Đó là các lễ vật quen thuộc dễ dàng chuẩn bị bao gồm:
- Muối, gạo (1 đĩa).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoặc cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...
- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ khoảng 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Thường thì cúng tháng cô hồn từ mùng 2 tháng 7 âm lịch đến ngày 14 tháng 7 âm lịch.
Ngày Rằm tháng 7 âm lịch lại chính là ngày lễ Vu Lan của Phật giáo, các gia đình thường lên chùa làm lễ để tỏ lòng báo hiếu, biết ơn cha mẹ. Sau khi kết thúc lễ chùa thì về lễ Phật tại nhà.
- Mâm lễ cúng tháng cô hồn được đặt trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán, cửa hàng).
- Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Sau đó tiến hành đốt vàng mã.
- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
- Khi việc cúng xong xuôi, thường có tục giật cô hồn (cướp đồ cúng).
- Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại.
Tháng cô hồn xui xẻo, đen vận về công việc, về cuộc sống, bệnh tật đeo bám hay những tình huống không ngờ trên đường.
Ngày cúng cô hồn hàng tháng như đã nói trên là ngày mùng 2 và 16 âm lịch, nghi lễ này chỉ dành cho những người kinh doanh, làm ăn. Quan niệm của người phương Đông cho rằng, nếu như gia chủ buôn bán ế ẩm, làm việc gì cũng trắc trở và thất bại là do cô hồn đến quấy phá để xin ăn. Do vậy, đến những ngày 2 và 16, các chủ kinh doanh thường bày mâm cúng để cầu mong công việc thuận lợi và tài lộc dồi dào.
Nghi thức diễn ra theo trình tự sau:
Ngày Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân”, đây là ngày Rằm lớn trong năm. Do đó, nghi thức cúng cô hồn vào tháng 7 thường được diễn vào ngày Rằm và lễ vật bày biện trên mâm cúng cũng đầy đủ và chỉnh chu hơn so với thủ tục hàng tháng. Nghi lễ này thường được mọi gia đình tiến hành. Các bước cúng cô hồn tháng 7 diễn ra tương tự cúng cô hồn hàng tháng ở trên.
Cả 2 buổi cúng sẽ kết thúc khi bạn vãi gạo, muối ra đường và hóa vàng mã nhằm mời các vong linh, cô hồn đi ngay, không còn lẩn quẩn xung quanh nhà nữa.
>>>>XEM THÊM: Vị trí đặt Bàn thờ gia tiên để được may mắn, bình an
Gia chủ cần nắm rõ những lưu ý cần thiết để tránh rước vong vào nhà.
Nghi lễ cúng cô hồn rất quan trọng, gia chủ cần tìm hiểu kỹ càng những thủ tục trên và các lưu ý sau đây để tránh làm phật lòng các vong linh đã khuất:
Thực hiện nghi thức cúng cô hồn chuẩn xác sẽ giúp bạn và gia đình tránh được những xui xẻo và âm khí xung quanh. Tuy nhiên, dù làm việc gì thì bạn cũng nên thành tâm và chuẩn bị chu đáo để cả gia đình an tâm, không bị vong linh đeo bám và gặp được nhiều may mắn. Chúc bạn có buổi lễ cúng cô hồn suôn sẻ và công việc thuận lợi!