Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Di sản - Bảo vật / Lịch sử hình thành Đài thờ Mỹ Sơn E1

Lịch sử hình thành Đài thờ Mỹ Sơn E1

(0)
Là đài thờ có niên đại sớm nhất (thế kỷ VII – VIII), Đài thờ Mỹ Sơn E1 vẫn còn giữ được nét nguyên vẹn từ trước đến nay. Đây là sản vật văn hóa tiêu biểu cho loại hình đài thờ ở khu di tích Mỹ Sơn. Đài thờ Mỹ Sơn E1 chính là cơ sở quan trọng dùng làm tài liệu phục vụ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề tín ngưỡng, văn hóa và kiến trúc của vương quốc Champa.

Đài Mỹ Sơn E1 – Giá trị văn hóa chứa đựng trong sản vật

Điêu khắc

Đài thờ Mỹ Sơn E1
Đài thờ Mỹ Sơn E1

Xét về giá trị nghệ thuật điêu khắc, đài thờ Mỹ Sơn E1 được gọi là phong cách Mỹ Sơn E1 - phong cách mở đầu cho xu hướng bản địa hóa những yếu tố tiếp thu ngoại lại. Là đài thờ Champa duy nhất được phát hiện, có khắc họa hình ảnh nhiều nhân vật và khung cảnh sinh hoạt của những tu sĩ Ấn Độ giáo, cùng với đó là cảnh thú vật, thiên nhiên… Đài thờ Mỹ Sơn E1 chính là một “tài liệu” đầy phong phú, phục vụ công tác nghiên cứu về đời sống tâm linh và đời sống xã hội Champa.

Kiến trúc

Trong khía cạnh kiến trúc, đài thờ Mỹ Sơn E1 còn là một hình ảnh tiêu biểu, tượng trưng cho loại hình đài thờ có kích thước lớn và có chạm khắc xung quanh, gồm nhiều mảnh ghép lại, có gờ mộng bên trên. Đài thờ Mỹ Sơn E1 chính là sự khởi nguồn trong giai đoạn mở đầu của việc xây dựng các tháp Chăm.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng – nơi trưng bày nhiều hiện vật quý của nền văn hóa Champa, có quy mô lớn nhất nước ta, được xây dựng từ năm 1915, chính thức khánh thành vào đầu năm 1919. Đài thờ Trà Kiệu, tượng Phật Bồ Tát Tara và đài thờ Mỹ Sơn E1 chính là những hiện vật tiêu biểu, được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào năm 2012.

Theo hồ sơ công nhận di sản bảo vật cấp quốc gia, đá sa thạch (một loại đá tự nhiên được tạo ra từ trầm tích kết dính) chính là vật liệu tạo nên đài thờ Mỹ Sơn E1. Đài thờ được cấu tạo từ 16 khối đá nhưng hiện chỉ còn 14 khối do đã bị mất đi 2 khối, có kích thước dài 353 cm, rộng 271 cm và cao 65 cm.

Tượng đài Mỹ Sơn E1 có lối kiến trúc độc đáo
Tượng đài Mỹ Sơn E1 có lối kiến trúc độc đáo

Đài thờ Mỹ Sơn E1 có ký hiệu là 22.4, được đặt tại trung tâm phòng Mỹ Sơn tại bảo tàng. Với niên đại thế kỷ VII – VIII, Đài thờ Mỹ Sơn E1 được phát hiện bởi các nhà khảo cổ người Pháp và được khai quật năm 1903, giữa một đống đố nát hỗn độn của tháp E1, nằm tại khu đền tháp Champa (Mỹ Sơn) – ngày nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quàng Nam. Đến năm 1918, Đài thờ Mỹ Sơn E1 được mang về đặt tại bảo tàng Điêu khắc Chăm.

Đài thờ Mỹ Sơn E1 mang những hình ảnh là biểu tượng của Champa với cảnh sinh hoạt, động vật, tu sĩ, hoa sen, dương xỉ…

Khu vực xung quanh mặt ngoài và phần cấp, các khối đá trên đài đều được chạm khắc các đường gờ chỉ, viền. Những nét chạm nối hình người, thú vật, cây cỏ tại các ô lõm, được nhiều nhà nghiên cứu bảo vật và di sản văn hóa phỏng đoán là cảnh tượng sinh hoạt tôn giáo thời xưa và ẩn dật của các tu sĩ.

Đài thờ Mỹ Sơn E1 có bố cục gồm: mặt trước là một bậc cấp nhỏ, thành của bậc cấp là một bức chạm khắc họa cảnh ba người trong điệu múa khăn. Người ở vị trí trung tâm trong tư thế uốn mình, hai chân xoãi ra, gần chạm đất, hai tay dang rộng nâng một dải lụa. Ở hai bên là hình ảnh của vũ công,… tất cả đều toát lên một vẻ đẹp tôn kính, nghiêm trang nghiêm trang trong nghi thức dâng cúng thần linh.

Hai bên bậc cấp mô phỏng các vòm cuốn trên những cửa tháp, với 2 phiến đá chạm khắc 2 vòm cuốn.

Cảnh một đạo sĩ ngồi suy tư cùng một quyển kinh ở vị trí bên hông phải của bậc cấp, với chú két đang ló đầu từ một lùm cây ở phía bên trái, một chú sóc đang chạy xuống từ thân cây to... Các ô khác của đài thờ Mỹ Sơn E1 khắc họa hình ảnh một tu sĩ nằm tĩnh tâm, lần tràng hạt. Cùng với đó là cảnh người vui đùa, nhảy múa theo nhạc trống và âm thanh của sáo hay cảnh tu sĩ đang ngồi giảng đạo, cảnh đạo sĩ đang luyện công và chữa bệnh.

>>> Xem thêm: 

Tượng Bồ-tát Tara trên 1.300 năm tuổi

Tượng Phật Đồng Dương

 

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ