Nghệ thuật ẩm thực với các món ngon Việt Nam không chỉ thể hiện tính cách con người Việt mà còn mang trong đó những ý sâu sắc. Trong đó triết lý âm dương, ngũ hành không chỉ được áp dụng vào việc đặt tên, xem ngày, xem hướng mà còn được áp dụng vào ẩm thực. Người Việt Nam rất coi trọng triết lý về âm dương, cũng chính bởi vậy các món ngon Việt Nam mang trong nó sự hài hòa về phong thủy. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các yếu tố về âm dương qua món ngon Việt Nam.
Việc ăn uống trước hết là phục vụ cho nhu cầu căn bản nhất của của người để duy trì sự sống. Tuy nhiên mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa lại có những phong cách ăn uống khác nhau. Trong đó, phong cách ăn uống của người Việt đã trở thành một môn nghệ thuật. Nổi bật trong đó chính là sự tinh tế và cẩn trọng với các món ngon Việt Nam có yếu tố âm dương làm nền tảng.
>>> Xem thêm bài viết:
Nét tinh túy ẩm thực 3 miền của Việt Nam
Bánh Chưng Bánh Dày - Hình Ảnh Đẹp Trong Văn Hóa Tinh Thần Của Người Việt
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam triết lý âm dương được thể hiện ở 3 mặt quan hệ hết có mối liên quan hết sức mật thiết với nhau. Đó là: bảo đảm sự hài hòa âm dương của thức ăn; sự cân bằng âm dương trong cơ thể và đặc biệt bảo đảm sự cân bằng mối quan hệ âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
Trước hết các món ngon Việt Nam luôn bảo đảm sự hài hòa âm dương của thức ăn. Để chế biến nên các món ăn có sự cân bằng yếu tố âm dương, người Việt sẽ phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành. Trong đó bao gồm: món ăn tính Hàn (lạnh, âm nhiều, đặc trưng cho hành thủy); món ăn tính Nhiệt (nóng, dương nhiều, đặc trưng cho hành hỏa), món ăn tính Ôn (ấm, dương ít, đặc trưng cho hành mộc), Lương (mát, âm ít, đặc trưng cho hành kim), Bình (trung tính, đặc trưng cho hành thổ).
Khi chế biến các món ngon Việt Nam, người chế biến ứng dụng luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại nguyên liệu và gia vị với nhau. Từ đó tạo thành các món ăn vừa đảm bảo khẩu vị vừa có sự cân bằng âm – dương.
Chế biến món ăn theo triết lý âm dương thì thức ăn mới mang lại những lợi ích về sức khỏe và cũng ngon miệng. Ví dụ: trứng lộn mang tính hàn sẽ kết hợp với rau răm và gừng mang tính nhiệt, khi thưởng thức thì giúp ngon miệng, bớt vị tanh và khi vào cơ thể thì dễ tiêu hóa. Hay các loại ốc cũng được ăn với gia vị làm nước chấm nhiều tỏi ớt để tránh lạnh bụng và tăng hương vị cho món ăn.
Các món ngon Việt Nam không chỉ đảm bảo yếu tố âm dương trong việc lựa chọn nguyên liệu mà còn đảm bảo sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Các món ngon Việt Nam vì vậy cũng được sử dụng như các bài thuốc để chữa bệnh. Khi cơ thể có bệnh, thức ăn đóng vai trò quân bình lại âm dương trong cơ thể. Nhờ đó giúp cơ thể được phục hồi từ bên trong.
Ví dụ bạn gặp các triệu chứng đau bụng, có thể sử dụng các phương pháp như uống nước gừng nóng, hay nếu bị cảm có thể dùng cháo nóng, nếu cơ thể suy nhược cần bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng.
Cơ thể chúng có thể thường xuyên trong tình trạng mất cân bằng âm dương, thực chất đó là sự thừa hoặc thiếu chất trong ăn uống hằng ngày. Cơ thể chúng ta có thể thừa các chất đường, đạm hay mỡ; hoặc các độc tố như các chất bảo quản hay thực phẩm kém chất lượng và các gốc tự do... Cùng với đó là thiếu các chất khoáng như canxi, sắt, đồng hay magie, kẽm… hoặc chất xơ, các vitamin... và nhiều các nguyên tố vi lượng khác.
Việc đảm bảo được cân bằng âm dương sẽ giúp cơ thể được tiếp nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng. Từ đó tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Triết lý âm dương trong các món ngon Việt Nam thực sự rất quan trọng với sức khỏe con người.
Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu chính và gia vị, cách chế biến món ăn luôn lấy nguyên lý cơ bản là “âm - dương phối triển và ngũ hành tương sinh”, tất cả đã tạo nên món ngon Việt Nam. Tuy nhiên, xét theo triết lý phong thủy, món ngon Việt Nam còn thể hiện sự hài hòa giữa con người với môi trường.
Người Việt Nam ở mỗi vùng miền đều có tập quán ăn uống theo từng vùng khí hậu và chọn thức ăn theo mùa. Chẳng hạn, vào mùa hè nóng (nhiệt – biểu hiện của hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn tính hàn, tính lương (mát), có nước (âm – đại diện hành Thủy), hay có vị chua (âm) thì vừa món ăn vừa dễ ăn, lại vừa dễ tiêu hóa và giải nhiệt. Vào mùa đông lạnh (tính hàn – âm) thì nên ăn các loại thực phẩm khô, có nhiều mỡ (dương), như các món chế biến xào, rán, kho…
Trong cách thưởng thức, món ngon Việt Nam phải được thưởng thức bằng cả năm giác quan. Thính giác hay mũi ngửi mùi hương từ thức ăn; thị giác chính là mắt nhìn màu sắc, cách bày trí hay sự hài hòa của thức ăn được bày biện; vị giác là lưỡi sẽ nếm vị ngon của thức ăn; thính giác là tai nghe tiếng kêu giòn tan hay tiếng húp ấm nóng của thức ăn; xúc giác là tay cầm thức ăn trực tiếp hay dùng đũa tùy món.
Người Việt Nam cũng có quan niệm: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Nghĩa là ăn uống phải là phải có ý tứ, mực thước là biểu hiện của cân bằng âm dương trong khi ăn. Người ăn uống lịch sự sẽ không ăn quá nhanh hay quá chậm, quá ít hay quá nhiều. Đó cũng chính là sự hài hòa trong nét ẩm thực dân tộc.
Qua những phân tích cơ bản trên, ta có thể thấy, các món ngon Việt Nam là sự hòa quyện của sự cân bằng âm dương trong phong thủy. Hầu như các món đồ ăn thức uống của người Việt dù ở bất cứ đâu hay vùng miền nào cũng đều mang trong nó triết lý này. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, các loại đồ ăn thức uống phong phú, đa dạng, vấn đề ăn uống và sức khỏe được quan tâm nhiều hơn. Do đó mà quan niệm triết lý âm dương trong ẩm thực ngày càng được coi trọng.
Hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Nếu cần được trợ giúp các thông tin về phong thủy, bạn có thể liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ:
Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM