Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Nghi Thức - Văn Lễ / Những điều cần biết về lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh

(0)
Cúng Mụ cho trẻ sơ sinh là từ khóa đang được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Vậy lễ cúng mụ này có ý nghĩa gì, phải chuẩn bị và được tiến hành ra sao? Hãy cùng Phong thủy Tam Nguyên tìm hiểu những thông tin về lễ cúng mụ ở bài viết dưới đây.

1. Tại sao phải cúng Mụ cho trẻ sơ sinh?

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều do 12 Bà mụ tạo ra các bộ phận trên cơ thể của bé. Cúng Mụ cho trẻ sơ sinh là dịp để gia đình và họ mạc tạ ơn các bà mụ và đức ông đã mang bé đến cho gia đình một cách bình an và đầy đủ. Ăn mừng đứa bé non nớt đã sống khỏe mạnh sau 1 tháng và thông báo với tất cả mọi người khác trong họ hàng và  làng xóm về thành viên mới của gia đình, hy vọng mọi người sẽ cùng che chở và nuôi dạy đứa bé nên người. Với ý nghĩa cao cả như vậy, lễ đầy tháng cho trẻ sơ sinh đã được duy trì và tồn tại từ đời này sang đời khác không hề thay đổi, là một nét đẹp trong văn hóa đời sống người Việt.

Cần cúng mụ cho trẻ sơ sinh
Cần cúng mụ cho trẻ sơ sinh

1.1. Tính ngày cúng Mụ cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ sẽ xem ngày âm lịch để cúng đầy tháng cho trẻ theo quy tắc bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái lùi lại 2 ngày so với ngày bé sinh ra.

Ví như: Bé trai sinh ngày 9 tháng 2 âm lịch sẽ được cúng đầy tháng vào ngày 8 tháng 3 âm lịch; bé gái sinh ngày 19 tháng 4 âm lịch sẽ được cúng mụ vào ngày 17 tháng 5 âm lịch.

Hiện nay, nhiều cha mẹ trẻ thường chọn đúng ngày dương 1 tháng sau sinh của bé để cúng mụ, cách tính này vẫn được nhưng sẽ làm sai lệch truyền thống phong tục của đất nước.

1.2. Danh sách tên của 12 bà mụ

Việc tên các bà mụ cũng có nhiều cách gọi khác nhau, tùy theo vùng miền, và mỗi bà mụ sẽ trông coi một công việc nhất định, để bảo hộ cho bào thai đến khi ra đời 

Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai
Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai
Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy
Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh
Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ
Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ
Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ
Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ

12 bà mụ tạo nên trẻ
Các bà mụ tạo nên đứa trẻ

Xem thêm: Cha mẹ với con và những tập tục khi nuôi con

2. Chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng

Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh mỗi vùng mỗi khác vì văn hóa vùng miền, truyền thống và gia cảnh kinh tế. Tuy nhiên, cần có những lễ vật sau:

  • Nước lọc
  • Rượu trắng, rượu đế
  • Trái cây tùy loại hoặc mâm ngũ quả
  • Hoa tươi như cúc, đồng tiền, hoa hồng,…
  • Hương nhang trầm thơm
  • Đèn cầy
  • Gạo trắng, muối trắng sạch
  • Xôi gấc, đậu xanh hoặc xôi màu tam sắc, tứ sắc tùy ý (12 phần nhỏ, 1 phần lớn)
  • Chè trôi nước nếu là bé gái, chè đậu trắng nếu là bé trai (12 phần nhỏ, 1 phần lớn)
  • Bánh kẹo
  • Trầu têm 13 phần
  • Gà hoặc vịt luộc
  • Thịt heo quay, hoặc nguyên con heo quay cắm trên lưng con dao bén
  • Giấy cúng, bộ 13 đôi hài 13 nén vàng, 13 bộ váy áo cho 12 bà Mụ và bà Chúa.
  • Nếu cúng thôi nôi chuẩn bị thêm mâm đồ bốc chọn nghề nghiệp tương lai cho trẻ.

Đồ cúng đầy tháng thường được sắp xếp cân đối trên hai bàn nhỏ, một mâm lớn một mâm nhỏ, một mâm cao, một mâm thấp. Mâm lớn đặt lễ vật của 12 Bà mụ, mâm nhỏ đặt đồ lễ dâng lên Đức Ông. Các mâm cúng thường được sắp xếp theo nguyên tắc đông bình tây quả, lễ vật hướng tây còn bình hoa phía đông.

Mâm cúng mụ cho trẻ
Mâm cúng mụ cho trẻ

2. Các nghi lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh

Lễ khấn vái: Mâm cỗ được đặt ngay ngắn thì bố mẹ hoặc ông bà của bé sẽ thắp hương và khấn vái mong cho bé luôn khỏe mạnh, bình an.

Lễ khai hoa: Bé sẽ được đặt giữa bàn và người chủ lễ sẽ thắp nhang và xin phép khai hoa rồi bồng bé lên cành hoa đọc những câu chúc tốt lành quơ trước miệng bé.

Lễ đặt tên: Lễ này hiện nay không còn phổ biến như ngày trước vì hầu hết các gia đình đều đặt tên trước hoặc ngay khi bé chào đời chứ không đợi đến lúc đầy tháng. Nhưng một số gia tộc lớn vẫn còn giữ lễ này. Nghi lễ đặt tên sẽ bắt đầu với hình thức xin keo. Mỗi một cái tên xướng lên, chủ lễ sẽ dùng hai đồng tiền gieo vào chiếc đĩa, một đồng sấp một đồng ngửa thì tên được chấp thuận, nếu hai đồng cùng sấp hoặc cùng ngửa 3 lần thì phải đổi tên.

Lễ tẩy uế: Mẹ của bé sẽ được tẩy uế sau 30 ngày ở cữ. Mẹ sẽ bế em bé bước qua một nồi nước sôi trong có đinh nung đỏ 7 hoặc 9 lần rồi đi quanh nhà. Trong lúc đi, mẹ nên làm rơi tiền để mong cuộc sống của bé sau này sung túc.

Kết thúc tất cả nghi lễ, mọi người sẽ tặng lì xì và cùng nhau chúc phúc cho bé.

Xem thêm: Gợi ý 6 món chay ngày lễ Vu Lan ý nghĩa, thanh tịnh

3. Văn khấn, bài cúng mụ cho trẻ sơ sinh

Bài cúng đầy đủ đơn giản nhưng vẫn vô cùng thành kính sau đây nhé.

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Con xin kính lạy các vị thần cai quản nơi đây

Con xin kính lạy thập nhị tiên bà, kính lạy bà tiên Chúa cùng các vị tiên ông

Con xin kính lạy tổ tiên nội ngoại phù hộ che chở

Vợ chồng chúng con tên tuổi là……, hiện chúng con cư ngụ tại địa chỉ…….…

Nay nhân dịp đầy tháng/ thôi nôi con trai/gái của chúng con tên là…………….

Chúng con mới sắm sửa lễ vật các thứ, dâng lên chư vị thánh thần tổ tiên để tạ ơn các vị đã phù hộ che chở cho chúng con được sinh ra mẹ tròn con vuông, có sức khỏe không bệnh không tật. Kính trình lên chư vị dám xin chứng cho lòng thành về thụ hưởng lễ vật này chúng con đã dâng, kính mong các vị vẫn phù hộ cho cháu bé được khỏe mạnh, cuộc sống sáng rạng không bệnh tật tai ương, phù hộ cho gia đình chúng con có sức khỏe, công việc thuận lợi, không tai tiếng thị phi. Chúng con xin cảm tạ và kính lạy chư vị.

Nam mô a di đà phật (3 lần) cắm nhang các bàn thờ gia đình và mâm cúng.

ng ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Website: phongthuytamnguyen.com

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ