Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Thủy / Khám phá kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ

Khám phá kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Có nhiều quý gia chủ khi tìm hiểu về nhà gỗ thường cảm thấy bỡ ngỡ bởi cách gọi tên trong kiến trúc nhà gỗ. Bài viết dưới đây, Phong thủy Tam Nguyên sẽ chia sẻ tới quý vị về cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ và tên gọi của nó. Chính xác hơn, đó là cách gọi tên của nhà gỗ cổ truyền vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, được lưu lại từ xưa tới nay.

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có đặc điểm ngôi nhà được dựng từ những cột gỗ to, chắc, rồi được dựng lên theo các vì và được kết nối bằng các xà ngang liên hoàn để tạo nên một bộ khung vững chãi. Bộ khung sau khi hình thành thì sẽ được lợp mái và làm tường bao quanh. Cùng tìm hiểu chi tiết về nhà gỗ theo từng giai đoạn lịch sử ở nội dung dưới đây.

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ

Khám phá kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ
Khung nhà được chia ra thành nhiều gian - Khám phá kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ

Mái nhà cổ Việt Nam

Khám phá kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ cho biết, hoành là các dầm chính để đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài ngôi nhà, hoành vuông góc với khung nhà.

Rui hay là dui là các dầm phụ trung gian, rui đặt theo chiều dốc của mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống của hoành.

Mè là các dầm phụ nhỏ, trực giao với dui, song song với hoành. Mè gối lên hệ dui, khoảng cách giữa dui và mè là nhỏ, vừa đủ để lợp mái. Hệ kết cấu hoành – rui – mè được sử dụng, tạo lập nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái, tạo nên hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màn và lợp ngói ở trên.

Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung. Nó có tác dụng nâng đỡ cho ngói, cùng với đó là tạo độ bằng phẳng cho mái, có tác dụng chống nóng và thấm dột. Gạch màn gối trực tiếp trên lớp mè.

Ngói mũi hài hay được gọi là ngói vẩy rồng, ngói ta, làm từ đất nung, trực tiếp chống nóng và thấm dột. Ngói được lợp phía trên gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp ở phía giữa.

>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi thiết kế sân vườn

Cột nhà

Cột trong bộ khung kiến trúc nhà cổ Việt Nam là bộ phận chịu lực nén, thường được đặt trên các đế cột từ đá mà không có bất cứ mối liên kết nào giữa phần thân cột cũng như phần đế. Công trình vững chắc hoàn toàn dựa vào sức nặng, sức đè nén của cột. Có ba loại cột chính thường thấy như:

  • Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính
  • Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính;
  • Cột hiên: nằm ở phía trước, hiên nhà.

Xà nhà

Đây là cấu kiện trong bộ khung gỗ nhà cổ có tác dụng liên kết các đầu cột lại với nhau, có xà dọc (vuông góc với mặt phẳng vì kèo, tức song song với trục dài của ngôi nhà), có xà ngang (nằm trong mặt phẳng vì kèo).

Bẩy và kẻ

Bẩy và kẻ trong kiến trúc cổ trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam là các thanh gỗ nối các cột, chạy theo phương của mái dốc.

Bẩy hoặc bẩy hậu hay còn gọi là bẩy hiên: Là dầm nhà trong khung, liên kết vào cột quan phía sau nhà, có tác dung nâng đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bẩy, còn đối với các công trình như nhà thờ họ, đình làng thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng, không có cột hiên nên thường dùng bẩy hiên.

Kẻ chính là các dầm đơn, đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên cột bằng liên kết mộng. Kẻ gồm có nhiều loại:

  • Kẻ ngồi là kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;
  • Kẻ hiên là kẻ gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.

Bẩy kẻ ngoài tính chất chịu lực nó còn là vị trí ưa thích của những nghệ nhân điêu khắc xưa. Nội dung điêu khắc mô phỏng theo tâm linh, đời sống, văn hóa tùy theo thể loại các công trình từ nhà ở đến đình làng, tôn giáo.

Các bộ phận liên kết khác

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ, con rường hay còn được gọi chồng rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

Rường bụng lợn: là con rường ở phía trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn. Rường bụng lợn có nhiệm vụ đã xà nóc. Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) chính là ván lá đề thường để điêu khắc, tạo hình trang trí.

Rường cụt là rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), nằm chồng trên xà nách, chúng có tác dụng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

  • Cửa bức bàn
  • Con tiện
  • Dạ tàu
  • Đầu đao

>>> Xem thêm: Lỗi phong thủy khi mua nhà đất khiến tài lộc sa sút, sức khỏe suy tàn

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ đầy độc đáo và thú vị, đúc kết từ những giá trị văn hóa - tinh hoa của Việt Nam từ bao đời nay. Hy vọng kiến thức mà Phong thủy Tam Nguyên tham khảo, tổng hợp rồi chia sẻ tới quý gia chủ sẽ giúp quý gia chủ nắm bắt cơ bản về cấu tạo của nhà thờ họ, nhà gỗ  cổ truyền ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ