Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Mệnh Số / Vận hạn là gì?

Vận hạn là gì?

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Hầu hết mọi người ai cũng thích đi xem “bói”, để xem vận hạn mình như thế nào, gặp may mắn hay xui rủi. Kể cả từ giới trẻ sinh viên cho tới giới làm ăn kinh doanh, quan chức, người già… đa phần đều có nhu cầu muốn biết về những gì sẽ xảy đến với mình hay với con cháu và gia đình mình. Trong đó thì nhu cầu muốn biết về tài vận, công việc và chuyện tình cảm là nhiều nhất. Xem Tử vi vận hạn tức là xem trong một khoảng thời gian không dài, thường là 01 năm, để biết có những sự kiện gì xảy ra trong vòng 12 tháng. Hãy cùng Phong thủy Tam Nguyên tìm hiểu xem Vận hạn là gì, thông qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Các thuật ngữ liên quan tới vận hạn trong tử vi

Vận hạn là gì?

Đại vận (còn được gọi là đại hạn): Đó có nghĩa là một khoảng thời gian, kéo dài tới 10 năm, chứ không phải là “may mắn lớn” hay “xui xẻo lớn” như một số ý hiểu của nhiều người.

Tiểu vận (còn được gọi là tiểu hạn hay niên hạn): Là khoảng thời gian kéo dài trong vòng 01 năm.

Trước tiên, cần chú ý tới khái niệm biến đổi không ngừng của vũ trụ trong Kinh Dịch, đó chính là mấu chốt vấn đề trong Tử Vi. Vạn vận, gồm cả phạm trù vô hình và hữu hình, chúng đều có sự biến đổi không ngừng trong từng sát na (đơn vị thời gian rất ngắn, như một chớp mắt).

Theo triết lý của Phật giáo thì đây là khái niệm vô thường, nay như thế này, ngày mai lại khác. Trong Tử Vi cũng thế, các ngôi sao biến chuyển không ngừng, và điều này bắt nguồn từ Kinh Dịch mà ra. Khi các ngôi sao biến động như vậy, nó sẽ khiến cuộc sống luôn xoay chuyển. Vì vậy, xem vận hạn chính là xem sự dịch chuyển của các ngôi sao có tác động tới cuộc sống của con người như thế nào?

Trong hệ Tử Vi, tồn tại 14 chính tinh cùng hai bộ sao có vị trí cố định, như bộ La Võng luôn an tại Thìn Tuất, bộ Thương Sứ luôn nằm ở cung Nô bộc và cung Tật ách, còn lại thì đều di chuyển theo từng giờ, ngày/tháng/năm… Chính vì vậy, chúng ta có thể luận đoán các sự kiện xảy đến trong từng năm/tháng/ngày thậm chí là cả từng giờ.

Vận hạn là gì? Khái niệm vận hạn

Vận hạn là gì?
Vận hạn là gì?

“Vận” có nghĩa là vận khí trong từng thời điểm cụ thể nào đó, có thể sẽ là phúc – họa, hưng – suy, cát – hung, thọ - yểu của con người. Tất cả đã được an bài sẵn.

Theo kiến thức về "Vận hạn là gì?", con người chỉ có thể nương vào Vận số, nếu gặp thời kỳ hưng vượng thì tranh thủ khai thác thuận lợi, gặp vận suy thì biết cách mà phòng tránh để giảm bớt xui xẻo. Vận bao gồm Đại vận và Tiểu vận.

Nguyên tắc luận đoán vận hạn chỉ ra, đầu tiên, chúng ta cần có một lá số gốc làm cơ sở, được gọi là lá số cố định. Lá số đó sẽ biểu thị một cách tổng quát về con người, cuộc đời đương số (bao gồm cha mẹ, bạn bè, tài vận, kinh doanh, tật ách…). Thông qua lá số gốc đó, có thể đoán được một cách tổng quan về các đại vận (nghĩa là từng giai đoạn thời gian trong vòng 10 năm). TIếp đến, để đoán diễn biến của từng năm, sẽ có lá số thứ hai, với sự “xê dịch” của các sao theo năm. Tương tự như thế, nếu muốn xem vận hạn từng tháng thì đã có lá số thứ ba, dựa vào vị trí các sao thay đổi theo từng tháng. Khi luận giải, cần lấy vị trí cung tiểu hạn của năm đó để luận giải, từ đó kết hợp với các yếu tố từ lá số gốc với các lá số của năm và tháng. Từng giờ, ngày, tháng, năm đều có đầy đủ Can Chi. Căn cứ vào ngày giờ âm lịch để lập lá số niên hạn, nguyệt hạn hay nhật hạn. Đơn vị thời gian càng nhỏ thì càng nhiều yếu tố, do đó sẽ khó luận đoán hơn.

>>> Xem thêm: Xung Thái Tuế là gì? Phương pháp hóa giải Xung Thái Tuế

Cách tính vận hạn (đại vận, tiểu vận)

Cách tính đại vận

Theo quan niệm của Phật giáo, bản mệnh chính là nghiệp có từ kiếp trước của mỗi người, theo tới kiếp này. Kiếp trước người gieo nhân gì, thì kiếp này người gặp quả ấy. Đó chính là luật nhân quả. Bản mệnh có sức mạnh chi phối với một kiếp người.

Vận chính là vận trình, vận bao gồm đại vận và lưu niên. Tứ trụ quy định đại vận là một vận trình trong 10 năm, lưu niên là vận trình trong 01 năm.

Vận và mệnh luôn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, chúng ảnh hưởng, bổ sung cho nhau. Ta có thể xem vận và mệnh như thuyền với nước, bởi nó luôn bổ trợ lẫn nhau.

Nước có thể nâng thuyền, nhưng nước lớn, sóng to cũng có thể làm lật thuyền. Việc tốt và xấu của mệnh cũng tựa như con thuyền trôi trên mặt nước. Sóng yên biển lặng, thuyền sẽ bình an cập bến. Ngược lại, sóng to có thể hất tung thuyền ra khỏi mặt nước. Tốt xấu của mệnh cũng giống như con thuyền trên sông nước, có thuận, có nghịch.

Do đó, nếu đại vận tốt, mọi chuyện ắt suôn sẻ (kể cả trong trường hợp tiểu vận xấu cũng có thể hóa giải, giảm trù).

Nếu không may gặp phải đại vận xấu, thì tiểu vận có tốt đến mấy cũng khó mà tránh khỏi tai ương.

Có câu nói: “Mệnh tốt không bằng vận tốt, vận tốt không bằng lưu niên”. Đại vận là một con số tổ hợp can chi quản hưng – suy, cát – hung, thọ - phúc trong khoảng thời gian 10 năm, còn lưu niên chính là can chi của năm đang xảy ra.

Mỗi một đại vận sẽ tương ứng với 10 năm. Một cung được ghi là đại vận, tức là muốn vận hạn trong 10 năm thì phải xem các sao xuất hiện trong cung đó.

Lấy ví dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 tại cung mệnh. Như vậy, trong khoảng từ 6 đến 15 tuổi, cần xem vận hạn ở cung Mệnh. Tới năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung kế tiếp.

Lưu niên đại vận: Trước khi xem hạn, thì ta cần biết xác định chính xác gốc đại vận 10 năm. Trên lá số tử vi, tùy theo Âm Dương – Nam Nữ và dựa trên Thủy nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục, Hỏa Lục Cục ở mỗi ô trên 12 cung Thiên bàn, mỗi con số đó chính là số tuổi bắt đầu trong Đại vận 10 năm, con số 23 là con số chỉ đại vận từ 23 tới 32 tuổi, con số 43 chỉ Đại vận từ 43 tới 52 tuổi.

Phương pháp tính Lưu niên đại vận như sau: Người Dương Nam, Âm Nữ chiều chính là chiều thuận, bắt đầu cung Đại vận là năm đầu của Đại Vận, sang cung chính chiếu là cung kế tiếp, lùi lại một cung theo chiều nghịch là năm nữa rồi trở lại chiều thuận, cứ mỗi cung một năm, các cung vào năm kế tiếp nhau cho đến hết các năm của Đại Vận. Tương tự như thế cho người Dương Nữ, Âm Nam đi theo chiều nghịch.

Ví dụ, người Dương Nam, Âm Nữ Thủy nhị cục: Đại vận 22 tuổi ở Ngọ thì Lưu Đại Vận 22 tuổi ở Ngọ, 23 tuổi ở Tí, 24 tuổi ở Hợi, 25 tuổi ở Tí, 26 tuổi ở Sửu, 27 tuổi ở Dần, 28 tuổi ở Mão, 29 tuổi ở Thìn, 30 tuổi ở Tỵ, 31 tuổi ở Ngọ.

Ví dụ cho người Dương Nữ, Âm Nam Mộc Tam Cục: Đại vận 13 tuổi tại Tý thì Lưu Đại vận 13 tuổi tại Tý, 14 tuổi ở cung Ngọ, 15 tuổi ở cung Mùi, 16 tuổi tại Ngọ, 17 tuổi tại Tỵ, 18 tuổi tại Thìn, 19 tuổi tại Mão, 20 tuổi tại Dần, 21 tuổi tại Sửu, 22 tuổi tại Tý.

Phương pháp tính tiểu vận

Tiểu vận chính là thời gian một năm của mười năm đại hạn. Nguyệt hạn là thời gian một tháng của tiểu hạn. Tương tự, Nhật hạn là thời gian một ngày của Nguyệt hạn và thời hạn chính là thời gian 1 giờ của Nhật Hạn.

Bên cạnh các loại hạn kể trên, trong tử vi còn đề cập tới Đồng Hạn (khoảng thời gian một năm cần xem cho một lá số từ 1 tới 12 tuổi). Ví dụ: Con trai sinh vào năm Tý, cần phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi cứ theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, cứ liên tiếp theo thứ tự 12 Chi.

Ví dụ: Con gái sinh vào năm Mão, vậy phải khởi Mão từ cung Sửu, ghi chữ Mão bên cung Sửu, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Thìn bên cung Tý, chữ Tỵ bên cung Hợi, cứ thế lần lượt theo thứ tự 12 Chi.

Tính năm tiểu vận, chỉ bắt đầu được tính kể từ ngày sinh của bản thân đương số, trước ngày sinh được tính là nhập vận – đó chính là chìa khóa mấu chốt trong tử vi.

Ở trong nhiều sách vở hiện nay, chưa có cuốn nào chỉ ra cách tính Tiểu vận chính xác, tất cả đều tính theo kiểu thông thường. Ví dụ, người sinh ngày 15 tháng 12 năm 1981 (Tân Dậu), là nam giới, theo cách tính từ xưa tới nay đều cho rằng, năm Ất Dậu (2005), Tiểu vận sẽ nằm tại cung Mùi, như thế hoàn toàn sai lầm.

Chỉ khi thực sự thành hình thì con người mới hội tụ đầy đủ yếu tố ngũ hành, chịu sự tác động của những quy luật địa lý tự nhiên và xã hội, nên tới ngày 15 tháng 13 năm Ất Dậu (2003) thì mới tròn 25 tuổi, khi đó vận mới bắt đầu đóng vào cung Mùi.

Còn trước ngày 15 tháng 12 năm Ất Dậu, tức từ ngày 14 tháng 12 năm Ất Dậu trở về trước vẫn thuộc Tiểu vận ở cung Ngọ. Tiểu Vận chỉ được tính kể từ ngày sinh của đương số, trước ngày sinh chưa được tính là nhập vận.

Những ai muốn biết rõ vận hạn của bản thân mình như thế nào, cần cung cấp chi tiết, chính xác về ngày/tháng/năm/giờ sinh.

>>> Xem thêm: Hại Thái Tuế là gì? Phương pháp hóa giải Hại Thái Tuế

Sự khác nhau giữa tử vi và bát tự

Tử vi: Giúp bạn nắm bắt được những sự kiện tiếp theo sẽ xảy đến với mình, gia đình trong tương lai, qua đó chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận.

Bát tự: Giúp bạn biết trước sự kiện tiếp theo sẽ xảy đến với mình, qua đó chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận. Tuy nhiên, Bát Tự có phương pháp cải vận chi tiết, cụ thể trong từng khía cạnh của cuộc sống. Nếu bát tự được ví như là “chẩn đoán bệnh” thì phong thủy chính là phương pháp kết hợp tuyệt vời, để đưa ra “phương thuốc” cải thiện vận mệnh một cách hiệu quả.

Bản thân THẦY PHONG THỦY TAM NGUYÊN:

  • Tổng Thư ký Hiệp hội Phong thủy Dịch học Thế giới - Phân hội Việt Nam.
  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc phong thủy Tam Nguyên.
  • Với hơn 16 NĂM nghiên cứu các bộ môn Văn hóa Phương Đông.
  • Tham gia đào tạo cho cộng đồng với 30.000+ học viên và 300+ lớp học, workshop tại TP.Hà Nội & TP.HCM.
  • Hàng trăm clip hướng dẫn về Phong Thủy với hàng triệu lượt xem và hơn 180.000 người theo dõi.
  • Tham gia hơn 1000 dự án lớn : Sòng bài Ma Cao, dự án Ecopark, Tập đoàn Nam Cường, Tòa nhà Parkson, Dự án Mirax của Nga, Khu đô thị An Hưng, Mobifone, Hệ thống khu đô thị CEN GROUP, các Đình Chùa cổ lớn ở Miền bắc như Chùa Trăm Gian, Tổ Chùa Bổ Đà, Chùa Linh Tiên Quán, Chùa Đình Quán...
    Hồ sơ Bát Tự Vận Hạn 12 Tháng

Thầy đã nghiên cứu và cho ra đời HỒ SƠ TỨ TRỤ BÁT TỰ (gồm nhiều loại: 12 tháng, trọn đời…) sẽ giúp quý gia chủ nắm bắt vận mệnh, cải vận thành công.

Cổ nhân đã nói: biết người biết ta - trăm trận trăm thắng. Khi nắm được huyền cơ mệnh lý của bản mệnh thì sẽ giúp cải vận, trợ mệnh để có cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp quý gia chủ hiểu hơn điểm giống và khác nhau giữa Bát tự và Tử vi, thông qua đó giải đáp được thắc mắc “ Tử vi và Bát tự cái nào chính xác và tối ưu hơn vận mệnh hơn” để có quyết định trong việc tìm kiếm một trường phái để xem vận hạn, số mệnh cuộc đời và có cách cải thiện, hóa giải vận số.

THAM KHẢO HỒ SƠ BÁT TỰ VẬN HẠN 12 THÁNG CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY.

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Số Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ