Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Tìm hiểu về lễ hội Gióng

Tìm hiểu về lễ hội Gióng

(0)

Dân tộc Việt Nam ta tự hào khi có một nền văn hóa đậm đà bản sắc trải dài khắp ba miền, với sự phong phú, đa dạng về hệ thống di sản văn hóa phi vật thể. Tuy mỗi vùng có những giá trị văn hóa truyền thống riêng biệt nhưng đều tựu chung lại, hài hòa, thống nhất, tạo thành nét độc đáo mà không quốc gia nào có được: đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần đoàn kết, là nếp sống rất đỗi dung dị mang nét đặc trưng của con người Việt Nam.

Với 8 Di sản phi vật thể được công nhận bởi UNESCO, cùng một lượng lớn di sản phi vật thể cấp quốc gia khác. Đó là bằng chứng rõ nét nhất thể hiện sự độc đáo, đa dạng của văn hóa Việt Nam giàu truyền thống. Nhắc đến những giá trị phi vật thể, chúng ta không thể không nhắc tới những lễ hội đặc sắc xuyên suốt Bắc, Nam. Và một trong số đó là lễ hội Gióng - biểu tượng cao đẹp cho sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.

Khái quát hội Gióng

Lễ hội ở nước ta được tổ chức quanh năm tại nhiều địa phương, không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, mà là cơ hội để người dân khắp muôn nơi cùng nhau trẩy hội, hiểu thêm về những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc. Cùng với đó, thể hiện tinh thần đoàn kết thông qua các trò chơi dân gian.

Ở miền Bắc, có một lễ hội được tổ chức hằng năm, thể hiện nét riêng của mảnh đất Hà Thành nghìn năm văn hiến, đó cũng là một mảnh ghép trong bức tranh văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam.

Hội Gióng được tổ chức để tưởng niệm, ca ngợi chiến công vang lừng của Đức Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương - một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian nước ta, diệt trừ giặc Ân từ phương Bắc xuống xâm chiếm nước Văn Lang, mở đầu cho thời kỳ vàng son chống giặc ngoại xâm từ thời Hùng Vương thứ VI.

Chuyện kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ VI, tại làng Gióng có cặp vợ chồng đã già, sống hiền lành, chăm chỉ, phúc đức. Họ ao ước có một mụn con. Vào một hôm, người vợ ra đồng làm việc, thấy một vết chân rất to, liền đặt chân mình lên ướm thủ. Không ngờ, về nhà bà thụ thai, sau 12 tháng sinh một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Thế nhưng, dù đã lên 3, cậu bé vẫn chưa biết nói, cười.

Xưa kia, chúng ta thường nghe câu chuyện về Thánh Gióng đánh giặc qua bài học trên lớp hay lời kể của ông, bà, cha, mẹ
Xưa kia, chúng ta thường nghe câu chuyện về Thánh Gióng đánh giặc qua bài học trên lớp hay lời kể của ông, bà, cha, mẹ

Lúc ấy, giặc Ân từ phương Bắc tràn về xâm lăng nước Văn Lang. Nhà vua lo lắng, lệnh cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi để cứu đất nước. Đứa bé nghe tin, đột cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Sứ giả vào, cậu bé nói: “Ông về tâu với đức Vua rằng, sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt cùng một tấm áo giáp sắt, ta sẽ dẹp tan lũ giặc này”.

Sứ giả trở về bèn tâu lên đức vua. Vua liền sai người cho làm theo những yêu cầu mà cậu bé đã nói. Còn cậu bé từ hôm đó bỗng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no nên gia đình đành nhờ xóm làng giúp đỡ, quyên góp. Cậu bé vươn mình một cái, bỗng trở thành một chàng tráng sĩ vạm vỡ. Vì thế, được mọi người gọi tên là Gióng. Gióng leo lên lưng ngựa, phi thẳng vào lũ giặc đánh cho tan tác. Khi roi sắt gãy, chàng nhổ bụi tre bên đường quật vào quân địch. Rồi giặc sợ hãi, rút lui, bỏ trốn, chàng Gióng, đuổi theo đến huyện Sóc Sơn (thuộc Hà Nội) rồi phi lên trời biến mất.

Thánh Gióng là một vị thần linh thiêng của dân tộc ta. Nhân dân lập đền thánh Gióng ở nhiều nơi, nhằm tưởng nhớ công ơn to lớn đánh giặc cứu nước. Cũng chính vì vậy, lễ hội này được tổ chức tại nhiều địa điểm mà không chỉ có duy nhất một nơi.

Lễ hội Gióng bắt nguồn từ thế kỷ XI, thời vua Lý Thái Tổ (theo tiến sĩ – nhà sử học Nguyễn Văn Huyên).

Hội Gióng diễn ra ở đâu?

Lễ hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn) và đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) thuộc thành phố Hà Nội đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2010.

Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn có hơn 10 hội Gióng được tổ chức hằng năm như: hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu (huyện Thường Tín); hội Gióng thôn Xuân Tảo (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm), các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh).

Các hoạt động thường diễn ra tại hội Gióng như: đám rước, hiệu chiêng, hiệu trống, hiệu cờ, diễn xướng dân gian…

Hội Gióng Phù Đổng

Đặc sắc hội Gióng làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Đặc sắc hội Gióng làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

Lễ hội này được tổ chức tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ mồng 7 đến mồng 9 tháng 4 âm lịch hằng năm. Theo câu chuyện truyền thuyết, làng Gióng (Phù Đổng) chính là mảnh đất mà người anh hùng Thánh Gióng sinh ra, lớn lên. Có nhiều chương trình và trò chơi thú vị trong quá trình diễn ra lễ hội như rước lễ, cướp chiếu, cướp lộc thành, cướp trầu cau, cướp giò hoa tre…

Nghi thức rước ngựa
Nghi thức rước ngựa

Hội Gióng Phù Đổng được nhận xét là một trong những lễ hội lớn nhất ở vùng đồng bằng phía Bắc về quy mô đoàn rước và số lượng người tham gia.

>>> Xem thêm: Lễ hội đền Hùng, nơi lưu giữ giá trị linh thiêng

Hội Gióng đền Sóc

Tượng Gióng tại đền Sóc khi nhìn từ trên cao
Tượng Gióng tại đền Sóc khi nhìn từ trên cao

Vùng đất Sóc Sơn chính là điểm dừng chân cuối cùng của Đức Thánh Gióng sau khi ngài dẹp tan lũ giặc, và cũng là địa điểm khi Thánh Gióng phi ngựa về trời. Chính vì thế, cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch mỗi năm, người dân nơi này lại mở hội tưởng nhớ công ơn to lớn của Thánh Gióng. Trước ngày khai hội, 7 thông, làng đại diện cho 7 xã mang lễ vật đã chuẩn bị đến lễ hội. Ngày diễn ra hội, nhiều hoạt động được tổ chức trong không khí trang nghiêm, đầy linh thiêng như dâng hương cúng lễ, khai quang, tắm cho pho tượng Thánh Gióng, chơi cờ tướng, hát chèo, hát ca trù, chọi gà…

Đền Gióng tại Sóc Sơn, Hà Nội
Đền Gióng tại Sóc Sơn, Hà Nội

 

Một số hình ảnh diễn ra tại lễ hội
Một số hình ảnh diễn ra tại lễ hội

Lễ hội Thánh Gióng dù diễn ra ở nhiều nơi nhưng tựu chung lại đều thể hiện một những nghĩa sâu sắc về tấm lòng biết ơn tới những vị anh hùng dân tộc, về sự gắn kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết và thể hiện khát vọng đất nước an bình, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.

>>> Xem thêm: Khám phá hội Lim Bắc Ninh, quê hương của làn điệu dân ca quan họ

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận - TP HCM

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ