Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Tết Thanh minh 2022 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh minh

Tết Thanh minh 2022 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh minh

(0)

“Thanh Minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Có lẽ câu thơ trên đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta – những người con đất Việt, về ngày Tết Thanh minh cổ truyền. Tuy không phải là ngày lễ Tết lớn trong năm nhưng nó mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lòng thành kính, biết ơn với ông bà, tiên tổ – những người đã khuất, đã rời xa dương gian.

Thanh minh (Lễ tảo mộ) là một ngày lễ Tết chứa đựng giá trị linh thiêng, cao đẹp của phong tục truyền thống, đã thấm nhuần trong tư tưởng của nhân dân ta từ lâu đời. Vào ngày này, những người con dù ở xa quê hương cũng đều dành thời gian về tảo mộ tổ tiên.

Tết Thanh minh 2022 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh minh là gì? Chắc chắn sẽ khiến nhiều người đặt câu hỏi. Vậy thì, hãy cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây của chúng tôi.

Lễ Tảo mộ không có một ngày cố định. Thời gian bắt đầu từ ngày mùng bốn, mùng năm tháng tư dương lịch (sau khi tiết Xuân Phân kết thúc) và kết thúc vào khoảng ngày hai mươi, hai mươi mốt tháng tư dương lịch (khi bắt đầu tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này, con cháu trong gia đình lại cùng nhau tụ hội về thăm viếng mộ ông bà, tổ tiên, cùng nhau lau dọn, cắt cỏ, quét rửa mộ phần và bày biện mâm lễ, nguyện cầu gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu luôn được bình an, mạnh khỏe, mọi việc may mắn.

Tết Thanh minh năm 2022 rơi vào ngày mùng 5/4/2022 Dương lịch, tức ngày mùng Năm tháng Ba Âm lịch.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Nguồn gốc

Thanh minh hay còn gọi là Tiết Thanh minh, có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc, diễn ra vào thời điểm Xuân Thu hằng năm.

Lịch sử Trung Hoa ghi chép lại rằng, vào thời Xuân Thu chiến quốc, tại nước Tấn có vua Tấn Văn Công cai trị, lúc bấy giờ gặp phải loạn lạc, đã bỏ nước đi lưu vong ở các nước láng giềng, hết ở nước Tế rồi lại đến nước Sở. Lúc bấy giờ, có một người tên là Giới Tử Thôi, đi theo hiến kế cho vua. Trên đường đi chạy loạn, lương thực cũng cạn kiệt dần, Giới Tử Thôi đã không mảy may mà suy nghĩ, liền cầm con dao cắt phăng miếng thịt ở đùi của mình để nấu rồi dâng tới cho nhà vua, cứu vua khỏi chết đói. Sau khi ăn xong, nhà vua mới ngỡ ra nguồn gốc của miếng thịt mình vừa ăn, bèn đem lòng cảm kích.

Giới Tử Thôi đã phò tá vua trong vòng 19 năm trời. Họ cùng nhau trải qua bao gian khó, hiểm nguy, đến cuối cùng Tấn Văn Công cũng giành lại được ngôi báu, quay trở về làm vua, cai trị nước Tấn. Sau khi giành được ngôi vị, ngài lập tức phong thưởng cho những người đã có công dẹp loạn. Thế nhưng, vua lại quên đi công lao của người đã đồng hành với mình trong suốt những năm tháng dài đằng đẵng. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi cũng chẳng buồn đem lòng oán hận, mà ông nghĩ rằng đây chính là nhiệm vụ của mình. Sau đó, ông cùng mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn.

Ít lâu sau đó, vua đã nhớ tới công lao của Giới Tử Thôi, bèn sai người lập tức đi tìm. Thế nhưng, ông một mực không chịu quay trở về. Thấy vậy, Tấn Văn Công đã ban lệnh châm lửa, đốt rừng Điền Sơn để ép Giới Tử Thôi ra ngoài. Nhưng ông cũng khăng khăng không ra, vô tình ngọn lửa của nhà vua đã thiêu rụi hai mẹ con họ. Cảm thấy thương xót và nhận thấy lỗi lầm của mình, vua đã cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi và ra lệnh người dân không được đốt lửa trong vòng ba ngày (Từ mùng ba tháng ba đến mùng năm tháng ba âm lịch hằng năm), chỉ được ăn đồ nguội để tưởng niệm. Đến nay, ngày mùng ba tháng ba âm lịch được coi là Tết Hàn Thực, đây cũng nằm trong tiết Thanh Minh để tưởng nhớ tới những người đã rời xa cõi trần.

Vào thời Lý, tết Hàn Thực cũng được du nhập vào nước ta. Nhân dân ta cũng ảnh hưởng bởi ngày này. Tuy nhiên, nó cũng có sự biến đổi và mang đậm nét văn hóa Việt hơn. Cứ đến mùng ba tháng ba âm lịch hằng năm, người Việt Nam lại có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay để tượng trưng cho thức ăn nguội (đó gọi là Hàn thực). Bên cạnh đó, tiết Thanh minh còn gắn liền sâu sắc tới đạo đức, phẩm chất và bổn phận của người Việt tới gia tiên. Vào ngày này, mọi người lại sum vầy, tụ họp làm lễ tảo mộ đầu năm, viếng thăm mộ phần, dọn đám cỏ dại trên mộ, sửa soạn, bày biện mâm lễ cúng để mời ông bà, tổ tiên về nhà dùng cơm cùng con, cùng cháu.

Bánh trôi bánh chay

Ý nghĩa

Lễ tảo mộ là một ngày lễ mang đậm nét văn hóa, đi liền với đạo đức, lối sống của người Việt Nam. Vào ngày này, các hoạt động báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông cha được tổ chức vô cùng trang trọng, tôn nghiêm. Ngày lễ này còn nhắc nhở, răn dạy chúng ta – những thế hệ hiện tại và cả sau này sống phải biết hướng về cội nguồn, biết ơn tới thế hệ đi trước. Chính vì ý nghĩa tốt đẹp đó nên tới nay, ngày thanh minh vẫn được dân tộc Việt Nam coi trọng và tổ chức thực hiện hằng năm.

Ngày Thanh minh, người Việt Nam thường làm gì?

Có thể thấy rằng, ngày này tuy không được tổ chức nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong các ngày lễ tết của năm, thể hiện tấm lòng của cháu, con dành cho những người đã rời xa cõi trần. Vậy, mọi người thường làm gì?

Tảo mộ

Tảo mộ tại Việt Nam vào ngày mùng ba tháng ba âm lịch hằng năm, dù tất bật với công việc của cuộc sống nhưng con cháu cũng đều dành thời gian trở về bên gia đình, đi tảo mộ.

Đây được coi là hoạt động đặc trưng và ý nghĩa nhất trong tiết Thanh minh của các gia đình Việt. Mọi thành viên sẽ cùng nhau sửa sang mộ phần của tổ tiên, ông bà sao cho sạch sẽ, gọn gàng. Vào ngày tảo mộ, mọi người sẽ đem theo xẻng, cuốc,… để phát quang, dọn dẹp những đám cỏ dại, đắp lại mồ mả cho đầy đặn. Đặc biệt, kiểm tra xem ngôi mộ có bị đục khoét bởi tổ mối, rắn, chuột hay các loại động vật nhỏ  khác không, để tránh ảnh hưởng tới vong linh của người mất. Theo phong thủy âm trạch, nơi an nghỉ nếu bị vỡ lở, đục khoét thì cần xử lý kịp thời, nếu không sẽ khá hung hiểm, gây họa, khiến gia đình bất an, làm ăn suy kém.

Vào ngày này, các con cháu trong gia đình lại cùng nhau phát quang, cắt cỏ mộ phần
Vào ngày này, các con cháu trong gia đình lại cùng nhau phát quang, cắt cỏ mộ phần

Gia chủ trong nhà có thể đọc bài cúng, văn khấn để thể hiện tấm lòng chân kính và nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình: mong gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, làm ăn phát đạt… Cùng với việc lau dọn, thắp hương mộ phần của gia tiên, người tảo mộ sẽ đi thắp hương cho những ngôi mộ vô chủ mà không có ai thăm viếng. Mọi người cũng thắp nén hương thơm cho thổ công, thổ địa và những hương hồn xung quanh mộ tổ tiên, để như là lời xin phép dọn dẹp và mong cầu an bình.

>>> Đọc thêm: Phong tục tang ma trong văn hóa tâm linh của người Việt

Mâm cỗ cúng gồm những gì?

Bên cạnh việc tảo mộ thì làm sửa soạn mâm cơm cúng, dâng lên ông bà, tiên tổ cũng là một việc vô cùng quan trọng và được nhiều người lưu ý. Tùy vào phong tục mỗi địa phương, từng gia đình, mâm lễ cúng cũng có sự khác biệt, có thể là mâm mặn, có thể là mâm chay. Thế nhưng, tốt nhất gia chủ nên dâng lên ban thờ những món chay như: xôi chè, oản bánh, bánh trôi, bánh chay, nước, gạo, muối, bỏng… mang ý nghĩa tín ngưỡng, nhằm tưởng nhớ tới những người đã khuất và cầu mong cho họ sớm được siêu thoát, siêu sinh tịnh độ.

Hơn nữa, xôi chè, bánh trái là những thành quả, có nguồn gốc từ thực vật, cụ thể là gạo – đó là tinh hoa cao quý của đất trời, món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta, là biểu trưng cho nền văn minh lúa nước.

Dâng những thứ này lên ban thờ gia tiên như dâng lên những điều tốt đẹp, tinh túy nhất, là thành quả sau một năm vất vả lao động. Gia chủ cũng có thể chuẩn bị mâm cúng đơn giản, tùy theo điều kiện như là một bữa cơm bình thường để mời cơm gia tiên, ông bà chứ không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, yến tiệc linh đình. Cái chính vẫn là lòng thành của gia chủ.

Lễ vật cúng ngày Thanh minh gồm những gì?

Ngày lễ này, gia chủ cần chuẩn bị tươm tất lễ vật ở cả nhà và ngoài mộ, gồm có: giấy ngũ sắc, hương, cau, trầu, tiền vàng mã, đăng, trà, quả, thực, một số món ăn có thể là đồ chay hay đồ mặn, một bộ tam sinh (tượng trưng cho Thổ - Thủy – Thiên). Bạn cũng có thể tự chuẩn bị đồ, dựa trên phong tục tập quán của địa phương, có thể gói gọn chỉ với trái cây tươi, trà, rượu và thuốc lá.

Tại mộ

Tại mộ, gia chủ có thể sắm sửa lễ cúng vào một chỗ thờ chung. Tiếp theo đó thắp hương, đèn rồi vái ba lần để bày tỏ lòng thành kính tới quan Thổ Công, Thổ Địa và mới gia tiên về, sau đó tiến hành đọc bài văn khấn Tết Thanh minh.

Khi hương đã tàn, mọi người sẽ ra khu mộ của gia đình, để thắp hương và xin phép gia tiên được dọn dẹp. Sau khi hoàn tất lễ cúng, bắt đầu sửa sang phần mộ. Hương cháy được 2/3 thì mọi người cùng tạ lễ, hóa vàng mã và xin lộc rồi ra về.

Tại nhà

Cúng Tết Thanh minh tại nhà, gia chủ cần lau dọn sạch sẽ nhà cửa và khu vực thờ tự, chuẩn bị mâm cỗ tại nhà dâng lên tổ tiên. Sau đó thắp hương, khấn vái như các tập tục cúng kiến khác. Để bày tỏ lòng chân kính, điều quan trọng trước tiên là phải thật sự thành tâm và trang trọng khi làm lễ.

Điều kiêng kỵ cần tránh trong Tết Thanh Minh

Để tránh gặp phải những điều xui rủi, gia chủ cần phải lưu ý những điều sau:

- Không giẫm đạp lên mộ phần xung quanh hay đá đồ cúng.

- Không chỉ trỏ, bàn tán vào phần mộ của người khác, như vậy vừa tránh gặp phải điều không may mắn, vừa thể hiện sự tôn kinh đối với người đã khuất.

- Phụ nữ đang mang thai, bị phong hàn thấp khớp… không nên đi ra mộ, để tránh gặp phải những khí lạnh, năng lượng xấu nơi đây.

- Tuyệt đối không chụp ảnh tại nghĩa trang, tránh cười đùa, nô nghịch, nói to.

- Không tảo mộ vào chiều tà, trời sầm tối, nên đi đông người.

- Khi đi tảo mộ về nhà, hãy đốt giấy và hơ quanh người để loại bỏ bớt âm khí.

- Nên chọn những bông hoa mộc mạc, không có màu sắc quá rực rỡ để cúng.

Tiết Thanh Minh ở một số quốc gia

Không chỉ riêng Việt Nam mới có ngày này, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng có Tết Thanh minh, điển hình như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của từng nơi.

Tại Trung Quốc

Như đã nói ở trên, tiết Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một dịp lễ quan trọng đối với người dân nơi đây. Tại vùng đất Trung Hoa, người dân cũng đi tảo mộ giống như ở Việt Nam. Bên cạnh đó, người Trung còn có quan niệm rằng, đây chính là dịp nỗi buồn kết thúc và khai mở niềm hy vọng. Vào ngày lễ, người dân tham gia các hoạt động, trò chơi thể thao… Trong đó phải kể đến trò thả diều, bởi họ cho rằng thời tiết khi này rất đẹp.

Lễ hội thả diều
Lễ hội thả diều

Ngoài những hoạt động văn hóa dân gian, các món ăn truyền thống cũng không thể thiếu vào dịp lễ này. Người Trung Quốc thường có tục lệ ăn bánh Thanh đoàn tử - loại bánh làm từ nước ép của Tiểu mạch thảo, cùng với bột nếp, nhân bánh là đỗ xanh và mỡ lợn, được đem đi hấp cách thủy. Khi bánh chín, người ta quét lên chúng một lớp dầu bóng loáng. Bên cạnh đó, bánh cuộn cũng là một trong những món ăn đặc biệt dịp thanh minh của họ. Bánh cuộn là dạng bánh chiên, làm từ bột mì hoặc bột gạo.

Đặc biệt, người dân ở đất nước này thường ăn ốc, bởi ốc thời điểm này rất béo và ngọt. Họ cũng ăn bánh kẹp, bánh bông lan, trứng gà vào lễ Thanh Minh.

Tại Nhật Bản

Lễ Thanh minh bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản từ thế kỷ thứ VII. Tới năm 1868, ngày này mới chính thức trở thành ngày nghỉ quốc lễ của “xứ sở hoa anh đào”. Vào dịp này, họ sẽ đi chùa cầu nguyện. Những người theo đạo Shinto sẽ đến cầu khấn ở đền Shinto. “Lễ Thanh minh” trong tiếng Nhật được gọi là Shunbun No Hi hay Higan, có nghĩa là thế giới khác hay cõi Niết Bàn. Theo truyền thuyết, vào thời gian đó – ngày đêm cân xứng, Đức Phật sẽ hiện ra để cứu độ những linh hồn lầm đường, lạc lối và giúp họ vượt qua bể khổ, đưa họ trở về cõi Niết Bàn.

Chính vì thế, trong văn hóa Nhật Bản, đây là ngày của sự hạnh phúc, là dịp để cháu, con viếng mộ ông bà, tổ tiên. Thời điểm này cũng là khi hoa anh đào bung nở, là dấu hiệu của mùa xuân bắt đầu. Do đó, chính phủ Nhật coi đây là ngày để cùng ngắm thiên nhiên tươi đẹp. Người Nhật sẽ mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của đất nước – kimono, cầm trên tay chiếc hộp gỗ và đi dạo ngắm hoa anh đào.

Ẩm thực tiêu biểu trong tiết Thanh minh của người Nhật là bánh nếp hay bánh đậu đỏ.

Tại Hàn Quốc

Ở “xứ sở kim chi”, Tết Thanh minh cũng chính là tết Hàn Thực. Ngày lễ này nhằm ngày mùng 5 tháng 4 Dương lịch hằng năm. Đối với người dân nơi đây, đó là ngày liên quan tới cái chết, họ cũng có tục lệ đi viếng mộ tổ tiên trong dịp này.

Một điểm nổi bật trong lễ Thanh minh của người Hàn Quốc là họ có những bài hát ý nghĩa về cúng bái như Jejeon (tế điện), Yusanga (du sơn ca).

Đây cũng là dịp con cháu cùng nhau hội họp, đi du xuân. Họ có tập tục chia lửa, giữ lửa không tắt. Khi lửa đã cháy hết, mọi người cùng nhau ăn đồ lạnh, không nấu nướng. Ngày này cũng là dịp ý nghĩa, để người dân xứ Hàn khởi đầu những điều tốt lành như xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái. Do đó, tiết khí Thanh minh tại Hàn Quốc còn mang ý nghĩa mong cầu những thứ đẹp đẻ, mong cầu sự sinh sôi, nảy nở.

>>> Đọc thêm: Hoa cúng trên ban thờ gia tiên và ý nghĩa các loài hoa cúng

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ