Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Cha mẹ với con và những tập tục khi nuôi con

Cha mẹ với con và những tập tục khi nuôi con

(0)
Cha mẹ với con cái là tình cảm hết sức thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. 
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1. Cách gọi cha mẹ theo vùng miền

Cha mẹ với con cái, nước ta mỗi nơi gọi hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nơi thì gọi là Thầy là U. Về ngược đường (Hưng hóa) thì gọi mẹ la Bầm, về đường trong là Bu. Nam Kỳ thì gọi cha là Tía gọi mẹ là Má. Ở đây nhiều người giờ lại cho con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Me. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bây giờ không đâu dùng.

Cha mẹ luôn yêu thương con cái
Cha mẹ luôn yêu thương con cái

2. Những tục lệ khi sinh con

Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, váng đầu, đau mình gọi là ốm nghén; hay thèm ăn của chua, của chát gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà tắm đến đỡ, con xổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay trớ.

Người mẹ thì phải kiêng khem gió máy, phải nằm than, ăn cơm thì ăn muối hấp hay là nước mắm chưng, vài ba hôm mới dám ăn đến thịt. Lệ cũ (con trai bảy ngày, con gái chín ngày) xông muối xoa nghệ rồi mới ra đến ngoài.

Nhà nghèo tự nuôi con lấy, nhà giàu nuôi vú cho con. Có người cho vú đem về nhà nuôi. Cho bú độ ba, bốn tháng thì cho ăn cơm và vẫn cho bú đến ba, bốn tuổi mới thôi.

Con nhà nào ba tháng biết lẫy, bấy tháng biết bò, chín tháng biết là có chạy chơi, là hợp vào ca thì dễ nuôi mà mai sau làm nên người.

3. Tục cúng mụ sau sinh

Trong sách "Bắc hộ lục" có nói rằng: Tục nước ta đẻ con được ba ngày, làm vài mâm cỗ cúng mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đấy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày và tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả.

Cứ như tục thành phố Hà Nội bây giờ thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm cỗ cúng mụ. Trong lễ cúng thì dùng mười hai đôi hài, mười hai miếng trầu, cua, ốc, nham, bánh đúc v.v... Vì tin rằng có mười hai bà mụ nặn ra người.

Cúng mụ sau sinh
Cúng mụ sau khi sinh con

3.1. Thử con

Ta có tục để con đầy một năm thì làm một tiệc thử con. Hôm ấy tắm rửa cho con sạch sẽ, mặc quần áo mới, con trai thì bày đồ cung tên, bút giấy, con gái thì bày đồ kim, chỉ, dao, kéo. Lại bày những đồ chơi quý báu ở trước mặt đứa trẻ để nghiệm xem nó xử trí làm sao, chữ gọi là tiệc thí nhí (thử trẻ). 

3.2. Thuật kiêng cữ

  • Con nhà nào sinh phải giờ kim và thiết tóa, sợ mai sau khó nuôi, đổi giờ. Nhà nào sinh con muộn mà sợ khó nuôi, bán cửa tĩnh hoặc bán cửa chùa nào cho con làm con Phật gọi là bán khoán.
  • Đưa con cho người khác bế, không được đưa qua mai sau sợ con đi ăn cắp ăn trộm. Ẵm con đi đâu phải bôi nhọ chảo trên trán, hoặc cầm con dao, cái kéo hay là cầm đũa đi theo, khéo sợ người ta quở quang. .
  • Con hay khóc đêm, gọi là dạ đề thì mượn một người khác lấy cái cọc chuồng lợn ném xuống gầm giường thì khỏi khóc. Có người lạ vào, con khóc mãi không thôi thì lấy một bó lửa ném vào trước mặt người ta thì con thôi khóc.
  • Con ngủ là không dậy, lấy vài cái tóc mai của người ngoài phẩy vào miệng đứa trẻ thì khỏi.
  • Con hay trớ, lấy nước lòng đỏ cho uống thì khỏi.
  • Con nấc, lấy ngọn lá trầu không dán vào chỗ trán cho nó. Con ngủ giật mình, luộc một cái trứng gà, con trai thì cắt làm bảy miếng, con gái thì cắt làm chín miếng, và chín nắm cơm, hú vía cho nó rồi cho nó ăn thì nó khỏi sợ.

4. Tục lệ khi nuôi con trưởng thành

4.1.  Cách đặt tên

Con mới sinh ra thì thường gọi là thằng đỏ, con đỏ. Nhà quê thì thường gọi thằng cu, con đĩ. Vùng Thanh Nghệ thì thường gọi là thằng cò, con hĩm, chứ không mấy người mới sinh ra đã đặt tên. Đặt tên thì nhà thường dân hay bạ tên gì đặt tên ấy, hay lấy vần hoặc lấy nghĩa gần nhau với tên cha mẹ mà đặt.

Ví như cha mẹ là Lân thì đặt là Thần; cha mẹ là Nhăng thì con đặt là Nhố, hoặc cha mẹ là Đào thì đặt con là Mận...

Nhà có học thì thường kiếm những tên đẹp đẽ mà đặt cho con. Ví như người thì dùng toàn một bộ chữ Ngọc như anh là Hoàng thì em là Hành, là Cư, là Vũ; người thì dùng toàn một bộ chữ Thủy như anh là Giang thì em là Hoài, là Hà, là Tế...

4.2  Cho con đi học

Nhà nho gia con độ năm, sáu tuổi, nhà thường dân con độ mười một, mười hai tuổi thì cho con đi học. Người biết chữ thì dạy lấy, hoặc mời ông thầy trong làng. Lúc mới học phải biện lễ trầu, rượu hoặc con gà ván xôi, để ông thầy làm lễ Thánh sự. Rồi dạy vỡ lòng cho con dăm ba chữ hoặc bảy tám chữ, dần dần mới lại kén thây mà học rộng mãi ra.

Con gái thì ít người cho đi học mà có cho đi học, đủ biên sổ sách và biết tính toán mà thôi. Về phần nhà nghèo thì con lên bảy, tám tuổi còn phải ở nhà trông em cho cha mẹ. Trẻ chín, mười tuổi đã phải lập nghề làm ăn, không mấy nhà cho đi học.

Cha mẹ dắt con đi học
Cha mẹ dắt con đi học

4.3. Lo lắng cho con

Con độ mười bốn, mười lăm tuổi, lên, cha mẹ đã đem lòng lo bề gia thất, con trai .. dựng vợ, con gái thì mong gả chồng. Xong việc vợ chồng lo đến cách lập thân cho con. Nước ta lắm người đẻ nhiều con thì phải lo hết con này đến con khác, có người lo cả đời chưa hết.

Lo nên một bậc người gì, hay là thành được một nghề gì đâu. Cái lo lắng ấy, hẳn ai ăn chơi. Cho nên lắm người, đời cha - làm nên giàu có, mà đến đời con thì : chẳng bao lâu mà lại hết nhẵn như không.

Khi còn thơ ấu, nuôi nấng có điều có độ, từ lúc cho bú, lúc cho ngủ, lúc cho chơi cũng có thì giờ, thực là hợp với cách vệ sinh. Khi biết học thì cho vào trường học, dạy dỗ có thứ tự, có khuôn phép. Đến lúc khôn lớn, mặc ý cho mà lập thân, không cần gì phải lo lắng thay cho nữa. Bởi vậy con ít tật bệnh; mà nhiều người thông thái, lại gây cái tính tự lập cho con.

>>> Xem thêm về các phong tục Thờ cúng Việt chuẩn tại đây

 

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ