Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Tâm Linh Việt / 8 Điều Kiêng Kỵ Trong Ngày Cưới Mà Các Gia Đình Cần Biết Để Cuộc Sống May Mắn, Bình An

8 Điều Kiêng Kỵ Trong Ngày Cưới Mà Các Gia Đình Cần Biết Để Cuộc Sống May Mắn, Bình An

(0)
Bạn có biết những điều kiêng kỵ trong ngày cưới để tránh xui xẻo hay không? Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu nhé!
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

 

Kiêng kỵ trong ngày cưới: kiêng tháng 7 âm lịch

Tháng 7 Âm lịch gắn với chuyện tình yêu dang dở, bi ai của Ngưu Lang - Chức Nữ nên được xem là điềm không may cho đám cưới (Ảnh minh họa)

Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn- ngày Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan cho ma quỷ trở về dương thế, sau 12 giờ đêm ngày rằm tháng 7 phải quay lại địa ngục. Chính vì thế, trong tháng này âm khí rất mạnh, không thuận lợi cho  việc tiến hành những việc trọng đại như xây nhà, khai trương, cưới hỏi...

>>>> ĐỌC THÊM: Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Lễ Cưới

Hơn nữa, tháng 7 âm lịch cũng là tháng Ngưu Lang- Chức Nữ, gắn với chuyện tình yêu dang dở, bi ai và trời thường âm u, mưa rả rích. Cưới hỏi vào tháng này không những thời tiết không thuận lợi mà chuyện tình vợ chồng cũng không được như ý muốn.

 

Kiêng kỵ trong ngày cưới: ngày Mùng 1 hoặc ngày Rằm

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày mùng 1 hoặc ngày rằm là ngày lễ Phật, rất linh thiêng vì thế cần tránh mọi sự "uế tạp". Nếu tiến hành cưới xin, ăn hỏi vào những ngày này thì rất có thể vợ chồng sẽ gặp phải xui xẻo về đường con cái. Mùng 1 và rằm là hai ngày cần phải giữ gì sự thanh tịnh về thể xác và tâm hồn vì thế cặp đôi vợ chồng nên tránh việc "động phòng tân hôn".

Một lý do khác bắt nguồn từ sự đúc kết kinh nghiệm của các cổ nhân thời xa xưa, hai ngày mùng 1 và ngày rằm thường tập trung rất nhiều âm khí khiến cho cuộc sống của con người đảo lộn, gặp nhiều vấn đề rủi ro dẫn đến những hành động tiêu cực. Vì thế đây là  hai ngày không thuận lợi cho việc cưới xin, ăn hỏi.

 

Kiêng kỵ trong ngày cưới: cưới khi chưa mãn tang

Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ nhất là không nên tổ chức các cuộc vui. Theo quan niệm dân gian, con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang đối với những người khác trong gia đình.

Chính vì điều kiêng kỵ này nên mới xuất hiện hình thức “cưới chạy tang”. Khi người ốm sắp mất (hoặc có người đã mất nhưng chưa phát tang) thì lập tức nhà trai mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai gia đình. Khách mời chỉ giới hạn những người ruột thịt hoặc thân thiết.

 

Kiêng kỵ trong ngày cưới: chuẩn bị bàn thờ tổ tiên sơ sài

Trong ngày trọng đại của các đôi trẻ như thế này, thì bàn thờ tổ tiên sẽ là nơi thể hiện sự chu đáo của mỗi gia đình, vì thế các bậc phụ huynh đều sẽ lo liệu chu đáo, để khi tới giờ đón dâu thì cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để báo cáo. Vì ngày cưới sẽ rất bận rộn nhiều thứ cần phải lo liệu, nên cũng tùy vào mỗi gia đình và điều kiện mà sẽ có cách bày trí cho bàn thờ tổ tiên khác nhau, nhưng sẽ đều kiêng kỵ để bàn thờ sơ sài. Thường ban thờ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, bày biện thêm những món ăn và đồ cúng đẹp mắt, với đầy đủ mâm cỗ cúng tổ tiên, các món ăn và đồ cúng tối thiểu phải có gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã,... Hôn lễ chính theo truyền thống của người Việt sẽ được cử hành tại nơi đặt bàn thờ tổ tiên có đầy đủ hương đăng hoa quả.

Riêng ở miền Trung thì có một chút khác biệt, đó là khi đến nhà trai phải có người làm mai đi đầu. Lễ vật bao gồm: trái cây, bánh kẹo, trầu cau và cặp đèn trùng với kích thước chân đèn trên bàn thờ.

 

Kiêng kỵ trong ngày cưới: chuyện mẹ chồng

Đối với đời sống tâm linh của người Việt, những nghi lễ cưới hỏi thường rất quan trọng và nó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mối quan hệ của vợ chồng sau này. Theo đó, mẹ chồng chỉ được đến nhà cô dâu để làm lễ xin dâu, còn lúc đón dâu thì nên tránh mặt để sau này cuộc sống gia đình được hòa hợp, hạnh phúc. Khi cô dâu làm lễ gia tiên, họ hàng xong thì mẹ chồng mới xuất hiện để chào đón và cảm ơn hai họ.

 

Kiêng kỵ với cô dâu

Cô dâu không nên khóc trong ngày cưới (Ảnh minh họa)

Trước khi nhà trai đến xin dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng kín, không được ra ngoài và tuyệt đối không được để họ nhà trai nhìn thấy mặt. Khi chú rể vào phòng, trao hoa cưới xong thì cả hai mới ra tiếp đãi bạn bè, hai bên họ hàng. Người ta cũng kiêng khi về nhà chồng, cô dâu không được khóc lóc, quyến luyến, cũng không được ngoái đầu lại nhìn về phía sau.

 

Kiêng kỵ với mẹ cô dâu

Trong ngày cưới, đặc biệt là lúc đưa dâu, mẹ cô dâu cần kiềm chế cảm xúc, không nên khóc lóc và cũng không nên quyến luyến cô dâu. Khi nhà trai làm lễ xong, mẹ cô dâu không nên  đưa con gái về nhà chồng để giữ gìn hạnh phúc cho con không bị ảnh hưởng bởi vía của gia đình bố mẹ đẻ.

 

Kiêng kỵ trong ngày cưới: phòng tân hôn

Phòng tân hôn là tổ ấm tình cảm của vợ chồng và cũng là nơi thiêng liêng nhất minh chứng cho một cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, việc bày trí, sửa sang phòng tân hôn cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên trang trí những vật dụng sắc nhọn hoặc các loài cây có gai. Bởi những vật dụng đó sẽ dễ tạo ra "âm khí" gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của vợ chồng.

Điều cần lưu ý là tuyệt đối không  nên để những người nặng vía như: góa chồng, ly dị, hôn nhân không hòa hợp, người chịu tang...vào phòng tân hôn để giữ may mắn về tình duyên. Giường cưới phải là giường mới, không dùng giường cũ và cũng không nên để người khác ngồi lên giường tân hôn.

Người được chọn để trang trí phòng tân hôn phải là những người phụ nữ đã lập gia đình, có con cái đầy đủ, tính tình hiền lành cởi mở, công việc ổn định. Sau khi trang trí xong giường cưới cần phải khép kín phòng lại và không cho bất kì ai vào trong. Khi đón dâu về, chú rể và cô dâu sẽ là người đầu tiên vào phòng tân hôn, sau đó mới đến người thân, bạn bè.

 

Vậy cô dâu nên mang theo gì vào ngày cưới để được may mắn, bình an?

Gạo Vàng Thần Tài được xem là một vật phẩm cực kỳ may mắn. Mỗi một công đoạn chế tác vật phẩm đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ một cách hết sức công phu, tinh tế.

Sử dụng cát vàng và đá tự nhiên, với kim dầu và kim phấn thượng hạng cùng bột từ cây Đàn Hương, kết hợp cùng tinh chất từ trăm loại hoa, được tinh luyện dưới nhiệt độ lửa phù hợp giúp tổng thể vật phẩm vừa bền, đẹp lại sang trọng.

Cô dâu có thể mang theo vật phẩm này bên mình trong ngày kết hôn khi về nhà chồng, sau đó có thể để dưới gối hoặc rắc trên đường đi từ nhà cô dâu sang nhà chú rể, giúp phu thê hòa thuận, cuộc sống sung túc và gặp nhiều may mắn hơn.

>>> Xem thêm: 

Lễ Cưới Khắp Nơi Trên Thế Giới Có Gì Độc Đáo?

Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi năm 2021

HƯỚNG DẪN BÀI PHÁT BIỂU TRONG LỄ CƯỚI HỎI

Các thủ tục trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

CÁCH CHỌN NGÀY CƯỚI ĐẸP

Các Dân tộc Việt Nam và những đặc trưng cơ bản

Để biết thêm thông tin chi tiết về vật phẩm, quý độc giả có thể gọi tới số hotline 19002292 để đội ngũ Trợ lý hỗ trợ và tư vấn, hoặc đặt sản phẩm tại ĐÂY.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ