Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

(0)
Lễ hội chùa Hương có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa của lễ hội này là gì? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của phongthuytamnguyen.com.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Hằng năm, cứ mỗi dịp xuân về, khi núi rừng Hương Sơn được phủ trắng bởi những chùm hoa ban, hàng triệu Phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp cả ba miền lại cùng nhau hành hương trở về miền đất Phật – mảnh đất Mỹ Đức, Hà Nội, để nô nức, tham gia trẩy hội chùa Hương, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, may mắn, tốt và tài lộc cho bản thân và gia đình.

Lễ hội chùa Hương ở đâu?

Lễ hội chùa Hương được tổ chức tại địa phận thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm thành phố 62 ki lô mét về phía Tây Nam. Khai hội bắt đầu từ mùng 6 Tết, kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch. Đỉnh điểm của lễ hội là từ khoảng Rằm tháng Giêng tới hết ngày 18 tháng Hai.

Hằng năm, cứ vào đầu xuân, người dân khắp cả nước lại nô nức kéo về xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội để trẩy hội
Hằng năm, cứ vào đầu xuân, người dân khắp cả nước lại nô nức kéo về xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội để trẩy hội

Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của đất nước Việt Nam – nơi có nền Phật giáo linh thiêng, với phong cảnh hùng vĩ, thanh bình và không kém phần nên thơ, chùa Hương chính là một địa điểm đón hàng ngàn, hàng triệu lượt du khách thập phương ghé đến thăm quan, đặc biệt là những tháng đầu năm. Địa phận chùa Hương nằm ven bờ sông Đáy, là một quần thể văn hóa, tôn giáo và văn hóa tín ngưỡng tâm linh, gồm hàng chục ngôi chùa Phật giáo và cả những đền thờ thần hay những ngôi đình thờ dành riêng cho tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước. Chùa Hương trong động Hương Tích, còn gọi là chùa Trong chính là trung tâm của cụm đền chùa này.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa việc thả đèn hoa đăng

Nguồn gốc lễ hội

Truyền thuyết xưa kia kể lại rằng, tại vùng “linh sơn phúc địa” này có công chúa Diệu Thiện, (còn có tên gọi à chúa Ba, là ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm) vào thế kỷ đầu tiên đã vào tu hành dòng dã 9 năm trời, đắc đạo thành Phật và đã phát tâm cứu độ chúng sinh khỏi tai ương, khổ nạn (ngày 19 tháng 2 Âm lịch).

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 Âm lịch hằng năm. Đỉnh điểm của lễ hội là khoảng Rằm tháng Giêng tới hết ngày 18 tháng Hai).
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 Âm lịch hằng năm

Động Hương Tích là vùng đất thánh địa – nơi được Chúa Trịnh ca ngợi là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích thờ Phật Quán Thế Âm, chỗ người dân thường hay lui đến để nguyện cầu những điều tốt đẹp, bình an. Chúa Trình Sâm chính là người đặt nền móng cho lễ hội chùa Hương phát triển và đưa động Hương Tích trở thành một di sản vật thể lớn như ngày nay. Vì thế, cứ mỗi năm khi mùa xuân đến, du khách lại háo hức về trẩy hội. Năm 1989, du lịch chùa Hương bắt đầu đi vào quy củ.

Bao gồm lễ dâng hương (hương, đăng, trà, quả, thực – thức ăn chay). Trước ngày diễn ra lễ hội một ngày, tất cả các đền, đình, chùa, miếu đều nghi ngút khói hương, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng đất Hương Sơn.

Từ thời nhà Nguyễn, thi nhân Phan Huy Chú trong một lần về đây vãn cảnh, thưởng ngoạn đã từng thốt lên rằng: “Nơi đây là lễ hội vui nhất nước Nam”.

Các nghi thức trong lễ hội chùa Hương có ý nghĩa gì?

Phần lễ

Ngày đầu tiên của lễ hội (bắt đầu từ mùng 6 Tết đầu xuân) được gọi là lễ khai sơn (mở cửa rừng) của địa phương. Nghi lễ dâng hương có hương, đồ chay, đăng, trà, hoa quả. Khi cúng, hai tăng ni mặc áo cá sa mang đồ lễ chạy đàn rồi đặt trước bàn thờ. Trong khi dâng đàn, hai vị tăng ni múa những điệu múa duyên dáng và đẹp mắt. Phía ngoại sảnh lại thờ các vị sơn thần với đa dạng màu sắc của đạo giáo.

Phần lễ thể hiện niềm tin về những tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, sự sùng bái tự nhiên của mỗi Phật từ và các du khách về Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.

Phần hội

Bên cạnh những nghi lễ truyền thống, còn có rất nhiều trò chơi thú vị nơi đây. Lễ hội chùa Hương là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa độc đáo như hát chèo, hát chầu văn, chèo thuyền… Tất cả đều thấm đẫm bản sắc dân tộc Việt.

Hình ảnh khai mạc vào năm 2020
Hình ảnh khai mạc vào năm 2020

Nằm giữa vùng núi non sông nước kì vĩ, mỗi mùa lễ hội, động Hương Tích lại là nơi hàng trăm con thuyền tập nập ra vào. Ngồi thuyền thưởng cảnh non xanh nước biếc, hòa mình vào non tiên cõi Phật sẽ khiến tâm hồn bất cứ ai đều thanh tịnh, thân tâm an lạc, xóa bỏ những bon chen, bộn bề của cuộc sống.

Vì vậy, nhắc về chùa Hương ở động Hương Tích là nhắc đến con đò – một loại hình thuyền của cư dân Việt từ thời sơ khai. Cho đến nay, ngày hội du thuyền tại chùa Hương luôn gợi nhớ về cội nguồn, tiên tổ cho người trẩy hội.

Ý nghĩa

Lễ hội ở chùa Hương mang một giá trị cao đẹp về truyền thống và sự hào hùng của dân tộc nơi chốn chùa chiền linh thiêng, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân, thể hiện niềm tin, ước vọng về những điều tươi sáng, tốt đẹp của người Việt Nam vốn chất phác và nhân hậu.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của hái lộc đầu xuân

Hy vọng những thông tin ở bài viết trên giúp quý vị hiểu rõ được nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội chùa Hương, từ đó thêm trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp lâu đời của đất nước. Đừng quên cập nhật những kiến thức hữu ích tại phongthuytamnguyen.com. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn khám phá. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần được giải đáp về kiến thức phong thủy nhà ở, vật phẩm phong thủy... quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng. Chúng tôi tự hào mang tới quý vị những dịch vụ tuyệt vời nhất, chất lượng nhất!

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ