Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Khổng Giáo / Nguồn gốc của Nho giáo và lịch sử hình thành Nho giáo

Nguồn gốc của Nho giáo và lịch sử hình thành Nho giáo

(0)
Nguồn gốc của Nho giáo gắn liền với văn minh Trung Hoa cổ đại và có tác động, ảnh hưởng đến nền văn hóa phương Đông.

Nho giáo với một hệ tư tưởng đặc trưng có sức ảnh hưởng đến văn hóa các nước phương Đông. Nguồn gốc của Nho giáo gắn liền với văn minh Trung Hoa cổ đại. Tồn tại và phát triển cùng chiều dài của lịch sử nhân loại, lịch sự phát triển của Nho giáo gắn với các triều đại phong kiến. Nho giáo mang trong nó giá trị tư tưởng có ảnh hưởng đến văn hóa của rất nhiều quốc gia. Đặc biệt, hệ tư tưởng của Nho giáo có ảnh hưởng quan trọng đến Việt Nam.

Nguồn gốc của Nho giáo nguyên thủy

Nguồn gốc của Nho giáo bắt đầu từ thời thái cổ ở Trung Hoa. Theo đó, vua Phục Hy chính là một Thánh Vương đắc đạo, ngài có thể trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ông đã từng nhìn thấy Long Mã trên lưng có bức đồ gồm những chấm đen và trắng, chú ngựa nổi lên giữa sông Hoàng Hà. Nhờ vậy mà ông nghiệm ra triết lý Âm Dương, ông cũng là người chế tạo ra Tiên Thiên Bát Quái. Đặc biệt ông đã lý giải những hiện tượng tự nhiên để áp dụng thành các lý lẽ đối nhân xử thế. Thánh Vương Phục Hy đã kết hợp những quan sát thực tế với huyền lý của trời đất để cho ra đời Nho giáo. Theo đó, Nho giáo lấy đạo trời làm khuôn mẫu và dạy con người phải tuân theo lẽ trời, tuân theo các lý lẽ tự nhiên.

>>> Xem thêm:

Sự phát triển Nho giáo Khổng Mạnh

Vào cuối thời nhà Châu, dưới đời vua Linh Vương, năm 551 TCN, Đức Khổng Tử ra đời. Theo các nghiên cứu, Nho giáo thực sự gắn với Khổng Tử. Ông là người đã tổng hợp lại các quan điểm về tư tưởng, lẽ sống rời rạc xuất hiện trước đó trong lịch sử để từ đó đưa ra một quy chuẩn hoàn thiện nhất cho Nho giáo. Cũng chính vì thế mà Khổng Tử được tôn vinh là ông tổ của Nho giáo, và từ đó Nho giáo còn được gọi là Khổng giáo.

Nho giáo cũng gắn liền với Mạnh Tử. Ông sinh năm 372 TCN và mất năm 289 TCN. Mạnh Tử dù cách thời đại của Khổng Từ khá xa nhưng ông tiếp cận với hệ tưởng của Khổng Tử và tôn vinh Khổng Từ như một người thầy. Chính ông cũng phát triển và bổ sung Khổng giáo. Vì thế, Mạnh Tử đồng thời được thừa nhận là một tác giả của Khổng giáo. Cũng bởi thế, Nho giáo còn được gọi với tên học thuyết Khổng Mạnh.

Nho giáo chính thống phát triển gắn với các triều đại phong kiến 

Học thuyết Nho giáo với hệ thống tư tưởng, triết lý đã được giai cấp thống trị trong các triều đại phong kiến áp dụng vào việc xây dựng chế độ quân chủ tập quyền. Hán Vũ Đế là người đã đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo, từ đây Nho giáo là công cụ thống nhất đất nước về mặt tư tưởng. Nho giáo thật sự đã trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ cho chế độ phong kiến Trung Hoa trong quá trình hơn hai nghìn năm tồn tại. 

Nho giáo gắn liền với các chế độ phong kiến
Nho giáo gắn liền với các chế độ phong kiến

Lịch sử hình thành Nho giáo với các hệ tư tưởng được chia ra làm các giai đoạn cụ thể. Trong đó Nho giáo nguyên thủy được đánh dấu có trước Khổng Tử và Mạnh Tử, tiếp đó là Nho giáo Khổng Mạnh và cuối cùng là Nho giáo chính thống gắn với các chế độ phong kiến sau thời Khổng Mạnh.

Người Việt Nam với tinh thần yêu nước và trân trọng các giá trị dân tộc đã tiếp cận với Nho giáo trên cơ sở hội nhập nhưng không hòa tan. Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam và đặc biệt là văn hóa Việt Nam khá rõ ràng và toàn diện. Nho giáo đã được vận dụng khéo léo làm nên một nền văn hóa Việt Nam vừa có nét riêng biệt độc đáo lại thể hiện rõ đặc trưng của văn hóa phương Đông.

Hy vọng bài  viết trên đã mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích. Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề phong thủy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ