Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Di sản - Bảo vật / Khám phá một số linh vật Việt Nam trong dòng chảy văn hóa lịch sử

Khám phá một số linh vật Việt Nam trong dòng chảy văn hóa lịch sử

(0)
Ở đất nước Việt Nam, chúng ta thường thấy các linh vật hiện diện tại những ngôi đền chùa, đình làng từ thời xa xưa đến tận bây giờ, được đặt trịnh trọng, trang nghiêm ở một vị trí nhất định, được người dân tôn thờ, bảo vệ và nguyện cầu bình an. Linh vật Việt Nam gồm những gì? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây cùng phongthuytamnguyen.com.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Linh vật Việt Nam - Ý nghĩa trong văn hóa lịch sử dân tộc

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có nền văn hóa riêng biệt, độc đáo. Thờ cúng hay đặt các linh vật tại nơi tôn nghiêm, trang trọng như đền, chùa, miếu mạo, tại các sự kiện, lễ hội truyền thống… hay ở chính gia đình đều thể hiện nét văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của dân tộc đó.

Linh vật trong không gian tín ngưỡng bao hàm nhiều ý nghĩa về sự may mắn, giải trừ điều xui rủi trong cuộc sống. Linh vật Việt Nam xuất phát từ những sinh vật có trong huyền thoại, truyền thuyết hoặc có thật, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân, được người Việt sáng tạo, linh thiêng hóa như một biểu tượng văn hóa của dân tộc, nhằm truyền bá tín ngưỡng tâm linh,niềm tin tôn giáo.

Trong nghệ thuật tạo hình, linh vật được chế tác thành nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo nên hoặc hình thành từ quá trình giao lưu tiếp xúc các nền văn hóa Đông – Tây.

Mỗi một linh vật đều thể hiện sâu sắc nét riêng trong văn hóa dân tộc và phản ánh đời sống tâm linh của đất nước Việt Nam, tạo thành bản sắc độc đáo, mang phong cách và nét đặc trưng nổi bật qua từng thời kỳ lịch sử.

Trong đời sống văn hóa Việt, tồn tại hệ thống Tứ linh, bắt nguồn từ bốn linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước, ứng với bốn chòm sao cùng tên ngự tại bốn phương trời. Chúng mang trong mình bốn nguyên tố tạo thành Trời Đất theo quan niệm của người xưa. Đó là Lửa – Gió – Đất – Nước.

Bên cạnh những linh vật gắn liền với vua chúa, còn có những linh vật rất gần gũi với cuộc sống của người dân.

>>> Xem thêm:

Lịch sử hình thành Đài thờ Mỹ Sơn E1

Ý nghĩa văn hoá tâm linh của người Việt qua 5 biểu tượng

Chim Lạc                 

Linh vật này là biểu tượng của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thời Hùng Vương. Hình ảnh một con chim lạc cũng được thấy trên mặt của Trống Đồng Đông Sơn. Chim lạc tượng trưng cho tinh thần và văn hóa thuần Việt, và là tiền thân cho hình ảnh chim phượng hoàng thời đại sau này.

Hình ảnh con chim lạc trên mặt trống đồng Đông Sơn
Hình ảnh con chim lạc trên mặt trống đồng Đông Sơn

Trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, chúng ta dù ở phương trời nào, nhưng vẫn có chung một cội nguồn, chung ngày giỗ Tổ, chung một dòng máu con Lạc, cháu Hồng. Hình ảnh chim Lạc khắc trên trống đồng là đại diện cho tình cảm dân tộc bền vững, gắn kết, khát khao đất nước được ấm no, yên bình.

Rồng – Công

Trong tâm thức của người Việt, con rồng là biểu trưng của sức mạnh, quyền uy, linh thiêng. Vật tổ này được người dân sùng bái, thể hiện mong cầu cuộc sống phồn thịnh.

Con công là hình ảnh đại diện cho quyền quý, cao sang và là biểu tượng cho sự gắn bó tình cảm, hạnh phúc đôi lứa.

Cặp linh vật Cong Rồng mạ vàng lớn nhất Việt Nam được chế tác dưới bàn tay khéo léo của hơn 270 nghệ nhân người Thái Lan khoảng 365 ngày. Chất liệu làm bằng đồng đỏ, đồng vàng, trên thân linh vật được gắn nhiều loại đá quý hiếm.  

Bộ linh vật Rồng - Phượng trị giá 8 tỉ đồng hiện đang đặt tại thung lũng tình yêu của Đà Lạt
Bộ linh vật Rồng - Phượng trị giá 8 tỉ đồng hiện đang đặt tại thung lũng tình yêu của Đà Lạt

Con nghê

Là một linh vật thuần Việt được sáng tạo ra nhằm bảo về đời sống, tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Con nghê được chế tác với đầu kỳ lân, thân chó nhưng lại có răng của rồng. Chúng ta thường thấy hình ảnh con ngê tại nhiều ngôi đình, chùa cổ.

Hình ảnh con Nghê tại một ngôi chùa
Hình ảnh con Nghê tại một ngôi chùa

Cặp ngê lớn nhất của Việt Nam với chiều dài hơn 1m, được điêu khắc bằng đá nhân tạo, dưới đôi tay “vàng” của nghệ nhân Liên Vũ. Lấy hình ảnh của đôi nghê gỗ phủ sơn, tại đền vua Lê Thánh Tông ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, (thế kỷ XVII).

Kỳ lân

Caption

Hình tượng kỳ lân bắt đầu xuất hiện nhiều từ thời Lê Sơ vào khoảng thế kỷ XV. Linh vật này đại diện cho lòng nhân từ và hòa hợp trong gia đình; thể hiện sự giàu có, phú quý.

Rùa – Quy

Bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa ở Văn miếu Quốc Tử Giám
Bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa ở Văn miếu Quốc Tử Giám

Nằm trong bộ tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng, rùa trong nghệ thuật kiến trúc và trang trí tượng trưng cho vượng khí linh thiêng đất trời, đại diện cho tình cảm và trí tuệ của nhân dân, thể hiện khát vọng, ước ao về một đất nước hòa bình, vinh hiển.

Chúng ta thường thấy linh vật này phổ biến tại các đình chùa, hay trong Văn Miếu Quốc Tử Giám…

Vì lẽ đó, hằng năm, cứ vào đầu xuân hoặc mùa thi cử, các sĩ tử lại nườm nượp có mặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám để sờ đầu rùa, mong cầu vượt qua kỳ thi thành công, may mắn.

Phượng

Đây là hình ảnh đại diện cho sự cao quý, quyền uy của triều đình, vua chúa, quý tộc thời phong kiến. Phượng tượng trưng cho ước mơ và hi vọng và là đề tài trang trí phổ biến ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau từ xưa đến nay.

Đầu phượng hoàng khổng lồ của Đại Việt cách đây 700 năm tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Đầu phượng hoàng khổng lồ của Đại Việt cách đây 700 năm tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Hổ

Hổ được coi là chúa sơn lâm, thể hiện sự thống lĩnh, mạnh mẽ và kiên định. Chính vì vậy, con vật này đã được người Việt linh hóa, thường được đặt ở các khu vực, phương vị trấn giữ công trình kiến trúc cổ xưa, miếu mạo. Ở khu điện thờ Mẫu thường có bàn thờ Ngũ hổ - tượng trưng cho ngũ hành (với 5 sắc: vàng, xanh, đỏ, đen, trắng).

Tượng hổ đá tại Lăng Trần Thủ Độ, tỉnh Thái Bình hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Tượng hổ đá tại Lăng Trần Thủ Độ, tỉnh Thái Bình hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Trên đây là một số linh vật Việt Nam mà chúng tôi tổng hợp, chia sẻ. Đừng quên theo dõi những kiến thức bổ ích khác về phong thủy, văn hóa – kiến trúc, phong tục, nghi lễ tín ngưỡng tâm linh của người Việt tại phongthuytamnguyen.com. Mọi thắc mắc, cần được tư vấn, quý vị vui lòng liên hệ đến:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ