Từ cổ chí kim, phong thủy vẫn là đề tài được nhiều người nghiên cứu một cách hứng thú, trong đó chủ đề chiêu tài là hấp dẫn nhất. Trong phong thủy, để mong phát tài, người ta thường gửi gắm kỳ vọng vào việc nuôi cá phong thủy, bởi vì trong học thuyết phong thủy thì thủy quản tài, sơn quản đinh, vì thế nhà ở, cửa hàng đều thích hợp đặt bể cá phong thủy với mục đích là phát tài, hơn nữa còn phải phối hợp tốt với các vật dụng trong nhà.
>>> Xem thêm bài viết: Hình Tượng Cá Chép Hóa Rồng Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy
Cá vàng phong thủy là loài cá nước ngọt thường được nuôi làm cảnh, là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất trên thế giới. Nó chỉ có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 - 20cm, có thể thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Trong điều kiện tối ưu, cá vàng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 đến 8 năm do phải sống trong điều kiện sống không tối ưu. Hiện nay, con cá vàng đã được ghi nhận là sống lâu nhất trên thế giới có tuổi thọ tới 49 năm.
Từ xa xưa, cá vàng đã được xem là loài cá “phong thủy”. Không những chỉ có thể khắc phục được những khiếm khuyết về mặt phong thủy mà nó còn khiến căn nhà thêm sức sống, điều hòa không khí, giúp tâm hồn thêm thư thái sau mỗi ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, việc đặt một bể cá trong nhà còn được xem là một thú chơi tương đối thời thượng.
Cá là biểu tượng phổ biến nhất về sự thịnh vượng bởi trong tiếng Trung Quốc, “ngư” cũng có nghĩa là dồi dào, thịnh vượng. Cá vàng còn được xem là biểu tượng cho một sức sống mãnh liệt, luôn kiên trì, luôn bền bỉ dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào.
Do khả năng sinh sản nhiều, cá còn được xem là biểu tượng của sự vượng con, sự hòa hợp và hạnh phúc. Ngày xưa, cá còn là một trong những vật phẩm đính hôn mà chú rể phải dâng cho cha mẹ của cô dâu bởi nó là biểu tượng cho sự may mắn. Biểu tượng cá còn được dùng để xua đuổi vận rủi, bởi vì nó là một trong những biểu tượng xuất hiện trên dấu chân Đức Phật.
Trong bát bửu của Phật Giáo, biểu tượng song ngư được thêu trên màn cửa và áo gối nhằm mang lại sự may mắn, an lành, tăng cường sinh khí, thu hút vận may.
Common có thân hình mảnh mai với 1 vây đuôi ngắn, 1 vây lưng và 1 vây hậu môn. Common là loại cá hoang dã trong tự nhiên, vì thế rất khó phân biệt với những loại cá khác. Đây là loại cá đơn giản và rất dễ nuôi, thích nước lạnh, môi trường thủy sinh đơn giản chi cần đá, sỏi và những cây thủy sinh sống khỏe, có bộ rễ cứng để tránh bị chết vì Common rất thích ăn rễ cây.
Là dòng cá được nuôi khá phổ biến, có thân hình tương đối dài và ốm, bơi khá nhanh, hình dáng mềm mại. Chúng có 1 vây lưng cao, chia thùy sâu và vây đuôi hẹp. Comet có những thùy đuôi trông giống cây kéo đang mở với vẩy màu kim loại. Đây là loại cá bơi nhanh nhất trong các loại cá vàng. Nếu nuôi cá vàng sao chổi ở ngoài ao hoặc hồ cảnh rộng, chúng có thể phát triển và dài từ 30-50cm. Comet rất dễ nuôi, dễ sinh sản trong hồ và có thể đẻ trên 1000 trứng. Cá con nở sau 5-6 ngày và màu sắc phát triển sau 6-8 tuần.
Shubunkin trông tương tự như Comet, ngoại trừ chiều dài của vây đuôi. Chúng có thể có màu đốm gồm đen, đỏ, trắng, cam và nâu trên nền xanh bạc. Vẩy trong suốt và có màu trắng óng ánh. Chúng có dạng thon và mảnh khảnh, vây bụng, hậu môn, ngực đi thành từng cặp. Shubunkin là loài khó tính. Chúng chỉ thoải mái nhất khi ở trong hồ, không thích nuôi chung cùng những loài cá bơi chậm. Nếu nuôi chúng trong hồ kính thì phải sử dụng đá hoặc sỏi làm nền để ổn định, các loại cây thủy sinh để trang trí cho hồ, tạo không gian sống thoải mái nhất cho chúng.
Thân hình chúng giống Comet, khác nhau ở hình dạng đuôi. Chúng có thể phát triển đến 45cm khi nuôi trong hồ ở ngoài trời. Một con Wakin cần tối thiểu 150l nước để duy trì sự sống. Chúng không cần một khẩu phần ăn đặc biệt, có thể ăn cả thức ăn khô, tươi hoặc đông lạnh.
Là một trong những loài cá vàng đẹp nhất trong họ nhà cá, có thân hình ngắn hơn so với Common và phần đuôi chia ra thành nhiều phần trông rất mềm mại. Trừ vây lưng, các vây còn lại đều xếp thành từng cặp. Vẻ đẹp của vây đuôi có thể quan sát được khi nhìn từ trên xuống, trông như có 4 phần.
Fantail khác với những cá vàng khác bởi thân hình ngắn với vây đuôi đôi hoặc chẻ ra. Nó có một vây lưng đơn và các vây khác theo từng cặp. Màu sắc cá đa dạng, cơ thể mềm mại, có thể sử dụng sỏi hoặc đá trong hồ nuôi hoặc các loài cây thủy sinh để giúp cá sống lâu hơn. Fantail ăn tạp, dễ sinh sản, cá con nở sau khoảng 5-6 ngày.
Có hình dáng to mập với phần thân giữa phình to, vẩy trên cứng và màu trắng trông giống như ngọc trai. Vây đuôi phân nhánh và theo phương nằm ngang. Pearlscale chỉ ăn thức ăn nổi và dạng miếng, thường ăn dưa leo, đậu Hà Lan, rau diếp, tôm,...để tránh gây táo bón cho cá. Môi trường sống của nó cũng cần giàu Ca, trang trí bằng đá hoặc sỏi, thủy sinh mềm và tuyệt đối không có vật nhọn trong hồ để tránh làm tổn thương phần vảy ngọc trai của cá.
Thân mình ngắn, tròn, hình dáng mềm mại, phần chót đuôi phân nhánh rõ hoặc có dạng thùy, vây lưng dạng đơn và những vây khác theo cặp, màu sắc đậm. Đây là loại cá có môi trường sống đòi hỏi sự khắt khe hơn, nhiệt độ nước từ 18-23 độ, duy trì ở PH 6,5-7,5, dH 4-20. Nên kết hợp giữa thức ăn khô dạng hạt hay miếng với thức ăn đông lạnh hoặc tươi sống cho cá ăn. Loại cá này rất khó sinh sản.
Phần đầu phát triển to ở phần sọ và kém phát triển ở phần má và mang. Oranda trông giống Veitail nhưng không có đuôi dài, có một vây lưng và những vây khác theo cặp, vây đuôi phân chia rõ và chĩa ra. Oranda có thể ăn được các thực phẩm dạng viên được ngâm nước trước cho mềm, dạng miếng, rau, tôm, trùn chỉ, tránh sử dụng thực phẩm sống vì chúng có thể gây nhiễm ký sinh. Chúng có thể đẻ khoảng 800-1000 trứng/lần.
Cả thân hình màu trắng, ngoại trừ phần đầu có màu đỏ cherry. Nó có tập tính hoàn toàn giống với Oranda, chỉ khác phần đầu của chúng dễ bị bám chất bẩn, vi khuẩn khiến đầu bị teo nhỏ.
-Bể cá phong thủy không nên dùng hình tam giác hoặc các dạng hình không có quy tắc, vì bể cá nuôi thuộc Thủy, hình tam giác thuộc Hỏa, như thế Thủy Hỏa sẽ tương khắc.
-Bể cá phong thủy không được đặt quá cao, cụ thể là không được đặt cao quá tầm ngực đối với người lớn.
-Bể cá phong thủy không được đặt dưới tài vị, bởi tài vị thuộc Hỏa, cũng không nên đặt ở bếp, bởi bếp cũng thuộc Hỏa.
-Bể cá phong thủy không được đặt nơi âm u, ẩm ướt, bởi bản thân bể cá là Thủy- giải phóng khí Thủy, nếu đặt ở đó sẽ khiến cho trong nhà càng âm u, vì thế tốt nhất là đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời.
-Phòng ngủ không được đặt bể cá vì nó rất ẩm ướt, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận thế của thành viên trong gia đình.
-Nếu cá chết, lập tức phải thay ngay, chết một con thay một con, nếu không sẽ mất lộc, nếu như chết hết thì không nên nuôi nữa, bởi vì như vậy có nghĩa là bạn không có duyên nuôi cá phong thủy, hoặc môi trường trong nhà không phù hợp với cá phong thủy.
Trên đây là một số loài cá vàng tiêu biểu, thường được các gia chủ lựa chọn bởi chúng mang lại điềm tốt và may mắn đến với chủ nhân của mình. Có một số loài cá thường đi thành đôi, vậy nên nếu chúng hiện diện trong cuộc sống của bạn nó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho hôn nhân của bạn. Môi trường sống của cá với nước, cây thuỷ sinh, gỗ, đá…cũng sẽ mang đến hơi thở của tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia chủ.
Chơi cá không đơn giản chỉ là sở thích, là niềm đam mê đem lại sự thư giãn, thoải mái mà còn ẩn chứa trong đó nhiều giá trị nhân văn sâu sắc của thế giới tâm linh. Nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy. Vậy nên, nếu bạn cũng đang muốn lựa chọn đặt một bể cá ở nhà hay văn phòng làm việc để làm sinh động thêm không gian sinh hoạt của mình, thì mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp việc lựa chọn và bài trí được dễ dàng hơn.
>>> Đọc thêm: Cách sắp xếp bàn ghế phòng khách chuẩn phong thủy