Vào sáng mùng Một Tết Nguyên Đán, từ khi phút giao thừa vừa điểm, đất trời chuyển giao, nhà nhà, người người lại nô nức lên chùa hái lộc đầu năm, mừng xuân năm mới, nguyện cầu, mong muốn thần linh, Đức Phật ban cho một năm bình an, hạnh phúc.
Đây là hành động bẻ cành cây – với hàm ý mang lộc về nhà. Bởi vì xuân sang, cây cối đâm chồi, nảy lộc, có thêm sức sống.
Việc hái lộc là một nét đẹp của phong tục Việt Nam thời xa xưa. Dân gian kể rằng, vào thời vua Hùng, vì muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi, vào ngày đầu năm mới, vua đã gọi các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến để truyền dạy.
Sau khi nghe lời cha dạy bảo, tất cả các con đều không muốn rời xa cha mẹ. Lạc Tướng, Lạc Hầu, con dân chưa biết trình tấu với vua ra sao thì hoàng hậu khuyên vua nên làm lễ tế Trời Đất, rồi hái lộc chia cho các con, ai nhận được cành lộc phương nào thì cứ phương đó mà lên đường.
Nghe lời hoàng hậu, vua truyền lệnh cho các Lạc Tướng, Lạc Hầu cùng các con về nhà nghỉ ngơi rồi xem ngày lành tháng tốt. Vua làm lễ tế trời đất ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Chờ lúc sang canh, vua cùng hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu năm mới. Mặt trời lên dần trên đình núi, Vua chia cho các con mỗi người một cành và khuyên răn:
Non ở nhà, già đi ấp, Chẵn lên non, còn lẻ xuống biển.
Các con đem theo cành lộc này đi trấn giữ các phương, bày dân chúng cách làm ăn, để ai cũng no ấm, có cái ăn, cái mặc, bớt khổ sở, lầm than. Dọc đường đi, khó mà tránh hỏi rình rập, nguy hiểm, các con hãy dùng cành lộc còn đượm sương sớm, vẩy lên trời thì ma quỷ, thú dữ sẽ sợ hãi mà bỏ chạy.
Trải qua hàng mấy nghìn năm, phong tục này còn lưu truyền đến đời sau và trở thành nét đẹp trong văn hóa Tết cổ truyển của người dân Việt Nam.
Sau khi hái lộc, mọi người mang cành lộc về, treo trước cửa nhà, cắm vào lọ hoa, để trừ ma diệt quỷ hoặc như thông báo rằng phúc lộc đã được rước về nhà.
Đây là một phong tục tốt đẹp trong văn hóa của người Việt. Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nảy. Hái lộc đầu xuân tại chùa, đền linh thiêng mang ý nghĩa xin được thần linh, Đức Phật ban phát cho chút lộc để cả năm sự nghiệp thăng tiến, phát lộc, phát tài.
Ý nghĩa của hái lộc vào đầu xuân là “Tống cố, nghinh tân”, xua đi những điều không may mắn, đón tài lộc về nhà, mong một năm đầy điều mới mẻ, tốt đẹp.
>>> Xem thêm:
10 điều cấm kỵ không nên làm đầu năm mới, bạn cần biết để cả năm may mắn
Tại sao đầu năm mới hay dựng cây nêu?
Ngày nay, phong tục hái lộc đầu năm xuất hiện những xu hướng biến tướng, gây ra những hình ảnh phản cảm. Thay vì xin cành lộc nhỏ ở đình, chùa, mọi người thường chặt cành, bẻ lá, vặt trụi, bởi người ta nghĩ rằng cành càng to, lộc càng nhiều. Hành động phá hoại môi tường, cảnh quan là không tốt và đem tới những điều không may.
Ngoài đình, chùa, người dân có thể tới những nơi công cộng, có nhiều sinh khí, năng lượng tốt như khu vực vườn hoa, công viên… để hái những cành non về đặt trên bàn thờ hoặc cắm vào lọ hoa trong nhà.
Tuy nhiên, hái lộc đầu năm mới quan trọng ở cái tâm, phải có tấm lòng thành kính, lạc quan vui tươi, thì những cành bé nhỏ cũng đủ mang hương xuân, phúc khí về nhà.
Trên đây là ý nghĩa hái lộc đầu năm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Đừng quên theo dõi và cập nhật thông tin hữu ích khác về phong tục Việt Nam tại Phong Thuy Tam Nguyen nhé!
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ: