Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Phong Tục Việt / Lễ Cưới Khắp Nơi Trên Thế Giới Có Gì Độc Đáo?

Lễ Cưới Khắp Nơi Trên Thế Giới Có Gì Độc Đáo?

(0)
Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa này, lễ này còn gọi là lễ thành hôn. Vậy ở những nơi khác nhau trên thế giới, lễ cưới có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>>> XEM NGAY: Xem ngày cưới hỏi, kết hôn tốt theo tuổi cô dâu, chú rể chuẩn

Có gì trong đám cưới truyền thống của người Trung Hoa?

Đám cưới của người Trung Quốc có rất nhiều điểm độc đáo (Ảnh minh họa)

Là một đất nước có nền văn hóa phong phú và lâu đời, những thủ tục trong đám cưới truyền thống của người Trung Quốc cũng có rất nhiều điểm độc đáo.

Đám cưới của người Trung Quốc sẽ phải trải qua sáu nghi lễ khác nhau, bao gồm:

Lễ Nạp Thái: hay còn được gọi là lễ làm mối. Ở nghi lễ này, nhà trai sẽ mời bà mối đến tìm hiểu, đề nghị kết thông gia với nhà gái. Nếu như nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ chuẩn bị các lễ vật để tiến hành đến cầu hôn.

Lễ Vấn Danh: là việc xem bát tự của cô dâu, sau đó sẽ lựa chọn một ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.

Lễ Nạp Cát: được gọi là nghi lễ báo ngày lành. Sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới, nhà trai sẽ nhờ người đến nhà gái thông báo.

Lễ Nạp Tệ: là nghi lễ nhà trai chọn lấy một ngày lành để đến nhà gái tiến hành lễ đính hôn.

Lễ Thinh Kỳ: là một nghi lễ cầu xin ngày và giờ lành để tiến hành lễ cưới.

Lễ Thân Nghinh: đây là nghi lễ quan trọng nhất trong sáu lễ. Vào ngày đẹp tháng tốt đã chọn, chú rể sẽ đích thân đến nhà gái để rước dâu. Tại ngày cử hành nghi lễ này, chú rể có thể chọn đi bộ hoặc ngồi kiệu tám người khiêng để đến nhà đón cô dâu.

Cũng như trong đám cưới người Việt thì tại đám cưới của người Trung Quốc, của hồi môn (hay sính lễ) là một vật không thể thiếu vào lễ rước dâu. Và ngược lại, nhà gái cũng sẽ chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu đi lấy chồng và được đưa đến nhà gái một ngày trước khi diễn ra hôn lễ. Thông thường, những vật hồi môn của nhà gái thường là trang sức, quần áo hoặc phụ kiện. 

Tùy thuộc vào từng vùng miền sẽ có những điểm khác nhau, tuy nhiên, của hồi môn phải là những vật mang ý nghĩa nhất định, mang đến sự may mắn và cầu chúc hạnh phúc cho đôi uyên ương. Ngoài ra đối với nhà gái, của hồi môn thể hiện tiềm lực kinh tế của nhà cô dâu. Của hồi môn càng giá trị thì địa vị của cô dâu tại nhà chồng càng được nâng cao.

Bên cạnh đó, thời gian kết hôn cũng rất quan trọng. Đó là lý do vì sao trong số sáu nghi lễ thì có đến 3 nghi lễ có liên quan tới việc chọn ngày. Trong truyền thống của người Trung Quốc, có ba tháng trong năm thường sẽ không được lựa chọn để làm đám cưới đó là tháng ba, tháng sáu và tháng bảy âm lịch bởi ba tháng này trong tiếng Trung đồng âm với từ chia xa, chia cắt và tháng bảy theo quan niệm là tháng cô hồn.

 >>> Xem thêm: Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Lễ Cưới

Đám cưới của người Nhật - Nét độc đáo trong văn hóa truyền thống ngàn năm

Nhật Bản là một quốc gia thuộc châu Á vì vậy sẽ có nhiều nét tương đồng trong thủ tục với Việt Nam, và trong đó, thủ tục cưới hỏi cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, tại Nhật Bản lại tồn tại song song hai hình thức đám cưới, đó là đám cưới do mai mối và đám cưới tự do. 

Ở Nhật, trước khi tổ chức lễ cưới chính thức, gia đình nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc để chia tay con gái của mình. Ở bữa tiệc này, cô dâu không chỉ chia tay gia đình, người thân mà còn chia tay cả hàng xóm nữa. 

Kimono là bộ trang phục truyền thống trong văn hóa Nhật Bản (Ảnh minh họa)

Một điểm độc đáo tại đám cưới của người Nhật là trong ngày này, cô dâu sẽ khoác lên mình bộ Kimono truyền thống. Nhưng Kimono dành cho đám cưới lại không sặc sỡ, mà chỉ là một màu trắng thanh khiết đội cùng chiếc mũ trắng che kín đầu tên là Tsuno-kakushi có nghĩa là giấu sừng. Theo người Nhật, chiếc mũ chính là biểu tượng cho đời sống vợ chồng sung túc, hòa thuận, hạnh phúc, ngoài ra còn mang ý nghĩa là gạt bỏ đi sự ghen tuông của người phụ nữ đối với chồng mình. Chú rể sẽ mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là Hakama.

Giống với Việt Nam, người nhật cũng tiến hành xem ngày tốt xấu để tổ chức đám cưới.Dù gọi là mê tín, nhưng suy cho cùng, mục đích cuối cùng của những người làm cha, làm mẹ là luôn mong muốn hôn nhân của con cái bền vững, lâu dài và thuận buồm xuôi gió. 

 

Lễ cưới của người Việt có những thủ tục gì?

Người Việt thường rất quan trọng trong việc lựa chọn ngày tốt để tiến hành các thủ tục trong đám cưới như ngày ăn hỏi, ngày rước dâu, nên rước dâu một lần hay hai lần,...bởi theo quan niệm dân gian, ngày cưới là một ngày vô cùng trọng đại “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Nếu chọn được một ngày tốt đẹp để cử hành những nghi lễ trên thì đó giống như là một lời chúc may mắn tới cô dâu, chú rể, mong rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ bền vững và bình yên.

Áo dài cũng là một trang phục truyền thống không thể thiếu trong đám cưới của người Việt (Ảnh minh họa)

Trong đám cưới của người Việt, nhà trai thường sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các đồ sính lễ tùy theo yêu cầu của nhà gái cũng như điều kiện kinh tế của nhà trai. Thường sẽ có khoảng 5 đến 7 tráp, có nhiều gia đình có thể chuẩn bị 9 tráp trong lễ ăn hỏi. Sau khi lễ ăn hỏi được diễn ra khoảng tối thiểu 1 tuần, lễ cưới cũng sẽ được diễn ra tại một nhà hàng hoặc tại gia để mời bạn bè, họ hàng đến chung vui, cũng như là một thông báo rộng rãi đến người thân là cô dâu, chú rể đã chính thức nên duyên vợ chồng.

Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường rộng mở, văn hóa của các nước bạn cũng du nhập vào và ảnh hưởng không nhỏ tới lễ cưới truyền thống của Việt Nam. Tuy vậy, những nét đặc sắc và mang tính truyền thống trong đám cưới vẫn không bị mất đi, giống như việc cô dâu, chú rể sẽ có một chuyến trăng mật sau đám cưới, vừa không ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của người Việt, vừa tạo thêm những nét đặc sắc cho đám cưới truyền thống có thêm những điểm nhấn hiện đại và tươi sáng.

 >>> Tìm hiểu thêm: 8 Điều Kiêng Kỵ Trong Ngày Cưới

Kết

Tuy rằng 3 đám cưới được kể ở trên đều đến từ nền văn hóa của các nước châu Á và có nhiều nét tương đồng trong quan niệm, cũng như trong truyền thống của những quốc gia này, nhưng chúng ta đều có thể thấy, việc lựa chọn được ngày tốt đẹp để tiến hành lễ cưới luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy dựa vào đâu để chọn được ngày tốt đẹp này và nó đóng vai trò như thế nào trong đám cưới? Hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo trên kênh phongthuytamnguyen.com nhé!

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ