Việc thờ cúng ông bà, tiên tổ đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của mỗi gia đình Việt. Một thứ không thể thiếu khi đặt trên bàn thờ đó là di ảnh. Tuy nhiên, sắp xếp di ảnh trên bàn thờ như thế nào cho đúng, để phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam? Đó là câu hỏi mà nhiều quý gia chủ đặt cho Phong thủy Tam Nguyên. Để giải đáp được khúc mắc trên, mời quý bạn theo dõi nội dung dưới đây mà chúng tôi chia sẻ.
Xưa kia, khi kỹ thuật hiện đại chưa phát triển, người ta thường dùng bài vị thay cho di ảnh. Thế nhưng, sau này di ảnh lại được dần thay cho bài vị bởi nó truyền tải được nét mặt, phong thái của người đã mất khi còn sống.
Ở nước ta, các cụ già thường sẽ chuẩn bị trước cho bản thân mình một bức hình đẹp nhất để làm di ảnh cho con cháu thờ phụng sau này. Với những người trẻ đột ngột ra đi, chưa kịp chuẩn bị, di ảnh có thể được sao chép từ ảnh hồ sơ, chứng minh thư, bằng lái xe…
Bàn thờ chính là nơi thiêng liêng nhất trong mỗi gia đình, là nơi hội tụ linh khí, mang đến những giá trị tâm linh vô cùng sâu sắc. Chính vì thế, việc bài trí ảnh trên bàn thờ thế nào cho đúng là một việc đáng phải lưu tâm, gia chủ cần chú ý.
Bàn thờ gia tiên là nơi mà con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn tới thần linh, gia tiên và những người trong nhà đã khuất. Phong tục của người Việt Nam là đặt di ảnh của người mất lên ban thờ, cùng với đó là bát hương để cúng bái, dâng hương tưởng nhớ vào lễ Tết, giỗ chạp, mùng một, ngày rằm…
Đặt ảnh thờ đúng là vô cùng quan trọng, ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của gia chủ tới ông bà, tổ tiên, từ đó, giúp gia chủ đón nhận một cuộc sống an lành, thịnh vượng.
Sắp xếp di ảnh trên bàn thờ gia tiên tưởng chừng như là việc dễ dàng nhưng không phải gia chủ nào cũng có thể thực hiện một cách chuẩn chỉnh. Đặc biệt ở những gia đình trẻ hiện nay, khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề thờ cúng: từ bài trí bàn thờ sao cho đúng, sắp xếp ảnh như thế nào... tất cả đều phải tuân theo một nguyên tắc bất di bất dịch, như thế việc thờ cúng mới được suôn sẻ, linh ứng.
Câu nói “Nam tả - Nữ hữu” bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc, được ghi chép lại trong cuốn “Ngũ vận lịch niên ký”, với nội dung:
Khi xưa, vị thần Bàn Cổ Thạch trong văn hóa Trung Quốc hóa thân thành mặt trời. Lúc này, phía bên trái hóa thành mặt trời, phía bên phải hóa thành mặt trăng. Nếu như mặt trời đại diện cho nam giới thì mặt trăng đại diện cho nữ giới. Chính từ đó, câu nói: “Nam tả - Nữ hữu” ra đời.
Đứng nhìn về phía Nam, sẽ nhìn thấy mặt trời mọc bên trái, gọi là Tả, nhìn bên phải ra phía Tây, thấy mặt trời lặn bên phải gọi là Hữu.
Nam giới buổi sáng, Can khí vượng, huyết xung.
Nữ giới buổi chiều thận khí khỏe.
Không chỉ dựa vào tín ngưỡng tâm linh, câu nói trên cũng được nhận định dựa qua các nghiên cứu khoa học. Nam tả và nữ hữu có sự liên quan và kết nối mật thiết với thuyết âm dương học. Học thuyết này chỉ ra, âm dương là hai thế giới tuy đối ngược nhau nhưng lại thống nhất, hài hòa với nhau.
Bên cạnh đó, âm dương cũng được coi là sự khởi nguồn, là tiền đề cho sự sống và phát triển trong thế giới này. Một quy luật mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương cân bằng, hợp nhất thì vạn vận mới tồn tại và sinh sôi.
Chính vì những ý nghĩa trên, câu nói “nam tả, nức hữu” được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần tạo nên truyền thống và tín ngưỡng của dân tộc. Người dân đã áp dụng quy luật “nam tả - nữ hữu” trong việc đặt di ảnh trên bàn thờ. Nguyên tắc này không những phù hợp theo thực tế mà còn phù hợp với phong thủy.
Mỗi một đồ vật được đặt trên ban thờ đều cần được chú trọng, cân đối, hài hòa, đảm bảo tính trang nghiêm. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ là di ảnh, cứ đặt trên bàn thờ là xong mà không hiểu hết ý nghĩa của nguyên tắc đặt ảnh thờ, để việc thờ cúng thêm phần linh ứng. Cũng chính điều đó khiến nhiều gia chủ mắc phải điều cấm kỵ, khiến công việc và cuộc sống không được tốt đẹp, suôn sẻ.
Di ảnh của người mất nên đặt ở phía trong bàn thờ. Các đồ vật khác như mâm bồng, hoa, đèn, nến… cũng cần được bài trí gọn gàng, cân đối, để mang lại những giá trị phong thủy.
Thờ cúng tổ tiên, gia chủ nên đặt di ảnh của người mất tuân theo nguyên tắc nam tả, nữ hữu.
Theo đó, đặt di ảnh trên bàn thờ, chúng ta sẽ xếp ảnh của người Nam bên trái, ảnh của người Nữ bên phải theo hướng từ trong bàn thờ nhìn ra. Nếu nhìn từ bên ngoài vào thì ngược lại, ảnh người nam ở phía bên phải, ảnh người nữ đặt tại bên trái.
Nếu gia đình có nhiều thế hệ, thờ cúng cả gia tiền, tiền tổ thì quy tắc trên vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, gia chủ nên phân theo thứ bậc từ trên xuống dưới, phía bên trên là tổ tiên, sau đó mới đến ông bà và bề dưới.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên chọn kích thước ảnh phù hợp với không gian thờ tự của gia đình. Theo phong thủy, một bàn thờ, tủ thờ chuẩn dựa vào kích thước trên thước Lỗ Ban.
Thờ tự cốt ở lòng thành tâm, có như vậy gia đình sẽ thuận hòa, êm ấm.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa đèn dầu trong văn hóa thờ cúng của người Việt
Bên cạnh vấn đề biết cách sắp bàn thờ chuẩn theo quy luật, quý gia chủ cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
Có trường hợp cụ ông, cụ bà mất cùng một thời điểm, nên con cháu thường dùng chung một bức ảnh thờ hai ông bà. Mặc dù việc làm này mang ý nghĩa lớn nhưng lại là điều tối kỵ. Theo các chuyên gia phong thủy, hành động này là bất chính, khiến các cụ có cảm giác không được kính trọng. Hơn nữa, chỉ vì việc làm tưởng chừng đơn giản này lại khiến gia chủ gặp nhiều điều không may.
Ảnh để thờ cũng cần được lau chùi sạch sẽ, nhằm tỏ lòng kính trọng của gia chủ tới tổ tiên, ông bà. Ngoài ra, gia chủ cần tránh để các đồ vật không liên quan tới nhau trên ban thờ, hoặc dùng những vật phẩm gây che khuất di ảnh, sẽ làm giảm đi tính tôn nghiêm.
Khi lau chùi bàn thờ, gia chủ cần cẩn trọng, tránh làm xê dịch các vật phẩm khác và di chuyển ảnh thờ. Điều này có thể ảnh hưởng tới phong thủy, gây hậu quả khó lường về sau.
Một trong những điều tuyệt kỵ mà chúng tôi muốn nhắc bạn là không nên để di ảnh lệch và ngang bằng cùng bát hương. Mặc dù chỉ là sự vô ý nhưng theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ thể hiện sự bất kính với người đã khuất.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều người quan niệm rằng, đặt ảnh lệch bát hương sẽ khiến cô hồn bên ngoài xâm phạm vào, lấy hết thức ăn thờ cúng tổ tiên, gây ảnh hưởng tới phúc báu, khiến tiêu hao tài lộc.
Có ý kiến cho rằng, việc đặt di ảnh thờ ở vị trí trung tâm sẽ thể hiện được lòng tôn kính của gia chủ. Thế nhưng đây thực sự là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trung tâm bàn thờ là nơi ngự của các bậc thần linh và tiên tổ. Do đó, không ai được chen vào.
Nếu vẫn bất chấp sẽ khiến thần linh, tiên tổ cảm thấy bị xúc phạm, khiến gia đình gặp nhiều phiền phức.
Một bàn thờ không cần quá cầu kỳ những vẫn giữ được nét trang nghiêm, thành kính, tùy theo điều kiện điều kiện gia chủ mà có những tục lệ khác nhau. Thế nhưng, dù ít hay nhiều, bất cứ gia đình nào trên ban thờ gia tiên cần đầy đủ các vật phẩm như: bát hương, 3 chén nước, lễ vật thờ.
Một bàn thờ chuẩn chỉnh nhất sẽ gồm: bàn thờ, ngai - khám thờ, di ảnh, bát hương, đèn thái cực, mâm bồng, bộ đỉnh hương, kỷ chén, hoành phi câu đối.
Nếu có điều kiện thì gia chủ có thể sử dụng hoành phi câu đối, còn không thì cũng không có vấn đề gì. Thờ cúng tổ tiên xuất phát từ lòng thành tâm mới là giá trị cốt lõi.
Nên đặt bàn thờ tại không gian riêng, phía sau là một bức tường vững chắc. Gia chủ không được để bàn thờ dựa vào cửa kính hoặc cửa sổ. Cũng nên tránh đặt bàn thờ dựa lưng vào khu vực nhiều uế khí, tạp khí như phòng vệ sinh, nhà tắm. Để không gian thờ tự được ấm cùng, trang trọng, nên chọn các màu sơn với gam trầm như: màu gỗ, vàng kem, nâu… Đặc biệt, gia chủ cần lưu ý không để bàn thờ nhìn ra hướng ngũ quỷ.
Với những gia đình thờ tự nhiều thế hệ, khám thờ hay ngai thờ có vai trò quan trọng trong không gian thờ cúng. Khám được làm từ chất liệu gỗ, được khắc họa, trang trí bằng những họa tiết hoa văn tinh xảo. Nên đặt khám thờ ở phía trong cùng, sát tường.
Gia chủ dựa theo cách bài trí di ảnh trên ban thờ gia tiên mà phần trên chúng tôi vừa đề cập, để thể hiện lòng thành cũng như đem đến giá trị phong thủy.
Bát hương là vật phẩm linh thiêng không thể vắng mặt trên ban thờ của mỗi gia đình. Bát hương được dùng để cắm hương, cúng bái, nguyện cầu. Số lượng bát hương nên là số lẻ, thường là ba bát hương. Những gia đình có kích thước bàn thờ bé thì chỉ cần đặt một bát hương nhỏ là được.
Đèn thái cực được bố trí tại vị trí trung tâm bàn thờ, đặt dưới khám thờ. Loại đèn này cần được thắp sáng liên tục.
Bình cắm hoa nên đặt ở phía bên trái và mâm quả nên đặt ở bên phải theo nguyên tắc “đông bình tây quả” (nhìn theo từ phía trong của bàn thờ). Theo các chuyên gia phong thủy, hướng này rất thuận, tiếp nhận vượng khí tốt, đem tới những điều may mắn, bình an cho gia đạo.
Tùy điều kiện mỗi gia đình mà xem xét có đặt đỉnh hương trên ban thờ không. Bộ đỉnh hương bao gồm 3 phần, được đặt đằng sau bát hương. Bộ đỉnh hương thường dùng để đốt trầm vào những dịp lễ Tết, để giúp không gian thờ cúng thêm linh thiêng, trang trọng.
Kỷ chén được dùng để đựng nước sạch, rượu trong mỗi dịp cúng bái hay mùng một, ngày rằm. Vị trí đặt chén nước là ở trước bát hương.
Hoành phi câu đối trên ban thờ không phải là vật phẩm bắt buộc phải có nên quý gia chủ có thể lựa chọn hoặc không. Hiện nay có nhiều câu đối hay, ý nghĩa, gia chủ có thể chọn lựa sao cho phù hợp với ý muốn.
>>> Xem thêm: Cách lau dọn bàn thờ chuẩn nếu không muốn phạm những điều tối kỵ
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý gia chủ hiểu rõ về cách sắp xếp di ảnh trên bàn thờ. Để thỉnh các vật phẩm thờ cúng và tư vấn về cách bài trí ban thờ chuẩn phong thủy, quý gia chủ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới. Đội ngũ trợ lý thầy Tam Nguyên sẽ hỗ trợ kịp thời!
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY.
Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam, mang đến cho quý vị những dịch vụ, sản phẩm phong thủy tuyệt vời nhất, chất lượng nhất, để giúp cho cuộc sống của quý gia chủ luôn hưng thịnh, vững bền!
Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Số Hotline: 1900.2292
Địa chỉ liên hệ: