối không nên xê dịch. Tất cả đồ thờ dâng lên như hoa quả, bánh kẹo, mâm cỗ,… cần đặt ở phía trước bát hương là tốt nhất.

III. Những lưu ý khi thay bát hương mới cho bàn thờ

1. Nên bỏ gì vào bát hương?

Ngoài việc chuẩn bị tro nếp, bát hương nên bỏ gì thêm nữa không? Thông thường trước khi phủ tro, gia đình cần chuẩn bị cả thất bảo.

Thất bảo trong bát hương bao gồm thạch anh, thiết vàng, thiết bạc, ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ. Các vật phẩm này có khả năng thu hút các trường năng lượng tích cực.

Ví dụ đá thạch anh mang trường năng lượng cao nhất trong các loại đá. Đá quý có tác dụng xua tan tà khí, tốt cho sức khỏe. Ngọc ngà đem tới cát lành phú quý. Mã não lại đại diện cho hưng thịnh, trường thọ…

Ngoài ra, bát hương còn được bỏ thêm một lá thần chủ, được viết tên hiệu thần vị. Sau khi đủ tất cả các vật phẩm, người bốc bát hương sẽ thắp nén nhang, nén nhang hướng lên trời biểu tượng cho tam tài.

Cốt Thất Bảo Bát Hương giúp tăng thêm sự linh ứng
Cốt Thất Bảo Bát Hương giúp tăng thêm sự linh ứng

2. Cho gạo vào bát hương có được không?

Gạo Vàng Thần Tài được xem là một vật phẩm cực kỳ May mắn. Nó được chế tạo từ loại cát vàng và đá tự nhiên thuần khiết. Mỗi một công đoạn chế tác đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ một cách nghiêm túc. Sức linh nghiệm đặc biệt mạnh, là một vật thần lực mạnh mà nhà nhà nên có trong gia đình. 

Cách sử dụng gạo vàng thần tài: Dùng Gạo Vàng Thần Tài rắc vào bát nhang thần tài vào ngày 10 hàng tháng hoặc ngày mùng 1 và ngày 15 (ngày rằm) để thần tài phù hộ tăng năng lực chiêu tài. Hoặc dùng Gạo Vàng Tài Thần đặt trong bát hương (nhang) hoặc rắc lên trên mặt bát hương (Nhang) để Linh khí đại thăng, Chiêu tài nạp Phúc. 

3. Có nên thay tro bát hương không?

Việc thay tro bát hương là vô cùng quan trọng. Khi thay tro, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh đổ tro ra cùng một lúc mà hãy dùng thìa rồi múc lần lượt từng chút tro ra một để không bị hao tán tài sản. Khi đổ thì như vậy nhưng lúc cho tro vào nhớ đổ liền cùng lúc nhé như thế mới tốt cho đường tài lộc.
  • Phần tro cũ và tro đốt chân hương nên đem thả ra sông suối để mát mẻ, thanh thoát.
  • Lưu ý, khi đổ tro mới vào, gia chủ nên đốt 7 đồng tiền vàng với bát hương thờ phật và 3 đồng tiền vàng bới bát hương thờ tổ tiên rồi hơ quanh. Khi tờ tiền cháy được một lửa thì mới thả vào bát hương.

Đặc biệt, tro bát hương phải là tro được đốt từ rơm nếp mới.

4. Bỏ cát vào bát hương có được không?

Theo các chuyên gia của Phong thủy Tam Nguyên, cát cũng có thể dùng để bốc bát hương nhưng cần chọn nguồn cát sạch, không lẫn tạp chất. Cát dùng để bốc bát hương nếu không sạch sẽ tạo ra nhiều tà khí quanh ban thờ khiến việc thờ cúng không còn được linh nghiệm nữa.

Dùng cát để bốc bát hương có nhược điểm là rất cứng, khiến việc cắm nhang trở nên khó khăn hơn, hay gãy chân nhang (trong khi đó việc để gãy chân nhang là điềm báo không lành mà gia chủ nên đặc biệt lưu ý).

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của Thất Bảo trong cốt bát hương

Trên đây, Phong Thủy Tam Nguyên đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về cách thay bát hương cũ và những lưu ý khi thay bát hương mới. Hi vọng những thông tin này giúp ích cho bạn vào một ngày không xa. 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ