Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Lễ hội Cầu Ngư, đặc sắc vùng đất biển Nha Trang

Lễ hội Cầu Ngư, đặc sắc vùng đất biển Nha Trang

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Là vùng đất gắn liền với biển cả, hằng năm, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thường diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, để tỏ lòng biết ơn tới thần Biển, đã ban cho một mùa cá bội thu, giúp cuộc sống người dân làng chài ấm no, đủ đầy. Khi nhắc tới lễ hội ở Nha Trang, không thể bỏ qua lễ hội truyền thống Cầu Ngư.

Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ đâu?

Lễ hội này xuất phát từ tục thờ ông Nam Hải – vị thần Biển mà người dân Nam Trung Bộ tôn kính, thờ phụng. Ông Nam Hải chính là cách gọi khác của loài cá voi – một linh vật được người dân coi là vua biển cả. Cá voi được biết đến là loài động vật có thân hình to lớn, nhưng rất hiền lành, thường cứu giúp người dân miền biển mỗi lần gặp nạn khi đánh bắt.

Vì thế, nếu có một chú cá voi chết, trôi dạt về bờ, người dân làng chài lại cùng nhau thực hiện nghi thức tang lễ, để thể hiện lòng thành, đồng thời cầu nguyện thần Biển Nam Hải sẽ phù hộ cho dân làng có được ấm no, an toàn mỗi lần ra khơi.

Hằng năm, dân làng cùng với các chủ tàu cá lại tổ chức tế lễ cho loài cá voi, mọi người cùng nhau góp công sức, tiền bạc, chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, tươm tất dâng vào buổi tế lễ. Lễ hội đó mang tên Cầu Ngư.

Không có một tài liệu, sử sách nào ghi rõ chính xác thời điểm bắt đầu tục lệ này. Có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết được người dân truyền tai nhau về sự kỳ diệu của vị thần Nam Hải. Tuy nhiên, tựu chung lại để thể hiện niềm tin, tín ngưỡng, lòng biết ơn của người dân vùng đất Khánh Hòa nói riêng và người Việt Nam ta nói chung, về niềm tin vào những điều tốt đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn và tôn trọng những giá trí văn hóa truyền thống của dân tộc.

>>> Xem thêm: Lễ hội đền Hùng, nơi lưu giữ giá trị linh thiêng

Lễ hội Cầu Ngư diễn ra như thế nào?

Khác biệt so với những lễ hội khác – với không khí nghiêm trang, lễ Cầu Ngư của người dân Khánh Hòa lại vô cùng náo nhiệt, tưng bừng. Không gian lễ hội không chỉ lấy Lăng Ông làm trung tâm mà còn mở rộng ra trên bờ biển, kéo dài suốt ba ngày đêm. Bao gồm rất nhiều nghi thức, nghi lễ như: lễ Rước Sắc, lễ Nghinh thủy triều (Nghinh Ông), Lễ Tỉnh Sanh, trò diễn Hò Bá Trạo – tiêu biểu cho Lễ hội Cầu Ngư của vùng đất Nam Trung Bộ và Khánh Hòa,… Lễ hội này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân làng chài. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, lễ hội Cầu Ngư cũng có sự biến đổi khác nhau, phụ thuộc vào phong tục của mỗi địa phương, vùng miền.

Lễ Rước Sắc – Khai hội

Lễ Cầu Ngư tại Nha Trang, Khánh Hòa
Lễ Cầu Ngư tại Nha Trang, Khánh Hòa

Nghi thức Rước Sắc được khởi đầu vào buổi sáng đầu tiên của lễ hội, do các bô lão lớn tuổi trong làng chủ trì. Lễ bao gồm: Thỉnh Sắc, tiếp đến là Rước Sắc, sau đó là Khai Sắc.

Thỉnh Sắc diễn ra tại Nhà Tiền hiền, mọi người tiến hành dâng hương lên bái tế rồi thỉnh ông Nam Hải về với lăng. Rước Sắc là một đám rước vô cùng thiêng liêng, long trọng, với sự tham gia của đông đảo dân làng, cùng nhau rước ông Nam Hải từ Nhà Tiền hiền về với Lăng Ông. Cuối cùng là lễ Khai sắc, được thực hiện tại Lăng, chinh thức bắt đầu lễ hội Cầu Ngư.

Lễ Nghinh Ông 

Khi thủy triều vừa lên, người dân Nha Trang lại tổ chức nghi thức nghênh đón thủy triều (được gọi là lễ Nghinh Ông). Mục đích của nghi thức này là rước hồn ông Nam Hải nơi biển khơi về Lăng thờ trước khi tiến hành lễ Tế Chánh.

Lễ Nghinh Ông diễn ra xuyên suốt trong hai giờ đồng hồ, với đoàn ghe thuyền ra khơi gồm 3 chiếc để rước thần Nam Hải. Không khí lễ hội rất náo nhiệt, tưng bừng cùng tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã vang lên. Khi đoàn thuyền trở về, mọi người tiến hành đưa hồn ông Nam Hải nhập điện.

Hò Bá Trạo

Là một điệu hò mang đậm nét dân gian, tổng hợp múa, hát, nói… Đây chính là nét nổi bật có trong lễ hội Cầu Ngư tại các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Trước ngày lễ hội diễn ra, mỗi làng sẽ cử 15 đến 19 nam thanh niên gia nhập đội hò, họ phải ăn chay, nằm đất, giữ cho thân tâm thanh tịnh, trong sáng.

Hình ảnh phố biến được tái hiện trong các điệu Hò Bá Trạo là những ngư dân trên con thuyền đang bám biển ra khơi, là tâm trạng tươi vui khi mẻ cá lớn ùa về, là con sóng trập trùng không ngơi nghỉ... Các bài hò chính là cả một câu chuyện mang đậm chất tín ngưỡng dân gian, đồng thời ca ngợi công sức của người lao động cũng như tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Lễ Tỉnh Sanh

Đây là nghi thức tế nhiên thần, diễn ra song song với lễ Nghinh Ông, tại Lăng sẽ tiến hành lễ này trong lúc các bô lão đi rước hồn thần Nam Hải. Mọi người thường dùng con heo sống làm vật tế lễ.

Lễ Tế Chánh

Sau khi Hò Bá Trạo kết thúc, lễ Tế Chánh bắt đầu. Đây là giây phút quan trọng, thiên liêng nhất, thể hiện lòng thành kinh của ngư dân với ông Nam Hải, với nguyện cầu được ông bảo vệ, chở che, ban đến may mắn, an lành trong cuộc sống. Lễ thường diễn ra từ 10 giờ sáng và kết thúc lúc 11 giờ.

Thứ lễ và Tôn vương

Thứ lễ là nghi thức hát cúng thần, cứ hai đến ba năm người ta mới thực hiện một lần. Các làng sẽ mời đoàn hát bội về để phục vụ cho giá trị tinh thần của bà con, cũng như bày tỏ lòng hân hoan, nhớ ơn tới thần Nam Hải.

Nghi thức kết thúc được gọi là tôn vương, cũng do đoàn hát thể hiện. Với những khúc ca đầy hứng khởi về cuộc sống như gửi gắm một thông điệp, ước vọng của người dân tới đại dương mênh mông về những điều tốt đẹp trong năm tới.

Ý nghĩa lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội diễn ra không chỉ thể hiện niềm tin, khát vọng của người dân làng chài vào những vị thần nơi biển khơi mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, giá trị của sự biết ơn, trân trọng dành cho thiên nhiên, đất nước. Đồng thời, khẳng định rõ nét sức độc đáo của lễ hội truyền thống của mảnh đất Nam Trung Bộ, đậm đà, sâu sắc.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về lễ hội Cầu Ngư tại thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa. Còn rất nhiều lễ hội đặc sắc trên khắp đất nước Việt Nam ta. Mỗi một lễ hội lại mang những bản sắc, giá trị riêng biệt, nhưng tựu chung lại vẫn là tinh thần đoàn kết, lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn và cả niềm tin, khát vọng về một đất nước bình an, hạnh phúc. 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về lễ hội Gióng

Đừng quên theo dõi những thông tin hữu ích khác tại Phong thủy Tam Nguyên. Đặc biệt, nếu quý gia chủ cần tư vấn về các vật phẩm phong thủy, cách thiết kế, bố trí không gian nhà ở chuẩn phong thủy... thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới. Đội ngũ trợ lý thầy Tam Nguyên sẽ hỗ trợ kịp thời. 

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận - TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ