Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Lễ hội đền Hùng, nơi lưu giữ giá trị linh thiêng

Lễ hội đền Hùng, nơi lưu giữ giá trị linh thiêng

(0)
Trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt từ bao đời nay, các thế hệ luôn luôn hướng về một điểm tựa tâm linh thiêng liêng, đó là lễ hội đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Dân tộc Việt Nam ta tự hào có một khu di tích vô cùng thiêng liêng, thờ phụng ông tổ của đồng bào cả nước, đó là các vị vua Hùng. Hằng năm, cứ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch, đàn con lạc cháu hồng từ khắp mọi miền trên dải đất nhỏ xinh hình chữ S lại nô nức kéo về vùng đất Phú Thọ để trẩy hội đền Hùng, viếng mộ Tổ.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Câu ca dao quen thuộc, đậm đà tình nghĩa này luôn hằn sâu trong tiềm thức của mọi người, là niềm tư hào của cả dân tộc về ngày quốc Tổ. Câu ca vang lên như tiếng gọi đàn của bầy chim Việt tìm về nguồn cội là đền Hùng.

Quần thể di tích đền Hùng, thuộc tỉnh Phú Thọ
Quần thể di tích đền Hùng, thuộc tỉnh Phú Thọ

Đền Hùng tọa lạc trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, hay còn được gọi là núi cả, núi Hy Cương, núi Hồng, có độ cao khoảng 175 m so với mực nước biển, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - kinh đô Văn Lang xưa của các vị vua Hùng. Nhìn về phía Nam chính là dãy Ba Vì hùng vĩ, nhìn sang phía Đông chính là dãy Tam Đảo trùng điệp. Khung cảnh nơi đây đầy khí thiêng hào hùng, với sông nước, núi non kì vĩ.

Nguồn gốc lễ hội đền Hùng

Truyền thuyết xưa kế lại: Vua Kinh Dương Vương có một người con trai, sau này khi trưởng thành, cậu con trai nối ngôi và đặt niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn Âu Cơ. Sau đó, Âu cơ hạ sinh được một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Đây cũng chính là tổ tiên của người Việt. Nhưng vào một ngày, đức vua Lạc Long Quân bảo với vợ:

 “Ta với nàng khó chung sống với nhau lâu dài. Do ta thuộc loài rồng, nàng vốn giống tiên. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, còn nàng đem năm mươi con nên núi, chia nhau để trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì hãy báo tin cho nhau, giúp đỡ, cưu mang lẫn nhau, không được quên.”

Vì vậy, họ buộc phải chia tay, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con còn lại theo cha xuống biển. Người con cả ở lại vùng đất Phong Châu – Văn Lang để cai trị đất nước. Ngôi vua vẫn giữ nguyên danh hiệu Hùng Vương, trải qua 18 đời, vì thế nhân dân ta vẫn gọi là 18 đời vua Hùng. Hùng vương thứ 18 đã trao ngôi cho Thục Phán An Dương Vương.

Đền Hùng khu trung tâm đông dân cư đứng đầu của vương quốc Văn Lang trong thời đại Hùng Vương. Nơi đây cũng chính là những cư dân ở thiên niên kỷ cuối cùng trước công nguyên, đã từng chọn ngọn núi Cả cao nhất vùng để tổ chức, thực hiện nhiều nghi lễ cổ xưa như: tạ đất, thờ trời, thờ thần lúa…

Chính những dấu ấn văn hóa cổ xưa thời kỳ đầu này là dấu mốc để hình thành nên lịch sử của đền Hùng.

Thời Hậu Lê (thời vua Hồng Đức), theo Ngọc phả Hùng Vương ghi chép, từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến nhà Hậu Lê vẫn cùng nhân dân cả nước thường xuyên hương khói, cúng lễ trong ngôi đền. Vốn từ ngày xưa – thời triều đại phong kiến, ngày giỗ Hùng Vương đã được công nhận là ngày quốc Tổ của cả dân tộc. Vua Đinh Bộ Lĩnh còn lấy ngày này làm ngày đăng ngai vàng lên ngôi Hoàng đế. Các triều đại cũng đã quản lý Đền Hùng bằng cách giao thẳng cho người dân trông coi, tu sửa, hương khói và tổ chức ngày giỗ Tổ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, đổi lại, người dân sẽ được triều đình miễn cho những khoản thuế như: thế sưu dịch, thuế ruộng hay thuế sung vào lính.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa việc thả đèn hoa đăng

Đền Hùng có gì?

Được dựng lên để thờ phụng các vị vua và tôn thất, đền Hùng bao gồm là 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa và 1 lăng tẩm, được bố trí phù hợp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh.

  • Cổng đền: Xây dựng vào năm 1917, được thiết kế theo dạng vòm cuốn, với chiều cao là 8,5 m, có 2 tầng và 8 má. Phía trước cổng đền gồm 2 bức tượng võ sĩ đầy oai phong, lẫm liệt.

Ở cổng đền có bức đại tự gồm bốn chữ, Cao – Sơn – Cảnh – Hành, nghĩa là núi cao, đạo lớn. Như một lời khuyên răn, dạy bảo của ông cha ta với con cháu khi về với đền Hùng, là phải giữ cho trọn đạo phụng thờ tổ tiên, bởi đạo đức lớn nhất của dân tộc Việt Nam là tri ân công đức tổ tiên, ân đức sinh thành của cha ông, tiền tổ. Nét đẹp đạo đức này đã trở thành tín ngưỡng văn hóa tâm linh cao đẹp của cả dân tộc Việt Nam. Hai bên cổng đền Hùng có câu đối về niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc công lao dựng nước của các vua Hùng: "Thác thủy khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch; Đăng cao vọng viễn quần phong la liệt tự nhi tôn" nghĩa là: "Mở lối đắp nền bốn mặt non sông về một mối; Lên cao nhìn khắp trập trùng đồi núi tựa đàn con".

Hình ảnh người dân bốn phương đến dâng hương lễ Tổ
Hình ảnh người dân bốn phương đến dâng hương lễ Tổ
  • Đền Hạ: Gồm có hai tòa, tiền bái và hậu cung, mỗi tòa lại chia thành ba gian. Ngay phía dưới chân đền Hạ có nhà bia với thiết kế hình lục giác. Trong đó có đặt bia đá, khắc những lời căn dặn của Hồ chủ tịch khi một lần ghé thăm đền Hùng vào ngày 19 tháng 9 năm 1954.
  • Chùa Thiên Quang: Được xây dựng từ thời Trần, sau này lại được xây dựng lại vào thế kỷ XV. Nơi đây thờ Phật theo phía Đại thừa. Bao gồm 3 tòa là Tiền đường, Thiêu hương và Tam bảo, khu vực đằng sau là nhà thờ Tổ. Có hai tháp sư hình trụ với 4 tầng. Bên trong tháp có bia đá, được ghi tên của những vị sư trong chùa trước kia.
  • Hùng Vương Tổ miếu hay đền Trung: Tọa lạc trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, được xây dựng theo kiểu hình chữ nhất. Gồm có 3 gian với diện tích khoảng 26,54 mét vuông. Đền Trung là nơi các đời vua tiến hành những nghi lễ tín ngưỡng thờ thần Lúa, thờ Đất Trời, với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tốt đẹp.
  • Đền Thượng: Gồm các công trình nghi môn lớn như tiền tế, đại bái, hậu cung, chuông trống. Phía trái có cột đá cao 1,3m và rộng 0,3m.
  • Lăng Hùng Vương: Nằm ở khu vực phía Đông của đền Thượng, nơi đây chính là lăng tẩm của vua Hùng đời thứ 6 đến thời vua Tự Đức. Thời vua Tự Đức năm 1870 đã cho xây lăng mộ, tới thời vua Khải Định năm 1922 thì ngôi mộ được tu sửa. Lăng Hùng Vương xây theo kiểu hình hộp chữ nhật, cao 1,0m, dài 1,3m và rộng 1,8m. Bên trong lăng có một tấm bia đá khắc: biểu chính (lăng chính).
  • Đền Giếng: Kiến trúc của đền Giếng được xây dựng theo kiểu chữ Cộng, trên núi Nghĩa Lĩnh, gồm có nhà tiền bái, hậu cung, 1 chuôi vồ và 2 nhà oản.
  • Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Xây dựng vào năm 2001, với diện tích 137 mét vuông, đền Tổ mẫu Âu Cơ tọa lạ trên đỉnh núi Ốc Sơn, thờ Tổ mẫu Mẹ Âu cơ cùng các Lạc tướng, lạc hầu. Kiến trúc đền xây theo lối cổ kính.
Đền thờ đức mẹ Âu Cơ
Đền thờ đức mẹ Âu Cơ
  • Đền thờ Lạc Long Quân: Bắt đầu xây dựng vào năm 2007, có tổng diện tích gần 13,8 ha.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Giá trị thiêng liêng của lễ hội đền Hùng đến nay vẫn còn mãi trong tâm thức mỗi chúng ta - những người con của đất nước Việt Nam. Đừng quên cập nhật những kiến thức hữu ích tại phongthuytamnguyen.com. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn khám phá. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần được giải đáp về kiến thức phong thủy nhà ở, vật phẩm phong thủy... quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng. Chúng tôi tự hào mang tới quý vị những dịch vụ tuyệt vời nhất, chất lượng nhất!

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận - TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ