Tư vấn dịch vụ
& vật phẩm

1900.2292
Trang chủ / Văn Hóa / Tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” của người Việt

Tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” của người Việt

(0)
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” – Chắc hẳn câu thành ngữ này đã quá quen thuộc với chúng ta – những người con của đất Việt. Nhưng bạn đã bao giờ biết rõ về ý nghĩa của thành ngữ “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi chưa”?. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hay tới bạn:
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Tại Việt Nam, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, có nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp được người dân gìn giữ từ bao đời nay. “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” chính là một trong những nét văn hóa đặc trưng đó.

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa của "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" như thế nào?

“Đầu năm mua muối”

Với mong muốn cầu bình an, đem tài lộc về cho gia đình, vào ngày đầu tiên của năm mới, sau thời khắc Giao thừa, nhiều người có thói quen mua một gói muối để rước may mắn, tài lộc và sự ấm no cho cả năm. Theo thời gian, tục mua muối đầu năm cũng có những biến đổi. Muối được đong vào các túi nhỏ có màu đỏ - màu của vận may. Kèm theo đó là một bao diêm hoặc cái bật lửa – tượng trưng cho sự đầm ấm, hòa hợp. Đó là phong tục đầu năm của Việt Nam ta.

Mua muối đầu năm vào ngày mồng Một Tết là văn hóa có từ lâu đời
Mua muối đầu năm vào ngày mồng Một Tết là văn hóa có từ lâu đời

“Đầu năm mua muối” thường được diễn ra tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều người đi bán muối rong qua khắp nẻo đường làng, ngõ phố, hoặc gánh theo thúng muối bán ngay trước cổng đền, chùa.

Theo quan niệm, người ta gọi muối bán trong ngày đầu năm là “muối lộc”. Muối là thứ mặn, xua tà khí, loại bỏ xú uế. Mua muối đầu năm cũng có mang ý nghĩa trong văn hóa tình cảm. Nó thể hiện sự mặn mà, hài hòa trong các mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái.

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân vùng đồng bằng phía Bắc, muối có một vị trí rất quan trọng, chỉ đứng sau gạo. Bát muối khi mua sẽ được đong đầy đến tận ngọn chứ không gại ngang miệng bát. 

“Cuối năm mua vôi”

Theo phong tục “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, những ngày đầu năm, người ta mong muốn đón những điều may. Còn những ngày cuối năm, người ta mua vôi để trang hoàng lại nhà cửa, tường với mong muốn loại bỏ những điều xui rủi, những điều đã cũ, để đón chào những điều mới và tươi sáng hơn. Ngoài ra vôi được dùng để rải bốn góc nhà nhằm xua đuổi ma tà. Người ta thường tránh mua vôi đầu năm. Bởi người xưa quan niệm, màu trắng của vôi là biểu tượng của sự bạc tình, bạc nghĩa như câu thành ngữ “bạc như vôi”. Do đó, người ta kiêng không mua vôi đầu năm.

"Cuối năm mua vôi" có nhiều cách giải nghĩa

Bên cạnh đó, cuối năm mua vôi để tiếp vôi cho “ông bình vôi” – Đây là cách giải thích khác cho tục lệ “cuối năm mua vôi”

Bình vôi vốn là một vật dụng để đựng vôi trong tục lệ ăn trầu của người Việt từ thời xưa. Chúng được làm bằng gốm, sứ hoặc kim loại và không thể vắng mặt trong các buổi tế lễ cũng như lễ nghi gắn liền với tục lệ ăn trầu.

Trong xã hội cổ truyền Việt Nam, bình vôi đóng vai trò như một vị thần cai quản mọi hoạt động trong gia đình. Vì thế, được gọi là “Ông bình vôi” hay “ông vôi”, giống như “Ông Táo” trong căn bếp. "Ông bình vôi" là vật thiêng trong nhà người Việt thời xưa, do đó, cần phải cho ông ăn no đủ.

Tuy nhiên, theo ông Vương Duy Bảo - Cục phó Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL): Cách hiểu trên là chưa đủ. Người dân Việt Nam ta vốn tính cần cù, lam lũ, chịu thương, chịu khó và rất tiết kiệm, chắt chiu. “Mua muối đầu năm” còn có ý nghĩa như là lời khuyên răn của cha ông ta, nhắc nhờ con cháu “ăn dè, ăn nhịn”, tiết kiệm tiền bạc để “cuối năm mua vôi” tu sửa, xây dựng nhà cửa.  Câu nói có ý nghĩa như vậy bởi vì đối với người đồng bằng Bắc Bộ, “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là ba việc quan trọng nhất trong đời. Đó là tục lệ “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” mà Phong thủy Tam nguyên muốn chia sẻ.

Dù theo nghĩa nào đi nữa, “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vẫn là phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam ta, thể hiện ước muốn, khát vọng của dân tộc về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

>>> Xem thêm:

Tục xông đất đầu năm - Những điều cần biết để cả năm may mắn

Những biểu hiện của triết lý âm dương qua món ngon Việt Nam

Trên đây là những chia sẻ của Phong Thủy Tam Nguyên về phong tục “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” của người dân đất Việt. Tìm hiều những phong tục truyền thống tốt đẹp, bạn sẽ càng hiểu thêm về những giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta từ ngàn đời xưa truyền lại. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích khác về văn hóa Việt Nam tại phongthuytamnguyen.com bạn nhé!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ