Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Tâm Linh Việt / Bài trí bàn thờ gia tiên làm sao cho đúng phong thủy?

Bài trí bàn thờ gia tiên làm sao cho đúng phong thủy?

(0)
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt. Vậy làm thế nào để bài trí một ban thờ gia tiên đúng phong thủy? Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Phong Thủy Tam Nguyên nhé!
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

 

1. Thờ cúng tổ tiên - Nét đẹp trong văn hóa người Việt

Thờ cúng tổ tiên là tập tục truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam (Ảnh minh họa)

Dân gian tin rằng tổ tiên mình rất thiêng liêng họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, bảo vệ, giúp đỡ cho con cháu khi gặp phải tai ương, khó khăn, vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích con cháu làm việc thiện và quở trách, răn dạy khi con cháu làm những điều sai trái.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ rất lâu, được xem là hình thành vào thời Bắc thuộc cùng với những ảnh hưởng từ nền văn hóa của người Hán.

Người ta cho rằng nếu người đã khuất không được cung cấp đầy đủ sẽ trở thành ma đói, lang thang quấy nhiễu người sống. Các am chúng sinh lập ở cuối làng hay Lễ Vu Lan (Rằm Tháng Bảy) dành cho “thập chúng sinh” là một trong những biểu hiện mong muốn chia sẻ, an ủi những linh hồn bơ vơ, thiếu đói không có người cúng tế. 

Đối với những người thân trong gia đình, dân gian tin rằng người đã khuất chỉ là một cuộc trở về gặp tổ tiên, để có thể theo dõi, phù hộ độ trì cho con cháu. Đây chính là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt đã hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế - xã hội tư tưởng khá bền vững. Những yếu tố tâm linh có tính bản địa và mộc mạc đã được thể chế hóa, hợp pháp hóa nhờ hệ tư tưởng Nho giáo và sự ủng hộ của các vương triều. Chính vì vậy, tín ngưỡng này đã được bảo tồn qua suốt tiến trình lịch sử nhiều biến động và việc bài trí bàn thờ gia tiên đã được người dân coi trọng nhiều từ lâu.

2. Bài trí bàn thờ gia tiên gồm những gì?

Những vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên bao gồm:

2.1. Bát hương: 

Bát hương là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Đây được xem là nơi thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ của con cháu đến với ông bà tổ tiên, và cũng là nơi để ông bà, tổ tiên về ngự, lắng nghe lời cầu nguyện của con cháu.

Tùy theo kích thước bàn thờ cũng như không gian thờ cúng của mỗi gia đình để lựa chọn số lượng bát hương phù hợp (Ảnh minh họa)

Tùy từng loại bàn thờ cũng như không gian thờ cúng của mỗi gia đình mà số lượng bát hương trên bàn thờ sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, số lượng bát hương thường được khuyên đặt trên bàn thờ nên ứng với các con số lẻ như 3 - 5 - 7. 

Các chuyên gia phong thủy đều cho rằng, trên bàn thờ gia tiên, gia chủ nên sử dụng 3 bát hương, bao gồm: bát ở giữa thờ Thần linh, bát hương bên trái (theo hướng nhìn vào bàn thờ) thờ Bà Cô Ông Mãnh, bát hương phía bên phải thờ gia tiên. 

Xem thêm: Bát Hương Và Ý Nghĩa Tuyệt Vời Trong Văn Hóa Á Đông

2.2. Kỷ chén, mâm bồng

Người Việt có văn hóa thờ cúng đó là “trần sao âm vậy”. Chính vì thế, để thể hiện tấm lòng, sự thành tâm đối với ông bà, tổ tiên người ta sử dụng kỷ chén thờ, thường được để đựng nước sạch hoặc rượu thờ hàng ngày trên bàn thờ. Hơn nữa, kỷ ngai chén thờ tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu.

Mỗi con số trên kỷ chén đều mang một ý nghĩa khác nhau (Ảnh minh họa)

Mỗi con số trên kỷ chén đều mang một ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên tùy theo kích thước của bàn thờ mà gia chủ có thể sử dụng 3 hay 5 chén thờ. 

Cùng với bát hương, nậm rượu hay chóe thờ, mâm bồng cũng là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trong bộ đồ thờ gia tiên. Vật phẩm thờ cúng này trên bàn thờ được sử dụng với mục đích đựng hoa quả tươi, trầu cau và tiền mã để dâng lên ông bà tổ tiên. Theo đó, những món đồ thờ cúng này có ý nghĩa giúp gia chủ bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn với những người đã khuất trong gia đình. 

 

Nhiều gia đình hiện nay lựa chọn 3 mâm bồng cho một bàn thờ gia tiên nhà mình. Theo đó, chiếc mâm ở giữa thường có kích thước to hơn so với hai chiếc mâm còn lại ở bên cạnh. Với 3 chiếc mâm bồng này, gia chủ sẽ sử dụng cho từng mục đích khác nhau đó là: mâm bồng to ở giữa dùng để đựng trầu cau và tiền mã; mâm nằm ở phía bên trái (tức là mâm nằm ở hướng Đông) dùng để đựng hoa tươi và mâm còn lại nằm ở phía bên phải (tức là mâm nằm ở hướng Tây) dùng để đựng trái cây.

Tuy nhiên, nếu kích thước bàn thờ nhà bạn không quá lớn, chỉ cần sử dụng một mâm bồng để bày biện ngũ quả, đồ thờ cúng, bài trí bàn thờ gia tiên là được. 

2.3. Lọ hoa 

Lọ hoa là một vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình (Ảnh minh họa)

Ngoài ngày rằm, mùng một, ngày giỗ hoặc các dịp đặc biệt cần phải cắm hoa, trong những ngày bình thường thì lọ hoa sẽ để không nên còn có một tên gọi khác là “lọ lộc bình”.

Thông thường, lọ lộc bình nằm ở phía bên tay phải (theo hướng nhìn vào bàn thờ) hay chính là hướng đông theo quan niệm dân gian “đông bình tây quả”.

Tùy kích cỡ bàn thờ và tùy vào điều kiện gia đình, vùng miền, công việc mà gia chủ bày lọ hoa to nhỏ, nhiều ít chứ không có quy tắc nào đòi hỏi bày 1 hay nhiều lọ hoa, miễn sao nhìn thuận mắt, vừa ý là được. 

2.4. Di ảnh thờ hoặc bài vị

Theo phong tục của người dân Việt, khi người thân trong gia đình mất đi, gia đình sẽ đặt di ảnh người quá cố trên bàn thờ để cúng bái và tưởng nhớ.

Dân gian ta vẫn thường truyền nhau cách đặt di ảnh trên bàn thờ cần tuân thủ theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu”, và phải đặt theo đúng thứ tự, đúng vai vế nếu không sẽ bị coi là phạm thượng, bất kính.

Có rất nhiều nguyên tắc trong việc sắp xếp di ảnh, chính vì vậy, có nhiều gia đình khi phải thờ cúng nhiều thế hệ, cả bên nội lẫn bên ngoại gia chủ thường ưu tiên sử dụng bài vị để thờ cúng.

Bài vị thường được dùng để thờ cúng trong các nhà thờ họ hoặc các gia đình thờ phụng nhiều đời (Ảnh minh họa)

Bài vị thờ gia tiên dùng để để tên người đã khuất, tương tự như di ảnh vậy. Bài vị thường là một tấm thẻ làm bằng gỗ hoặc bằng giấy, ở giữa ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người được thờ gọi là thần chủ.

Bằng việc sử dụng bài vị trong thờ cúng để bài trí bàn thờ gia tiên, gia chủ hoàn toàn có thể thờ nhiều thế hệ, thậm chí cả bên nội, bên ngoại, giúp không gian thờ cúng của gia đình vừa gọn gàng, vừa thêm phần trang nghiêm.

Ngoài ra, trên bàn thờ gia tiên thường có đèn dầu, chân nến hoặc bật lửa để sử dụng thắp hương. Nếu diện tích bàn thờ rộng, gia chủ hoàn toàn có thể bài trí thêm ống đựng hương, hạc đồng,...để giúp không gian thờ cúng của bạn thêm trang trọng. 

3. Vị trí đặt bàn thờ trong nhà

Thông thường, vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà phù hợp nhất là vị trí chính giữa căn nhà, là trung tâm của các nguồn khí trong căn nhà, là nơi mà ông bà, tổ tiên có thể dõi theo, quan sát cuộc sống của con cháu, cũng như phù hộ mang lại những điều tốt đẹp nhất cho đời sau.

Đối với nhà thổ cư có nhiều tầng, gia chủ thường lựa chọn bố trí một căn phòng thờ riêng, thường là ở tầng cao nhất của căn nhà. 

Rất nhiều gia đình thường bố trí riêng một phòng để làm phòng thờ, và thường lựa chọn căn phòng có vị trí cao nhất trong ngôi nhà (Ảnh minh họa)

Tùy vào tâm ý của gia chủ cũng như điều kiện gia đình, diện tích nhà để lựa chọn một vị trí phù hợp an đặt bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, gia chủ cần phải lưu ý đến những điểm sau:

- Không nên đặt bàn thờ gia tiên hướng vào cửa phòng bếp hoặc phòng vệ sinh vì nơi đây là nơi tập trung khí âm trong căn nhà, gây ảnh hưởng xấu đến bàn thờ, gián tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ cũng như các thành viên khác trong gia đình.

- Tránh việc đặt bàn thờ gần với phòng trẻ em, bởi như vậy sẽ tạo sự ồn ào và xao động, làm mất tính trang nghiêm, yên tĩnh của khu vực này.

 

Để được tư vấn cụ thể về cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng phong thủy và mang lại nhiều vượng khí, may mắn, suôn sẻ cho các thành viên trong gia đình, quý gia chủ có thể liên hệ trực tiếp tới số hotline 19002292 để được đội ngũ Trợ lý hỗ trợ tận tình hơn nhé!

 >>> Xem thêm các bài viết liên quan:
 
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ