Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Tại sao đầu năm mới hay dựng cây nêu?

Tại sao đầu năm mới hay dựng cây nêu?

(0)
Theo phong tục tín ngưỡng lâu đời của người Việt, dựng cây nêu đầu năm mới mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, gạt bỏ những xui rủi, điều không may của năm cũ để sẵn sàng đón một năm mới đầy an lành, hạnh phúc. Tại sao đầu năm mới hay dựng cây nêu? Phong thủy Tam Nguyên sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục này, để chúng ta hiểu thêm về nét đẹp trong văn hóa Việt Nam.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Cây nêu chính là các cây họ nhà tre, trúc. Hiện nay, vì không còn phổ biến nhiều nên các gia đình thường thay thế bằng cây mía, đặt bên cạnh ban thờ hoặc trước khoảng sân nhà từ 23 Tết – ngày mà ông Táo về chầu Trời đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng.

Sự tích cây nêu ngày Tết – Tại sao đầu năm mới hay dựng cây nêu

Theo kiến thức về phong tục Việt, xưa kia, Qủy ỷ đông chiếm toàn bộ đất đai, ruộng vườn. Người thì chăm chỉ, lam lũ làm thuê và nộp hết cây trái, hoa màu cho Qủy theo quy định “ăn ngọn cho gốc”. Qủy hưởng hết thóc gạo, còn người thì chỉ còn rơm rạ, mất kế sinh nhai. Thương xót dân tình đói khổ lầm than, Đức Phật ra tay giúp đỡ, mách dân làng trồng khoai lang. Mùa thu hoạch đến, đúng với phương thức ăn ngọn cho gốc, người hưởng trọn phần khoai còn Qủy thì hưởng dây và lá.

Mùa sau, Qủy lại chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”, Đức Phật lại dặng Người đổi sang trồng lúa. Kết quả, Qủy hưởng rạ rơm, còn Người được thóc.

Qủy không chịu thua, tuyên bố ăn cả gốc cả ngọn. Phật bày con người chuyển sang trồng Ngô. Mùa ấy, Qủy lại chẳng có gì, khi con người thu hoạch toàn bắp. Cuối cùng, Qủy muốn triệt đường sống của Người, tuyên bố rằng sẽ lấy lại tất cả ruộng vườn, đất đai.

Phật khuyên Người điều đình với Qủy, đổi miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Qủy đồng ý. Sau đó, Phật ban phép, làm bóng áo cà sa che phủ toàn bộ khu đất đai, ruộng vườn khiến cho Qủy mất đất, bỏ chạy ra biển lớn.

Mất đất sinh sống, Qủy kéo quân vào tranh giành. Phật bảo Người dùng máu chó, tỏi, vôi bột, lá dứa để tấn công… Qủy thua, sợ hãi và bị đuổi ra biển. Trước khi đi, Qủy khấn cầu Đức Phật cho phép mỗi năm được vài ba ngày vào đất liền để viếng thăm mộ phần ông cha. Phật đồng ý.

Sự tích cây nêu ngày Tết
Sự tích cây nêu ngày Tết

Vì thế, hằng năm, cứ vào ngày Tết, Qủy lại trở về đất liền. Theo tục cũ, người tra dựng cây nêu (tre, trúc), trên cây treo khánh đất, buộc bó lá dứa, cành đa mỏ hái để dọa Quỷ không được bén mảng, quấy phá đến chỗ Người cư ngụ. Người ta còn vẽ hình cung tên, với mũi  tên hướng về phía Đông và rải vôi bột xung quanh cửa ra và để nghiêm cấm Qủy xâm nhập vào gia đình.

Hằng năm, cứ nhằm 23 tháng Chạp – khi ông Táo rời hạ giới về chầu trời, cây nêu lại được dựng kên. Bởi vì thời điểm này, không còn ai cai quản đất đai, nhà cửa, ma quỷ thường nhân cơ hội để quấy phá gia đình. Vì thế, dựng cây nêu để trừ ma, đuổi quỷ.

Và hình ảnh cây nêu tượng trưng cho sự tranh đấu, nguyện cầu cuộc sống no đủ, bình yên cho con người. Đó là đáp án lý giải cho việc tại sao đầu năm mới người ta hay dựng cây nêu?

>>> Xem thêm:

10 điều cấm kỵ không nên làm đầu năm mới, bạn cần biết để cả năm may mắn

Ý nghĩa tục cúng 100 ngày cho người đã khuất và cách cúng lễ

Ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày đầu năm mới

Hiểu được tại sao đầu năm mới hay dựng cây nêu, chúng ta càng muốn biết về ý nghĩa của việc này.

Trong phong tục lâu đời của người dân Việt, cây nêu còn được biết qua hai chữ Khôn (Đất) và Càn (Trời) – với hình ảnh cái nón và chiếc gậy của Tiên Dung – Chử Đồng Tử – tượng trưng cho sự gắn kết không thể tách rời.

Cây nêu theo dân gian Việt Nam mang ý nghĩa diệt quỷ, trừ ma, thờ phụng thần linh và ông bà, tiên tổ. Cây nêu còn là cầu nối âm dương, là sự kết nối, hòa hợp giữ vũ trụ và đất trời. Cây nêu giúp loại bỏ điều xấu, vận xui của năm cũ, là biểu tượng của sự khao khát bình yên, tốt lành. Tại các lễ hội truyền thống, cây nêu là tiêu điểm tập trung, gắn kết cộng đồng.

Khi cây nêu được dựng lên, nó mang ý nghĩa cân bằng, là sự chuyển giao trong chu trình vận hành năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui Tết, đón Xuân, sum họp, quây quần bên nhau và gạt bỏ mọi âu lo của năm cũ.

Cây nêu giúp xua ma, đuổi quỷ mỗi dịp Tết đên xuân về
Cây nêu giúp xua ma, đuổi quỷ mỗi dịp Tết đên xuân về

Tuy nhiên, cây nêu của mỗi nhà mỗi khác, có nhà dùng cây tre, có nhà dùng cây trúc, cũng có nhà dùng cây mía. Tùy từng phong tục của mỗi địa phương, thứ buộc trên ngọn nêu có thể là chiếc túi nhỏ đựng cau, trầu, ống sáo, cái chuông hoặc đơn giản là không treo gì.

Người ta luôn có một niềm tin tâm linh rằng, khi gió thổi, những thứ treo trên ngọn nêu tạo ra tiếng động để cảnh báo ma quỷ tránh xa gia đình. Tối đến, người ta thường treo thêm chiếc đèn lồng, vừa để trang trí, vừa để thắp sáng mời gọi ông bàm tổ tiên về nhà đón Tết cùng con cháu. Vào đêm trừ tịch – ngày 30 Tết, mọi người cùng nhau đốt pháo, sum vầy để mừng năm mới.

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Hình ảnh cây nêu ngày Tết đã đi sâu vào trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt. Câu hỏi “Tại sao đầu năm mới hay dựng cây nêu? đã được làm rõ. Bởi đây là một khi thức quan trọng, có ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay.

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ