Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Khổng Giáo / Biểu hiện của Nho giáo Việt Nam qua các thời kỳ

Biểu hiện của Nho giáo Việt Nam qua các thời kỳ

(0)
Nho giáo Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với những dấu mốc lịch sự của dân tộc Việt có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn hóa, xã hội Việt.

Nho giáo được biết đến là một hệ tư tưởng rất có ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam. Cùng với chiều dài của lịch sử, những tư tưởng của Nho giáo đã góp phần định hình phong cách sống, lối sinh hoạt của người dân Việt. Trong xã hội hiện đại, những tư tưởng của Nho giáo vẫn tồn tại và góp phần xây dựng trật tự xã hội Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ là những tìm hiểu về ảnh hưởng cũng như biểu hiện của Nho giáo đến Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức đã ra đời cách đây hơn 2500 năm. Trong suốt quá trình tồn tại Nho giáo đã thực sự ảnh hưởng đến nhiều quốc gia phương Đông và trong đó có Việt Nam. Nho giáo Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với những dấu mốc lịch sự của dân tộc Việt.

Giai đoạn Nho giáo được truyền bá vào nước ta

Có rất nhiều các tài liệu ghi chép về việc Nho giáo được truyền vào nước ta từ thế kỷ I TCN. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sự ảnh hưởng của Nho giáo còn rất hạn chế. Nho giáo đã du nhập vào nước ta cùng với chữ Hán như một phương thức để đồng hóa dân tộc Việt. Tuy nhiên, tổ tiên của chúng ta với tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc vẫn phát huy rất tốt các truyền thống dân tộc, cùng với đó tiếp cận những tinh hoa văn hóa du nhập, chắt lọc những tư tưởng tiến bộ hợp thời của Nho giáo thời bấy giờ để phát triển những tri thức về xã hội, tự nhiên, văn học,...

Nho giáo Việt Nam có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và xã hội
Nho giáo Việt Nam có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và xã hội

Sang đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng vang dội của Ngô Quyền, người Việt đã bước sang kỷ nguyên của độc lập, tự chủ. Cột mốc này đã đánh dấu hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nho giáo lúc này cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến xã hội. Ở giai đoạn này, tư tưởng Nho giáo dù chưa đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội nhưng đã bước đầu ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà nước phong kiến.

Nho giáo Việt Nam phát triển đỉnh cao trong chế độ phong kiến tập quyền

Biểu hiện của Nho giáo Việt Nam thời Lý

Đây là thời kỳ đánh dấu sự ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo đến đời sống chính trị và xã hội Việt Nam. Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã có hàng loạt các chính sách thể mang đậm tư tưởng Nho giáo. Chế độ phong kiến tập quyền thời Lý bắt đầu cho sự phát triển tri thức cũng như khoa học và văn hóa nghệ thuật của người Việt. Nho giáo lúc này với tư cách là một học thuyết chính trị đã dần dần len lỏi và có ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội. Các phạm trù đạo đức mang tư tưởng của Nho giáo đã được tiếp thu và vận dụng vào việc xây dựng nhà nước và dần dần trở thành những chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Sau khi xã hội ổn định, chế độ chính trị được củng cố, năm 1070 nhà Lý đã cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử  Giám. Đến năm 1075, nhà Lý cho mở khoa thi Nho học đầu tiên là "Thi minh kinh bác học" và "Nho học tam trường". Từ đây, chính thức bắt đầu các kỳ thi tại Việt Nam, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu với việc tổ chức các khoa thi đầu tiên trong lịch sử.

Nho giáo Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục thời phong kiến
Nho giáo Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục thời phong kiến

Nho giáo từng bước phát triển thời nhà Trần

Nhà Trần gắn liền với 3 lần chống quân Mông Nguyên xâm lược. Tinh thần đoàn kết và sức mạnh dân tộc đã giúp bảo vệ bờ cõi đất nước. "Hào khí Đông A" chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, Nho giáo đã từng bước phát triển, biểu hiện của Nho giáo Việt Nam thời Trần cũng rõ ràng hơn so  với thời Lý.

Nho giáo với chủ trương rõ ràng là quyền hành phải thống nhất cũng như tập trung vào Vua. Tư tưởng của Nho giáo là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, khẳng định địa vị của giai cấp cầm quyền. Cùng với đó tư tưởng Nho giáo cũng nêu rõ sự liên quan giữa các quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng. Chính những tư tưởng này đã góp phần củng cố chế độ chính trị, tập trung quyền lực vào giai cấp nắm quyền.

Nho giáo từng bước phát triển qua thời nhà Trần
Nho giáo từng bước phát triển qua thời nhà Trần

Giáo dục Nho học thực sự đã giữ vị trí chủ đạo trong nền giáo dục nước nhà. Tầng lớp Nho sĩ cũng trở nên đông đảo hơn và rất tích cực tham gia vào các công việc chính trị của đất nước. Họ phấn đấu cho lý tưởng của Nho giáo cũng như phát triển những quan điểm về mọi mặt chính trị, xã hội, đạo đức,... Từ đó làm cho sinh hoạt tư tưởng và văn hóa nước nhà trở nên náo nhiệt.

Nho giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thời Hậu Lê

Giai đoạn thời Lê sơ gắn liền với sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền cùng với tên tuổi các vị vua anh minh như: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông. Nước Đại Việt dưới thời các vị vua nhà Hậu Lê phát triển rực rỡ, thời vua Lê Thánh Tông được đánh giá là nhà nước phong kiến phát triển đạt đỉnh cao. Nhà nước trung ương tập quyền đã được củng cố vững chắc, giữ yên được biên giới phía Bắc và đặc biệt là mở rộng phần lãnh thổ phía Nam, văn hóa, giáo dục đều đạt nhiều thành tựu.

Phải khẳng định rằng chế độ phong kiến tập quyền phát triển rực rỡ thời Lê Sơ gắn liền với sự phát triển và thịnh hành của Nho giáo. Nho giáo đã đóng góp công sức vào việc xây dựng hệ tư tưởng, giúp ổn định xã hội và củng cố chính trị.

Nho giáo Việt Nam là công cụ củng cố quyền lực chính trị
Nho giáo Việt Nam là công cụ củng cố quyền lực chính trị

Nho giáo Việt Nam dần mất vị trí thời Nguyễn

Bước sang thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng, Nho giáo vẫn không ngừng được củng cố vì nó bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Tuy nhiên, bước sang giữa thế kỉ XIX, Nho giáo đã dần mất ảnh hưởng. Thậm chí cho đến khi văn hóa phương Tây gia nhập vào nước ta, Nho giáo đã bị đả kích. Tuy nhiên các tư tưởng Nho giáo Việt Nam đã ăn sâu và tiềm thức mỗi người và vẫn có ảnh hưởng đến phong cách sống và xã hội thời bấy giờ.

>>> Xem thêm: Sự hình thành Khổng giáo

Sự thâm nhập và phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam

Đặc điểm của Nho giáo Việt Nam thời kỳ hiện đại

Nho giáo Việt Nam gắn liền với chế độ quân chủ. Vì vậy khi chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy thoái, tư tưởng Nho giáo mất đi vị trí độc tôn. Sau sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến cũng là lúc hệ tư tưởng Nho giáo không còn là công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền.

Quá trình mất đi vị trí của Nho giáo Việt Nam thế kỉ XX đã diễn ra một cách toàn diện dù ở phương diện chính thống hay học thống và đạo thống. Nho giáo tuy không còn tồn tại nữa nhưng thật sự vẫn còn sức ảnh hưởng lâu dài của tư tưởng Nho giáo trong các mối quan hệ xã hội hay trong cách ứng xử giữa người với người. Đặc biệt là sự ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc. 

Nho giáo Việt Nam vẫn được bảo lưu trong đời sống các gia đình, thể hiện qua phong tục tập quán, nhân cách  sống, lý tưởng sống và quan hệ nhân tế của con người. Sự chuyển hoá của Nho giáo Việt Nam là từ hệ tư tưởng quan phương mang tính chính thống sang một loại tư tưởng không chính thống. Chính vì vậy nó có ảnh hưởng tự nhiên và phân tán trong cộng đồng xã hội mới. Trong định hướng giá trị chuẩn mực của người Việt Nam, Nho giáo vẫn ảnh hưởng rất mạnh mẽ và sâu sắc.

Hy vọng bài  viết trên đã mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích. Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề phong thủy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

 

 



  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ