Ban đầu, ý định của việc tặng lì xì đầu năm mới là để xua đuổi, trấn áp tà ma. Bởi vì, người ta cho rằng trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi âm khí của các vong hồn dịp Tết được mời về ăn Tết cùng con cháu. Vì vậy, đầu năm mới người ta tặng lì xì để giúp con cháu vui Tết, mạnh khỏe, an lành, gặp nhiều may mắn trong năm. Cùng tìm hiểu về phong tục tặng lì xì đầu năm mới, nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục tặng lì xì đầu năm mới với Phong thủy Tam Nguyên qua bài viết dưới đây:
Trong các buổi chúc Tết mừng xuân, người lớn tuổi nên cho tiền mừng tuổi vào phong bao lì xì đỏ đã được chuẩn bị trước rồi phát cho trẻ nhỏ, tặng cho người già, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Theo câu chuyện truyền thuyết, lì xì như một “lá bùa may mắn” có thể trấn áp, xua đuổi tà ma, khai trừ uế khí. Phong tục tặng lì xì đầu năm mới với mục đích nguyện cầu mọi người có thể trải qua một năm bình yên, hạnh phúc.
Tiền mừng tuổi được người lớn tuổi phân phát cho trẻ nhỏ trong khoảnh khắc giao thời hoặc trong ba ngày đầu năm mới. Ngoài ra, tiền lì xì còn được kính tặng cho tiền bối với hàm ý “chúc lão nhân gia khỏe mạnh, trường thọ!”.
Trong dân gian, có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi. Thời xa xưa, có một con yêu tinh xuất hiện vào đêm Giao thừa, tên là “Tiểu”, dùng tay sờ vào đầu đứa bé đang ngủ. Đứa trẻ giật mình, gào thét trong sợ hãi, sau đó sốt, đau đầu và trở thành một chàng ngốc. Vì vậy, mọi gia đình thường ngồi ăn tối và thức suốt trong đêm với ngọn đèn đã thắp sáng. Ngày này được gọi là “Khai quang”.
Một đôi vợ chồng già nọ có một người con. Họ dành hết tình yêu thương cho đứa trẻ này. Vào đêm 30 Tết, họ lo con yêu tinh “Tiểu” sẽ xuất hiện làm hại các cháu nhỏ. Vì thế, họ đã lấy tám đồng tiền xu để chơi với các cháu. Khi đứa trẻ đã thấm mệt và chìm vào giấc ngủ, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói tám đồng tiền lại rồi đặt dưới gối của con. Đôi vợ chồng chẳng dám đi ngủ. Khoảng nửa đêm, một trận cuồng phong ập đến, thổi tung cánh cửa, đèn bị tắt. Khi “Tiểu” đưa tay sờ vào đầu đứa bé, trên gối xuất hiện tia sáng lóe lên. Cùng với đó là những tiếng leng keng inh ỏi. “Tiểu yêu” vội chạy mất. Ngày hôm sau, cặp vợ chồng kể lại câu chuyện về tám đồng xu được gói trong giấy đỏ nhằm xua đuổi ma quỷ cho mọi người. Từ đó, người dân làm theo để mong cho con cái khỏe mạnh, an lành.
Hóa ra, có ba vị thần tiên đã hóa thân vào trong số tám đồng xu. Sau khi dự tiệc trở về từ Thiên cung, họ đi qua nhà cặp vợ chồng nghèo, thấy tiểu yêu đang rình rập trước cửa để trêu ghẹo đứa trẻ, họ đã xua đuổi “Tiểu” đi. Phong tục tặng lì xì đầu năm mới và thức đêm canh đón giao thừa ra đời từ đó.
Theo kiến thức về phong tục tặng lì xì đầu năm mới, thời nhà Minh và nhà Thanh, “tiền được tạo thành hình con rồng, được xâu chuỗi lại với nhau bằng sợi dây màu, gọi là tiền năm mới. Những món quà mà người lớn dành tặng trẻ nhỏ cũng được gọi là tiền lì xì”. Do vậy, tại một số nơi, hành động cho trẻ em tiền lì xì có tên gọi là “Xuyến Tiễn”. Thời nay, khi xã hội hiện đại phát triển. tiền giấy đã thịnh hành, tiền lì xì là những tờ tiền giấy bọc trong phong bao đỏ, được dành tặng cho trẻ nhỏ với hàm ý mong chúng khỏe mạnh, mừng thêm một tuổi thêm phần cứng cáp; dành tặng cho thế hệ trưởng thành gọi là phát vốn, có ý nghĩa góp vốn may mắn, giúp công việc làm ăn thịnh vượng, phát đạt. Đầu năm, người Việt có thói quen tới ngân hàng để đổi những tờ tiền mới rồi đem lì xì.
Người ta cho rằng, khi phát tiền cho con cái hay trẻ nhỏ, nếu bị ma tà làm phiền, những đứa trẻ có thể dùng tiền để mua chuộc, hóa giải điềm xấu.
Tần Thủy Hoàng – vị vua thứ 36 thời nhà Tần đã cho đúc dồng tiền “khổng phương huynh”. Đó là một lại tiền vuông có lỗ ở chính giữa và khởi đầu cho các loại tiền hai nghìn năm sau này.
Đồng tiền xu có hình vuông – tượng trưng cho đất và lỗ ở giữa hình tròn – tượng trưng cho trời. Điều này thể hiện sự hài hòa, vẹn tròn của Đất – Trời. Vì vậy, “tiền” mang sức mạnh “ma thuật”, tránh tà, diệt quỷ theo quan niệm của người xưa. Và ngày nay, phong tục tặng lì xì đầu năm mới diễn ra như thế.
Có một sự tích khác bắt nguồn từ cổ xưa. Người ta kể lại, thời cổ đại, xuất hiện một con quỷ dữ tên là “Niên”. Đêm cuối cùng của năm, sau 365 ngày, nó sẽ hiện ra để hãm hại người, phá hoại mùa màng và quấy nhiễu cuộc sống của người dân. Trẻ em kinh sợ, người lớn đốt pháo để xua đuổi “niên” và lấy thức ăn để dỗ dành trẻ nhỏ. Theo thời gian, hình thành việc phát tiền thay vì thực phẩm vào ngày đầu năm mới cho trẻ nhỏ.
Vào các buổi chúc Tết mừng xuân, người lớn nên chuẩn bị sẵn tiền mừng tuổi để dành tặng trẻ nhỏ, bởi người ta cho rằng, tiền lì xì ngày đầu năm có thể xua đuổi uế khí, trấn áp tà ma. Trẻ nhỏ có thể chi tiêu bằng tiền lì xì một cách an toàn. Tiền mừng tuổi đầu năm có hai loại. Một loại được làm bằng dây thừng màu, kết thành hình rồng, đặt dưới chân giường. Loại tiền lì xì còn lại phổ biến hơn, đó là tiền giấy, được người lớn đặt trong phong bao mừng tuổi, thường là màu đỏ - biểu tượng của sự may mắn, tài lộc.
Phong tục tặng lì xì đầu năm mới được tiến hành sau lời chúc tụng hoặc có thể được đặt dưới gối của trẻ khi đã ngủ dậy sau đêm Giao thừa.
Phong tục tặng lì xì đầu năm mới là một nét văn hóa dân gian chứa đựng giá trị nhân văn tốt đẹp. Tuy nhiên, cần phải biết “cách cho” sao cho hợp tình, hợp lý, bởi cái chính là tăng cường tình thân. Cha mẹ cần khuyên răn, giáo dục con cái có cái nhìn nhận đúng đắn về tiền mừng tuổi ngày Tết, để chúng hiểu được những mục đích, ý nghĩa chứa đựng trong phong tục lì xì đầu năm mới, đừng để tục lệ đậm nét văn hóa mất đi giá trị ngày đầu năm.
>>> Xem thêm:
Phong tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” trong văn hóa người Việt
Tục xông đất đầu năm - Những điều cần biết để cả năm may mắn
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị trước phong bao màu đỏ bởi màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Đó cũng là màu sắc chủ đạo trong ngày Tết, từ những đồ vật trang trí, đồ ăn hay trang phục…Và trong thực tế, ý nghĩa của phong tục tặng bao lì xì đầu năm mới là chiếc phong bao đỏ chứ không phải giá trị số tiền bên trong. Bên cạnh đó, bạn có thể tới ngân hàng đổi một ít tờ tiền mới. Cần tính số lượng phong bao lì xì và đổi ra bao nhiêu tiền đẹp.
Thứ hai, tùy theo phong tục của mỗi địa phương, cần dựa theo để lì xì đầu năm sao cho phù hợp. Bởi không phải nơi nào cũng thống nhất giống nhau.
Thứ ba, khi đến chơi nhà người thân đầu năm, nếu dẫn theo trẻ nhỏ, chúng ta cần xem mọi người lì xì như thế nào, cho thống nhất.
Thứ tư, Nên để số tiền chẵn trong bao lì xì
Số chẵn theo quan niệm của phương Đông mang nghĩa may mắn. Vì thế, theo phong tục tặng lì xì đầu năm mới, bạn nên đặt tiền chẵn vào phong bao thay vì tiền lẻ. Có thể là số 2, 6, 8, nên tránh số 4. Bởi vì, theo quan niệm của người Á Đông, số 4 trong âm Hán có nghĩa là “tứ”, gần giống với chữ “tử” – một điều kiêng kị cần tránh trong ngày đầu năm.
Thứ năm, không tặng phong bao lì xì cũ
Theo phong tục tặng bao lì xì đầu năm mới, người ta tránh tặng những đồ vật cũ, chẳng những nó không may mắn mà còn tạo cảm giác không được tôn trọng cho người nhận.
Cuối cùng, tại nơi đông người, không nên mở phong bao lì xì ngay trước mặt người trao
Phong tục tặng bao lì xì đầu năm mới mang ý nghĩa nguyện cầu may mắn, bình an hơn là giá trị tiền bạc đơn thuần. Việc kiểm tra số tiền ngay khi vừa nhận lì xì là việc làm bất lịch sự và không tôn trọng người trao.
Bài viết trên là chia sẻ từ Phong thủy Tam Nguyên tới quý bạn đọc về phong tục tặng lì xì đầu năm mới. Hi vọng những kiến thức đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những giá trị của tục lệ mừng tuổi đầu xuân. Để qua đây, chúng ta thêm trân trọng, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa ấy, đặc biệt khi đất nước có những chuyển biến, tinh hoa dân tộc càng cần được trân quý, bảo tồn.
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ: