Thờ phụng Tổ tiên, Thần linh , Phật giáo là những tín ngưỡng đã xuất hiện rất lâu đời trong văn hoá của người Việt Nam. Mỗi khi có dịp lễ hay một dịp quan trọng nào đó trong cuộc đời ( cưới xin, ma chay, chuyển nhà, sang đất cát,...) , người Việt đều có thói quen thực hiện các nghi lễ để xin Gia tiên tiền tổ bảo trợ, soi đường chỉ lối để mọi việc diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên, hiểu đúng và đủ về nghi lễ, có lẽ vẫn là một phạm trù khá khó với phần lớn người bình thường, chưa có nhiều kinh nghiệm về thờ phụng.
Nghe thì có vẻ khá giống nhau nhưng thực tế lại khác nhau trong hành động và ý nghĩa.
Cúng
Khi có những dịp lễ lớn như năm mới, giỗ, cưới xin,... gia chủ thường sẽ bày biện hoa quả, nước, rượu, cỗ bàn, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phước-lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.
Khấn
Khấn là lời cầu-khẩn lầm-rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên-quan đến các chi-tiết về ngày tháng năm, nơi-chốn, mục-đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính-cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy.
Vái
Là đứng (hoặc quỳ) nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên.hai tay chắp như lạy những động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế). Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.
Lạy
Lạy tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy.
Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo.
Mỗi nghi lễ đều thể hiện sự tôn kính của gia chủ với đấng bề trên. Vậy nên, việc bày biện nghi lễ chỉn chu trước khi tham gia thờ cúng rất quan trọng.
Tuỳ theo tên nghi lễ, mục đích thực hiện mà cách chuẩn bị cũng sẽ khác biệt hoàn toàn, điều này rất đáng để lưu tâm.
Bên cạnh những vật phẩm cần chuẩn bị cho nghi lễ, cũng cần có văn khấn phù hợp. Văn khấn như lời dẫn một cách bài bản để giao tiếp với bậc bề trên.
Bởi vậy, văn khấn cần rõ ràng, đầy đủ tên các vị thần, ban bệ gia tiên , họ tên , nơi ở của gia chủ.
Văn khấn sẽ khác biệt tuỳ theo từng nghi lễ.
Cuộc sống thường nhật bận rộn khiến nhiều gia chủ thiếu thời gian để tìm hiểu kĩ càng cụ thể về các nghi lễ tại gia.
Thấu hiểu được tầm quan trọng các nghi lễ và nhu cầu các gia chủ, phong thuỷ Tam Nguyên phát hành ấn phẩm “ Hướng dẫn nghi lễ tại gia” do chính thầy Tam Nguyên nghiên cứu và biên soạn.
Cuốn sách bao gồm đầy đủ 36 nghi lễ cơ bản thường có của người Việt, từ cách chuẩn bị đến lời văn khấn rõ ràng, đầy đủ.
Dễ hiểu, dễ thực hiện, sách đã hỗ trợ hàng ngàn gia chủ trong thực hiện nghi lễ quan trọng trong cuộc sống.
Đặc biệt, sách còn đi kèm:
1 Âm dương Đại Việt tiền cổ : Gieo đài hỏi việc quan trọng.
1 Hương Ngũ Phúc : Tẩy trừ uế khí, chăm sóc ban thờ
1 Chú Đại Bi.
Giá combo đầy đủ chỉ : 260.000.
Quý gia chủ có nhu cầu sở hữu có thể tham khảo đường link bên dưới.