Theo quan niệm của người xưa, lau dọn bàn thờ (còn được gọi là bao sái ban thờ) là công việc yêu cầu sự cẩn thận cao, bởi nó gắn liền với yếu tố tâm linh. Bàn thờ chính là nơi thiêng liêng, tôn nghiêm nhất của mỗi gia đình người Việt. Nếu vệ sinh bát hương, lau dọn khu vực thờ tự không đúng cách sẽ phạm phải đại kỵ phong thủy.
Vào ngày mùng Một hằng tháng, Rằm hay lễ Tết đầu năm, hầu hết các gia đình đều lau dọn sạch sẽ để dâng nén hương thơm, bày tỏ lòng thành kính tới thần Phật, Tổ Tiên. Đặc biệt là khi năm hết, Tết đến, nhà nhà đều tất bật dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để chào đón một năm mới nhiều hạnh phúc, an lành. Họ luôn tâm niệm rằng, lau dọn bàn thờ là rất quan trọng, cần được làm cẩn thận, sạch sẽ.
Người xưa cho rằng, không gian thờ tự là nơi linh thiêng, những ngày bình thường chỉ lau chùi sạch sẽ chứ không được tùy ý động chạm, xê dịch. Bởi như vậy sẽ động tới khu vực ngự trị của thần linh, ông bà tổ tiên, khiến vong linh, hương hỏa của người đã khuất không được an vị và không ở lại chăm sóc, che chở cho toàn thể gia đình được.
Ngày nay, do những tất bật của cuộc sống xoay quanh, hoặc một số điều kiêng kỵ dân gian đã bị mai một dần nên rất ít người biết cách lau dọn ban thờ, bài trí ban thờ gia tiên cho đúng chuẩn phong thủy như phong tục của người xưa.
Trước khi dọn dẹp ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị ít hoa quả, chén rượu… sau đó thắp nén hương thơm như thông báo với các vị thần linh, ông bà, tổ tiên biết ngày hôm nay sẽ bao sái ban thờ, mời các vị thần cùng ông bà tạm lánh sang một bên để con cháu tiến hành công việc.
Trước khi bắt đầu, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn đã trải vải hoặc giấy đỏ để đặt linh vị (bài vị) lên. Bài vị của thần linh và ông bà tổ tiên phải để ra hai chỗ riêng biệt, không được đặt lẫn lộn. Tới khi cháy hết tuần hương, gia chủ mới thực hiện dọn dẹp.
Khi lau rửa bài vị, phải dùng nước sạch, ấm, không được dùng nước lạnh. Tiến hành lau bài vị của thần Phật trước rồi sau mới lau bài vị của ông bà, tổ tiên, tuyệt đối không làm ngược lại.
Người Việt xưa quan niệm nếu làm ngược lại như vậy là thể hiện sự mạo phạm, vô lễ tới thần Phật, dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Bước tiếp theo trong quá trình bao sái ban thờ là lau sạch sẽ bát hương, công việc này cũng vô cùng quan trọng. Ngày nay, người ta thường rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro ra ngoài. Theo quan điểm của người xưa, như vậy rất dễ gây “tán gia, hao tài, tốn của”. Chính vì thế, trước kia người ta sẽ dùng một cái thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới lau rửa bát hương.
Khi khô ráo, người ta thường đặt bảy tờ tiền vàng vào bên trong bát hương hoặc Cốt Thất Bảo thờ Phật (nếu dùng để thờ Phật). Đối với những bát hương thờ tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào bên trong tới khi tiền vàng cháy hết mới đổ tro nếp vào. Nghi thức này gọi là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như nước”.
Trước khi lau dọn: Tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề. Thắp 5 nén hương và 5 chén nước sạch để báo cáo với thần Phật, gia tiên mình sẽ chuẩn bị dọn dẹp.
Trong khi lau dọn: Dùng khăn sạch, vải mềm để lau bát hương, tránh để bát hương và các vật phẩm thờ tự khác bị xước. Gia chủ nên chú ý một tay giữ yên bát hương, một tay lau xung quanh theo vòng từ Lưỡng long chầu nguyệt lau ra.
Đối với các bài vị thờ, lọ hoa, bàn thờ bằng gỗ thì không nên dùng các loại nước có nồng độ cồn, sẽ làm hỏng và phai màu. Gia chủ có thể sử dụng Nước thơm khai vận Tam Nguyên, được làm từ các nguyên liệu thảo dược tự nhiên để tiến hành lau rửa.
Đối với những bức tượng, đồ vật bằng đồng cũng không nên dùng cồn hoặc các chất tẩy rửa để lau, tránh cho vật phẩm bị bào mòn, han rỉ.
Sau khi đã làm sạch đồ thờ, gia chủ cần thay nước cho bình hoa và thay nước cúng. Không để hoa héo trên bàn thờ, điều này là điềm xui, hội tụ uế khí.
Sau khi đã hoàn tất, thắp 3 nén hương để mời thần linh, tổ tiên về nơi quy tụ.
Người xưa quan niệm, nếu cứ tùy tiện xê dịch bát hương sẽ dễ vướng phải hướng xấu, mang đến điều xui rủi cho gia đạo. Như vậy, lòng thành của gia chủ không được thần linh chứng giám, gây ra những điều xui ảnh hưởng tới vận mệnh của toàn thể thành viên trong gia đình. Vì vậy, chúng ta cần phải lau dọn sạch sẽ, không nên di chuyển. Nếu có xê dịch thì cũng phải tuân theo nguyên tắc như trên.
Khi hương đầy, người ta tiến hành rút, tỉa bớt chân hương. Tuy nhiên, không được rút hết mà cần để lại 3, 5 hoặc 7 chân hương để tránh hao hụt tài sản. Chân hương tỉa ra được đem đi đốt và tất cả tro được mang thả dưới sông, hồ cho mát mẻ, thanh tịnh. Tuyệt kị đổ lung tung tại những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu. Như vậy sẽ phạm phải điều chẳng lành.
Theo kiến thức văn hóa, tâm linh, chúng ta không nên lau rửa bài vị bằng nước lạnh mà phải dùng nước ấm. Lau bài vị của thần Phật trước rồi mới lau đến bài vị của gia tiên. Không được tùy tiện, cần cẩn thận và chú ý tới từng chi tiết nhỏ, đó cũng chính là cách để bày tỏ tấm lòng chân kính.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách làm lễ Thái Tuế ngoài sân năm 2022 Nhâm Dần
Mặc quần áo mới đón tết có ý nghĩa gì?
Trước khi đem xuống cọ rửa, gia chủ hãy ghi nhớ thật chính xác vị trí để sau còn sắp xếp lại cho đúng. Bởi vì nếu đặt sai sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều về đường tài lộc cho gia chủ.
Nếu muốn thay thế tro, bát hương, những đồ vật thờ đã cũ thì nên mang thả ra sông cho mát mẻ hay những nơi sạch sẽ, thoáng mát hoặc đem hóa đi.
Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương bằng gỗ sơn son thếp vàng, cần đem đi hóa, không thể vứt bừa bãi, vừa phạm phải tâm linh, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Gia chủ cần cẩn trọng, tránh để đồ thờ cúng bị rơi vỡ, sẽ khiến gia đạo gặp phải những điều không may. Do đó là những vật linh thiêng, thể hiện sự tôn kính với những người đã khuất.
Khu vực bên trái ban thờ là nơi quyết định đến hòa khí và tài vận gia đình. Nếu để bừa bộn, bày những vật không cần thiết thì sẽ khiến vợ chồng thường xuyên tranh cãi, khắc khẩu, tiền tài, của cải hao hụt.
Bên dưới bàn thờ cũng cần giữ thông thoáng, sạch sẽ, tuyệt đối không được đặt đồ đạc tại đây nếu không muốn sức khỏe, sự nghiệp gia đạo đi xuống.
Ngoài ra, khi đặt bàn thờ, chủ nhân nên lựa chọn vị trí trang trọng để đảm bảo tính tôn nghiêm, lòng chân kính tới Thần Phật, gia tiên. Việc bố trí bàn thờ gần bếp hoặc đối diện với cửa nhà vệ sinh được cho là đại kỵ chí tử, bất kính với bề trên.
Bàn thờ là một yếu tố linh thiêng vô cùng quan trọng mang đến tài lộc, bình an cho tất cả mọi người trong gia đình. Nếu bàn thờ được thu nạp vận khí tốt thì con cháu sẽ được hưởng phúc gia tiên, làm ăn thịnh vượng, phát triển… Điều quan trọng chính là thể hiện lòng thành với thần Phật, ông bà, tiên tổ và thể hiện nguyện cầu may mắn cho gia đạo.
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ: