Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Đạo Giáo / Đạo giáo là gì? Những đặc trưng cơ bản của Đạo giáo

Đạo giáo là gì? Những đặc trưng cơ bản của Đạo giáo

(0)
Đạo giáo là một trong ba tôn giáo lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc được truyền bá và gia nhập vào Việt Nam.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Đạo giáo là khái niệm được nghe nhắc đến rất nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu được Đạo giáo là gì? Tôn giáo này có đặc điểm gì khác biệt so với các tôn giáo khác là điều mà rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời. Theo dõi đến cuối nhé!

Đạo giáo là gì?

Đạo giáo hay còn gọi là Đạo nghĩa tức là con đường đi là một nhánh của triết học và tôn giáo Trung Quốc. Đây được xem là tôn giáo chính thống đặc hữu của quốc gia này.

Đạo giáo là một trong ba tôn giáo ra đời từ thời cổ đại, song song với Phật giáo và Nho giáo. Đây là ba tư tưởng truyền thống nội sinh ( Nho giáo và Đạo giáo) và ngoại sinh (Phật giáo) đã cùng nhau ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của dân tộc Trung Quốc.

Đạo giáo là tôn giáo do Lão Tử sáng lập
Đạo giáo là tôn giáo do Lão Tử sáng lập

Mặc dù hiện nay còn rất nhiều quan điểm tranh cãi khác nhau về ba giáo lý kể trên. Tuy nhiên chúng đều cùng nhau hợp thành một truyền thống và ảnh hưởng của ba tôn giáo đến văn hóa Trung Quốc là rất lớn. Thậm chí chúng còn vượt ra khỏi biên giới khi được truyền bá ra các nước Đông Á và Đông Nam Á. Trong đó tiêu biểu nhất chính là Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Những đặc trưng cơ bản của Đạo giáo

Hệ thống tư tưởng của Đạo Giáo đã được Lão Tử gói gọn chỉ trong cuốn sách Đạo Đức Kinh, dài 81 chương và có khoảng 5000 từ. Mặc dù ngắn gọn súc tích nhưng sách đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng triết gia phương Đông và phương Tây. Hệ thống tư tưởng của Đạo Giáo nhấn mạnh chủ trương "vô vi". Đây cũng là điểm nhấn khác biệt giữa Đạo Giáo với các tôn giáo khác. Đạo giáo có hai đặc trưng cơ bản là: 

Quan niệm về vũ trụ và vạn vật

 

Đạo là thể vô hình và vô tướng tức là không sinh không diệt mà hằng hữu đời đời. Sở dĩ nhiều người không thấy được Đạo là vì nó bao gồm các nguyên tố rời rạc và chưa kết thành hình tượng. Đạo sinh ra một, một lại sinh hai, hai tiếp tục sinh ba, ba lại sinh vạn vật. Một là Thái cực, hai là Âm Dương, ba là Tam Thiên Vị. Âm và Dương sẽ thu nhận Sinh từ ngôi Thái cực, rồi xung đột  và hòa hiệp để tạo thành trời đất, vũ trụ và vạn vật. Cho nên theo Lão Tử, trong vạn vật đều có Âm Dương cụ thể đều cõng một Âm và bồng một Dương.

Do đó theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ được thành hình, trong khoảng không gian này là hư vô bao la. Chỉ có duy nhất một chất sinh rất huyền diệu, đó là ĐẠO. Đạo biến hóa tạo ra Âm Dương rồi Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra vũ trụ và vạn vật. Sau đó vạn vật được hóa sinh ra và tác động với nhau, có khi phồn thịnh với nhau. Cuối cùng tan rã để trở về với trạng thái không vật không hình. Cũng tức là trở về nguồn gốc của nó là Đạo.

Quan niệm về nhân sinh

Lão Tử quan niệm Đạo Trời không thân với ai mà cũng không sợ ai. Trời Đất đã sinh ra muôn vật gồm cây cỏ, chim muông và nhân loại. Khi sinh ra không phải nhằm để chúng ăn thịt nhau mà là các sinh vật đều khắc chế lẫn nhau, nuôi dưỡng lẫn nhau và bổ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. 

Đạo giáo không coi trọng thân xác mà coi trọng phần linh hồn
Đạo giáo không coi trọng thân xác mà coi trọng phần linh hồn

Lão Tử không lấy cuộc đời làm lạc thú và ông xem việc sống như một nghĩa vụ. Do đó không yếm thế, không lạc quan đồng thời xem cái chết là một việc phục tùng theo lẽ tự nhiên. Lão Tử rất ghét những người ham mê danh lợi và quá coi trọng cái xác thịt. Đây chỉ là cái xác thịt giả tạm không đáng quý nó còn là mối lo cho người ta. Thứ đáng quý nhất là khi người ta đem thân ra phụng sự cho thiên hạ. Lão Tử khuyên người đời không nên quá thiên về đời sống vật chất, phải biết tiết chế lòng ham muốn. Con người nên chú trọng tinh thần và lấy cái tâm đè nén cái khí, thà rằng bỏ cái thân này mà giữ được Đạo và Đức còn hơn. 

Đạo giáo không bàn đến Thượng đế, Linh hồn, Thiên đàng hay Địa ngục. Nhưng có nói một cách tổng quát về gốc tích của con người và vạn vật là từ Đạo mà ra rồi cuối cùng thì trở về là Đạo, hòa vào Đạo và tu trong Đạo.

>>> Xem thêm:

Phật Giáo là gì? Nguồn gốc, lịch sử ra đời của Phật giáo

Sự thâm nhập và phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay Đạo giáo như một tôn giáo đã tàn lụi từ lâu. Dấu vết hoạt động cuối cùng của Đạo giáo là sự kiện có một nhóm tín đồ đã xuất bản vào năm 1933 ở Sài Gòn một bộ sách mang tên Đạo giáo gồm 3 tập viết theo tinh thần tôn giáo. Ngày nay những hiện tượng như đồng bóng, đội bát nhang, hay bùa chú… dù vẫn được lưu truyền rộng rãi, nhưng chúng chỉ còn là di sản của tín ngưỡng dân gian truyền thống.

 



 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags: #đạo giáo,
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ