Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Thờ Cúng Việt / Ý nghĩa của mâm bồng trên bàn thờ

Ý nghĩa của mâm bồng trên bàn thờ

(0)

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng, phong tục văn hóa truyền thống lâu đời của người dân đất Việt từ xưa tới nay. Cùng với bát hương, chóe nước, nậm rượu thì mâm bồng chính là vật phẩm không thể vắng mặt trên ban thờ Phật, ban thờ Thần Tài, ban thờ gia tiên. Bài viết ngày hôm nay, phong thủy Tam Nguyên xin chia sẻ tới quý gia chủ về ý nghĩa của mâm bồng trong thờ cúng, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mâm bồng là gì?

Ý nghĩa của mâm bồng trên bàn thờ
Ý nghĩa của mâm bồng trên bàn thờ

Mâm bồng trên ban thờ là vật phẩm dùng để đặt bánh kẹo, hoa quả, cau trầu, tiền vàng dâng lên thần Phật, gia tiên vào mỗi dịp mồng Một, hôm Rằm hay các ngày giỗ chạp, lễ Tết…

Mâm bồng có đầy đủ bánh trái, hoa quả thể hiện tấm lòng chân kính, hiếu nghĩa với bậc tiền nhân đã khuất…

Mâm bồng có hình dạng tựa một chiếc đĩa lớn. Tuy nhiên, phía dưới là chân đế vững chắc để có thể chứa đủ 5 loại trái cây, để tạo thành mâm ngũ quả trưng bày vào ngày Tết.

Một chiếc mâm bồng có nhiều kích cỡ khác nhau (18 cm, 20 - 25 cm, 25 - 30 cm), tùy vào nhu cầu của từng gia chủ cũng như diện tích ban thờ.

Ý nghĩa của mâm bồng trên bàn thờ Việt

Dù đây là vật phẩm ít được nhắc tới hơn, nhưng mỗi vật phẩm trên bàn thờ đều có ý nghĩa tâm linh riêng biệt.

Thể hiện tấm lòng chân kính tới thần Phật, đạo hiếu với tổ tiên

Ý nghĩa của mâm bồng thể hiện phần nào về đời sống duy tâm trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Người ta cho rằng, khi đã rời xa cõi trần thì vẫn chưa phải là hết, vẫn còn có thế giới bên kia. Vì vậy, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn dõi theo cháu con và phù hộ độ trì cho con cháu bình an, hạnh phúc. Nghĩa vụ của chúng ta là phải làm tròn đạo hiếu.

Đây là một vật phẩm dâng lên bàn thờ, đại diện cho tấm lòng của con cháu trên dương gian luôn hướng tới các vị thần linh, gia tiên.

Thờ cúng là nét văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt. Mâm bồng được đặt trên bàn thờ có ý nghĩa dâng lên thần linh, gia tiên những điều tốt đẹp nhất
Thờ cúng là nét văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt. Mâm bồng được đặt trên bàn thờ có ý nghĩa dâng lên thần linh, gia tiên những điều tốt đẹp nhất

Nếu ban thờ có 3 mâm bồng, mâm to nhất ở giữa sẽ đựng cau trầu còn hai mâm phía bên sẽ đựng hoa quả, bánh trái. Tại một số vùng miền, gia chủ có thể đặt những bông hoa tươi trên mâm bồng để dâng kính những điều tốt đẹp nhất tới đức Phật, tổ Tiên.

Hiện nay, với tình trạng “đất chật người đông”, nhiều người sinh sống tại ngôi nhà chung cư hoặc nhà có diện tích hạn hẹp thường chỉ có một loại mâm bồng có kích thước lớn. Do đó, gia chủ vẫn có thể để chung các loại đồ cúng với nhau.

Kế thừa và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Người Việt ta chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Nho giáo là coi trọng chữ Hiếu: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”, có nghĩa Trung với vua, hiếu với cha mẹ là cùng một gốc vậy. Bởi vậy, dù ở bất cứ thế hệ nào, hiếu thảo, thờ phụng cha mẹ chính là truyền thống quý báu bất di bất dịch của cả dân tộc Việt Nam.

Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng từ lâu đời, ý nghĩa của mâm bồng còn là sự kế thừa và phát huy truyền thống uống nước, nhớ nguồn mà các thế hệ gìn giữ suốt bao đời nay.

Chính vì vậy, chiếc mâm bồng chính là bài học mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc, răn dạy con người luôn hiếu thảo và hướng về cội nguồn.

Bày mâm ngũ quả trên mâm bồng như thế nào cho đúng?

Thông thường, vào những ngày mùng Một hay ngày Rằm đầu tháng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán người Việt ta thường bày mâm ngũ quả để mời ông bà, tổ tiên về chung với con cháu.

Ngũ quả có trên mâm bồng bao gồm 5 loại quả với 5 màu khác nhau. Mỗi loại đều tượng trưng riêng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Tùy vào phong tục địa phương và sản vật mỗi vùng miền, số lượng quả và các loại trái cây trên mâm có thể khác nhau.

Đối với người miền Bắc, họ luôn chọn số lẻ cho từng loại quả trước khi bày biện trên mâm. Còn với người miền Trung và miền Nam, người dân có quan điểm thoải mái hơn trong việc lựa chọn số lượng quả chẵn, lẽ. Họ chú trọng tới ý nghĩa của từng loại quả hơn.

Ngũ quả trên mâm bồng bao gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau. Mỗi màu lại mang ý nghĩa tượng trưng riêng trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

>>> Xem thêm: Ba hũ gạo muối nước trên ban thờ gia tiên có ý nghĩa gì?

Mua mâm bồng ở đâu uy tín, chất lượng?

Mâm sứ hoa sen
Mâm sứ hoa sen 

Mâm bồng mang ý nghĩa linh thiêng, cao quý, do vậy tối kỵ việc rạn nứt. Khi chọn mua, gia chủ nên tìm hiểu kỹ địa điểm mua mâm bồng uy tín, để chọn ra vật phẩm có chất lượng cao, tránh để xảy ra bất trắc khi sử dụng, mạo phạm tới nơi an vị của thần Phật, gia tiên.

Đĩa bồng hoa sen vẽ vàng 18
Đĩa bồng hoa sen vẽ vàng 18

Mâm bồng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có thể là gỗ, sứ, kim loại. Tuy nhiên, chất liệu bằng sứ vẫn mang tính ưu việt hơn hẳn.

Đĩa bồng Đồng nguyên chất 30

Mâm sứ hoa sen của Phong thủy Tam Nguyên được chế tác dưới bàn tay đầy khéo léo của các nghệ nhân nổi tiếng làng gốm Bát Tràng, hội tụ tinh hoa đất trời, quá trình tạo hình tỉ mỉ, cẩn thận. Ngoài ra, tùy vào ý thích, quý gia chủ có thể sử dụng những chiếc mâm bồng từ chất liệu đồng.

>>> Xem thêm: Bộ đồ thờ đầy đủ gồm những gì?

Trên đây là chia sẻ của Phong thủy Tam Nguyên về ý nghĩa của mâm bồng trên bàn thờ. Quý gia chủ đừng quên cập nhật những thông tin hữu ích khác tại phongthuytamnguyen.com! Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần tư vấn giải đáp về vật phẩm thờ cúng, quý gia chủ có thể để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý thầy Tam Nguyên sẽ giải đáp kịp thời!

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam, mang đến cho quý vị những dịch vụ, sản phẩm phong thủy, vật phẩm thờ cúng tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cho cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Số Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành Phố HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ